CTTĐT - Hiện nay, huyện Trấn Yên có 7 sản phẩm chủ lực đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Măng tre Bát Độ Yên Bái; Mật ong Trấn Yên, Gà đồi Trấn Yên, Miến đao Quy Mông. Có 32 sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc, dự kiến đến hết năm 2023 có 43 sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc.
Các sản phẩm ocop của huyện Trấn Yên
Huyện Trấn Yên đã xây dựng được 17 vùng, cơ sở sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế với diện tích trên 3.340 ha cây trồng và 275.000 con gia cầm (6 chứng nhận VietGAP, 3 chứng nhận hữu cơ trong nước; 01 chứng nhận hữu cơ OGANIC và 5 chứng nhận VIETGAP).
Huyện đã khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, quy hoạch cụ thể chi tiết vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng chè, quế,… Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương lựa chọn giống cây, con có giá trị, rõ rang về nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh vào sản xuất để chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả; mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân với phương châm cầm tay chỉ việc.
Trong những năm tới, cùng với việc chuyển đổi những diện tích đất vườn tạp, đất đồi kém hiệu quả sang trồng, sản xuất các sản phẩm nông sản, đặc sản theo tiêu chuẩn VIETGAP với quy mô lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng tại các địa phương trong vùng quy hoạch, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tập trung nâng tầm sản phẩm nông sản: Xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm, tham gia các Hội chợ trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương, tăng cường giới thiệu quảng bá thương hiệu chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Trấn Yên trên thị trường./.
1975 lượt xem
CTV: Lộc Chầm - Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, huyện Trấn Yên có 7 sản phẩm chủ lực đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Măng tre Bát Độ Yên Bái; Mật ong Trấn Yên, Gà đồi Trấn Yên, Miến đao Quy Mông. Có 32 sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc, dự kiến đến hết năm 2023 có 43 sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc. Huyện Trấn Yên đã xây dựng được 17 vùng, cơ sở sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế với diện tích trên 3.340 ha cây trồng và 275.000 con gia cầm (6 chứng nhận VietGAP, 3 chứng nhận hữu cơ trong nước; 01 chứng nhận hữu cơ OGANIC và 5 chứng nhận VIETGAP).
Huyện đã khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, quy hoạch cụ thể chi tiết vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng chè, quế,… Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương lựa chọn giống cây, con có giá trị, rõ rang về nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh vào sản xuất để chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả; mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân với phương châm cầm tay chỉ việc.
Trong những năm tới, cùng với việc chuyển đổi những diện tích đất vườn tạp, đất đồi kém hiệu quả sang trồng, sản xuất các sản phẩm nông sản, đặc sản theo tiêu chuẩn VIETGAP với quy mô lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng tại các địa phương trong vùng quy hoạch, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tập trung nâng tầm sản phẩm nông sản: Xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm, tham gia các Hội chợ trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương, tăng cường giới thiệu quảng bá thương hiệu chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Trấn Yên trên thị trường./.