CTTĐT - Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm: Kinh doanh hành nhập lậu; hàng cấm; hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa; vi phạm về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá... Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đã góp phần ổn định thị trường.
.
Bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, ngay từ những ngày đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thị trường ổn định, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Qua đó, trong 5 tháng qua, lực lượng QLTT trên địa bàn toàn tỉnh đã kiểm tra 226 vụ, phát hiện 112 vụ vi phạm. Trong đó, 04 vụ hàng cấm; 24 vụ hàng lậu; 12 vụ không rõ nguồn gốc xuất xứ; 48 vụ lĩnh vực giá; 04 vụ hàng giả, kém chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ; 19 vụ về an toàn thực phẩm… Lực lượng Quản lý thị trường đã tịch thu nhiều hàng hóa vi phạm như: 200.700 kg đá cảnh Suối Giàng, gần 15.000 kg quặng thiếc, 3.000 đôi giày dép các loại, trên 800 chiếc túi sách giả da, trên 500 chiếc quần áo các loại, 14.400 chiếc vỏ hộp đựng kính đeo mắt do Trung quốc sản xuất… Ngoài ra còn nhiều hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy như: bánh kẹo, gà cay các loại, rượu, thuốc lá điện tử, sản phẩm gia cầm, gia cầm thương phẩm, bếp từ giả mạo nhãn hiệu Philips… Tổng số tiền vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu nộp ngân sách Nhà nước là trên 1,3 tỷ đồng; trị giá hàng buộc tiêu hủy là trên 1,78 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm xuất xứ và gian lận thương mại điện tử; trong đó, tập trung vào các mặt hàng quan trọng như phân bón, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, các sản phẩm thuốc lá, vật liệu xây dựng, thời trang.
Đồng thời, tiếp tục tập trung cho công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng xăng dầu theo chỉ đạo của cấp trên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
1621 lượt xem
CTV: Ngọc Lan (Cục QLTT Yên Bái)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm: Kinh doanh hành nhập lậu; hàng cấm; hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa; vi phạm về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá... Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đã góp phần ổn định thị trường.Bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, ngay từ những ngày đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thị trường ổn định, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Qua đó, trong 5 tháng qua, lực lượng QLTT trên địa bàn toàn tỉnh đã kiểm tra 226 vụ, phát hiện 112 vụ vi phạm. Trong đó, 04 vụ hàng cấm; 24 vụ hàng lậu; 12 vụ không rõ nguồn gốc xuất xứ; 48 vụ lĩnh vực giá; 04 vụ hàng giả, kém chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ; 19 vụ về an toàn thực phẩm… Lực lượng Quản lý thị trường đã tịch thu nhiều hàng hóa vi phạm như: 200.700 kg đá cảnh Suối Giàng, gần 15.000 kg quặng thiếc, 3.000 đôi giày dép các loại, trên 800 chiếc túi sách giả da, trên 500 chiếc quần áo các loại, 14.400 chiếc vỏ hộp đựng kính đeo mắt do Trung quốc sản xuất… Ngoài ra còn nhiều hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy như: bánh kẹo, gà cay các loại, rượu, thuốc lá điện tử, sản phẩm gia cầm, gia cầm thương phẩm, bếp từ giả mạo nhãn hiệu Philips… Tổng số tiền vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu nộp ngân sách Nhà nước là trên 1,3 tỷ đồng; trị giá hàng buộc tiêu hủy là trên 1,78 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm xuất xứ và gian lận thương mại điện tử; trong đó, tập trung vào các mặt hàng quan trọng như phân bón, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, các sản phẩm thuốc lá, vật liệu xây dựng, thời trang.
Đồng thời, tiếp tục tập trung cho công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng xăng dầu theo chỉ đạo của cấp trên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.