Năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ tập trung nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), nông thôn theo hướng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với những nhiệm vụ cụ thể trong Đề án Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Mô hình trồng bưởi xã Nghĩa Lộ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, - một trong những địa phương luôn dẫn đầu thị xã Nghĩa Lộ về phong trào trồng cây màu vụ đông. Gia đình bà Đồng Thị Định năm nay trồng hơn 500 m2 đỗ cô ve. Bà chủ động làm đất, giống, phân nên sau hơn 1 tháng đã có đỗ bán.
Bà Định cho biết: "Trước đây, tôi trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Được sự tuyên truyền, vận động và giúp đỡ của ngành nông nghiệp, gia đình tôi chuyển sang trồng đỗ cô ve. Đỗ năm nay được mùa, được giá, so với trồng ngô thì cao hơn gấp 5 lần”.
Cũng như gia đình bà Định, bà Lê Thị Nết ở thôn Năm Hăn Thượng, xã Phù Nham đã chuyển trên 2.700 m2 lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Sau khi trừ các chi phí đầu vào kể cả công làm đất, chăm sóc, thu hoạch, gia đình thu về 50 triệu đồng, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Được biết, các loại cây có giá trị cao như: bắp cải, su hào, đỗ cô ve và đặc biệt là trồng dưa hấu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa.
Ông Lưu Minh Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Nham cho biết: sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của xã; trong đó, lao động nữ chiếm trên 80% và là lực lượng luôn chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây vụ đông, triển khai các mô hình phát triển kinh tế mới hiệu quả. Phù Nham hiện đã và đang từng bước xây dựng vùng trồng dưa hấu ở khu vực phía Tây của tỉnh.
Từ những mô hình trồng cây vụ đông của các xã: Phù Nham, Thanh Lương, Thạch Lương..., thị xã Nghĩa Lộ đang xây dựng kế hoạch trở thành vựa rau của các huyện, thị phía Tây với những loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trái vụ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Cụ thể, thị xã đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất vụ đông có thu nhập cao như: trồng bắp cải, su hào, súp lơ, ớt xanh…
Cuối năm 2022, UBND tỉnh ra quyết định cho phép Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Nghĩa Lộ đăng ký, quản lý và sử dụng tên địa danh "Nghĩa Lộ” để tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ”; "Bưởi Nghĩa Lộ” và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng gắn với sản phẩm. Theo đó, HTX Nông nghiệp Nghĩa Lộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng và phát triển Nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ” và "Bưởi Nghĩa Lộ” theo đúng quy định.
Bà Vũ Thị Thanh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ cho biết: việc UBND tỉnh cho phép HTX Nông nghiệp Nghĩa Lộ đăng ký, quản lý và sử dụng tên địa danh "Nghĩa Lộ” để tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ” giúp cho sản phẩm thanh long ruột đỏ và bưởi của xã Nghĩa Lộ rõ nguồn gốc, thu hoạch, bảo quản theo quy trình đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
người nông dân yên tâm mở rộng diện tích, chủ động đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đây là cơ hội lớn để xã Nghĩa Lộ giới thiệu, quảng bá, liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ quyết tâm xây dựng các mô hình kinh tế có giá trị cao gắn với mời gọi, liên kết doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp quy mô vừa và lớn theo hướng bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã theo kế hoạch, đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 đạt 488 tỷ đồng.
1346 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ tập trung nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), nông thôn theo hướng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với những nhiệm vụ cụ thể trong Đề án Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.Thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, - một trong những địa phương luôn dẫn đầu thị xã Nghĩa Lộ về phong trào trồng cây màu vụ đông. Gia đình bà Đồng Thị Định năm nay trồng hơn 500 m2 đỗ cô ve. Bà chủ động làm đất, giống, phân nên sau hơn 1 tháng đã có đỗ bán.
Bà Định cho biết: "Trước đây, tôi trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Được sự tuyên truyền, vận động và giúp đỡ của ngành nông nghiệp, gia đình tôi chuyển sang trồng đỗ cô ve. Đỗ năm nay được mùa, được giá, so với trồng ngô thì cao hơn gấp 5 lần”.
Cũng như gia đình bà Định, bà Lê Thị Nết ở thôn Năm Hăn Thượng, xã Phù Nham đã chuyển trên 2.700 m2 lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Sau khi trừ các chi phí đầu vào kể cả công làm đất, chăm sóc, thu hoạch, gia đình thu về 50 triệu đồng, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Được biết, các loại cây có giá trị cao như: bắp cải, su hào, đỗ cô ve và đặc biệt là trồng dưa hấu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa.
Ông Lưu Minh Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Nham cho biết: sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của xã; trong đó, lao động nữ chiếm trên 80% và là lực lượng luôn chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây vụ đông, triển khai các mô hình phát triển kinh tế mới hiệu quả. Phù Nham hiện đã và đang từng bước xây dựng vùng trồng dưa hấu ở khu vực phía Tây của tỉnh.
Từ những mô hình trồng cây vụ đông của các xã: Phù Nham, Thanh Lương, Thạch Lương..., thị xã Nghĩa Lộ đang xây dựng kế hoạch trở thành vựa rau của các huyện, thị phía Tây với những loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trái vụ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Cụ thể, thị xã đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất vụ đông có thu nhập cao như: trồng bắp cải, su hào, súp lơ, ớt xanh…
Cuối năm 2022, UBND tỉnh ra quyết định cho phép Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Nghĩa Lộ đăng ký, quản lý và sử dụng tên địa danh "Nghĩa Lộ” để tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ”; "Bưởi Nghĩa Lộ” và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng gắn với sản phẩm. Theo đó, HTX Nông nghiệp Nghĩa Lộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng và phát triển Nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ” và "Bưởi Nghĩa Lộ” theo đúng quy định.
Bà Vũ Thị Thanh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ cho biết: việc UBND tỉnh cho phép HTX Nông nghiệp Nghĩa Lộ đăng ký, quản lý và sử dụng tên địa danh "Nghĩa Lộ” để tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể "Thanh Long ruột đỏ Nghĩa Lộ” giúp cho sản phẩm thanh long ruột đỏ và bưởi của xã Nghĩa Lộ rõ nguồn gốc, thu hoạch, bảo quản theo quy trình đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
người nông dân yên tâm mở rộng diện tích, chủ động đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đây là cơ hội lớn để xã Nghĩa Lộ giới thiệu, quảng bá, liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ quyết tâm xây dựng các mô hình kinh tế có giá trị cao gắn với mời gọi, liên kết doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp quy mô vừa và lớn theo hướng bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã theo kế hoạch, đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 đạt 488 tỷ đồng.