CTTĐT - Huyện Văn Yên có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 50%. Những năm qua, đồng bào DTTS huyệnVăn Yên đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng huyện Văn Yên ngày càng phát triển.
Người dân xã Châu Quế Thượng phát triển cây quế.
Với bản tính cần cù, không ngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất, đồng bào DTTS huyện Văn Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Hiện tại, toàn huyện Văn Yên có 9 hợp tác xã, doanh nghiệp do người DTTS làm chủ, điển hình như: HTX Nông nghiệp và Du lịch xã Nà Hẩu của anh Đặng Văn Chính, xã Nà Hẩu; Công ty TNHH An Hậu chuyên sơ chế, chế biển các sản phẩm quế, hồi, nghệcủa anh Đặng Văn Giới, thôn Khe Dẹt, xã Tân Hợp; Công ty TNHH sản xuất nông sản, sơ chế, chế biến các sản phẩm quế, hồi, thảo quả của anh Nông Văn Thành, thôn Cầu Vải, xã Mậu Đông…
Không chỉ gương mẫu làm kinh tế giỏi, nhiều cá nhân đồng bào DTTS còn tích cực tuyên truyền, vận động giúp đỡ bà con nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bằng hình thức hỗ trợ cây, con giống, ngày công lao động, cho vay vốn không lấy lãi. Điển hình như: ông Ngô Văn Mầng, thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng; ông Bàn Phúc Định, xã Xuân Tầm; ông Hoàng Văn On, xã Châu Quế Hạ; chị Hà Hồng Lĩnh, xã Xuân Ái; anh Bàn Văn Hoan, xã An Thịnh; anh Hoàng Văn Tâm, xã Yên Thái…Đời sống kinh tế - xã hội ngày càng nâng lên đã tạo điều kiện để đồng bào DTTS huyện Văn Yên tích cực tham gia đóng góp, xây dựng các phong trào, hoạt động ở địa phương phát triển về mọi mặt.
Năm 2022, huyện Văn Yên có 2 xã thuộc khu vực III (Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ) và 1 xã thuộc khu vực II (Xuân Tầm) là những địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã cán đích nông thôn mới, góp phần đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Văn Yên lên 18/24 xã. Cùng đó, để phấn đấu đạt mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2024, thực hiện Phong trào “Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông”, nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, song vẫn tham gia nhiệt tình, sẵn sàng đóng góp tiền, ngày công, vật liệu, hiến đất, hoa màu, phá bỏ vật kiến trúc để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, làm sân chơi thể thao, tiểu biểu như: ông Đặng Xuân Hiện, thôn Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp; bà Lương Thị Điệp (91 tuổi), thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh là gia đình hộ nghèohiến 30m2 đất và cổng, tường rào để làm đường, trị giá gần 50 triệu đồng…
Cùng với thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đồng bào DTTS huyện Văn Yên còn tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều cá nhân là đồng bào DTTS trong huyện vẫn rất tâm huyết với việc lưu giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa truyên thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ như: nghệ nhân Đặng Nho Vượng ở xã Đại Sơn là người giữ hồn văn hóa dân tộc Dao, đã dành nhiều thời gian để truyền dạy cho thế hệ trẻ thổi kèn, sáo, hát, múa những làn điệu của người Dao; nghệ nhân Đặng Thị Thanh ở xã Châu Quế Thượng tích cực sưu tầm văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Phù Lá, truyền dạy cho con cháu văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc thông qua dạy Khèn Ma Nhí, múa Xòe, mừng cơm mới, những làn điệu hát ru và đặc biệt là sáo Cúc Kẹ; chị Hà Thị Dung ở thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông đã tích cực, chủ động bảo tồn văn hóa, dàn dựng các điệu múa Xòe cổ của dân tộc Tày... Ngoài ra, đến nay, nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS Văn Yên vẫn được duy trì, tổ chức hàng năm ở các địa phương như: Lễ hội đền Đông Cuông, lễ hội Lồng Tồng, Tết rừng, Lễ hội ẩm thực... Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Để tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng kinh tế - xã hội địa phương phát triển, thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường đổi mới, tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tập trung giải quyết tốt chính sách lao động và chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS; quan tâm đầu tư phát triển y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.
1845 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Văn Yên có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 50%. Những năm qua, đồng bào DTTS huyệnVăn Yên đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng huyện Văn Yên ngày càng phát triển.Với bản tính cần cù, không ngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất, đồng bào DTTS huyện Văn Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Hiện tại, toàn huyện Văn Yên có 9 hợp tác xã, doanh nghiệp do người DTTS làm chủ, điển hình như: HTX Nông nghiệp và Du lịch xã Nà Hẩu của anh Đặng Văn Chính, xã Nà Hẩu; Công ty TNHH An Hậu chuyên sơ chế, chế biển các sản phẩm quế, hồi, nghệcủa anh Đặng Văn Giới, thôn Khe Dẹt, xã Tân Hợp; Công ty TNHH sản xuất nông sản, sơ chế, chế biến các sản phẩm quế, hồi, thảo quả của anh Nông Văn Thành, thôn Cầu Vải, xã Mậu Đông…
Không chỉ gương mẫu làm kinh tế giỏi, nhiều cá nhân đồng bào DTTS còn tích cực tuyên truyền, vận động giúp đỡ bà con nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bằng hình thức hỗ trợ cây, con giống, ngày công lao động, cho vay vốn không lấy lãi. Điển hình như: ông Ngô Văn Mầng, thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng; ông Bàn Phúc Định, xã Xuân Tầm; ông Hoàng Văn On, xã Châu Quế Hạ; chị Hà Hồng Lĩnh, xã Xuân Ái; anh Bàn Văn Hoan, xã An Thịnh; anh Hoàng Văn Tâm, xã Yên Thái…Đời sống kinh tế - xã hội ngày càng nâng lên đã tạo điều kiện để đồng bào DTTS huyện Văn Yên tích cực tham gia đóng góp, xây dựng các phong trào, hoạt động ở địa phương phát triển về mọi mặt.
Năm 2022, huyện Văn Yên có 2 xã thuộc khu vực III (Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ) và 1 xã thuộc khu vực II (Xuân Tầm) là những địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã cán đích nông thôn mới, góp phần đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Văn Yên lên 18/24 xã. Cùng đó, để phấn đấu đạt mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2024, thực hiện Phong trào “Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông”, nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, song vẫn tham gia nhiệt tình, sẵn sàng đóng góp tiền, ngày công, vật liệu, hiến đất, hoa màu, phá bỏ vật kiến trúc để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, làm sân chơi thể thao, tiểu biểu như: ông Đặng Xuân Hiện, thôn Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp; bà Lương Thị Điệp (91 tuổi), thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh là gia đình hộ nghèohiến 30m2 đất và cổng, tường rào để làm đường, trị giá gần 50 triệu đồng…
Cùng với thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đồng bào DTTS huyện Văn Yên còn tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều cá nhân là đồng bào DTTS trong huyện vẫn rất tâm huyết với việc lưu giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa truyên thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ như: nghệ nhân Đặng Nho Vượng ở xã Đại Sơn là người giữ hồn văn hóa dân tộc Dao, đã dành nhiều thời gian để truyền dạy cho thế hệ trẻ thổi kèn, sáo, hát, múa những làn điệu của người Dao; nghệ nhân Đặng Thị Thanh ở xã Châu Quế Thượng tích cực sưu tầm văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Phù Lá, truyền dạy cho con cháu văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc thông qua dạy Khèn Ma Nhí, múa Xòe, mừng cơm mới, những làn điệu hát ru và đặc biệt là sáo Cúc Kẹ; chị Hà Thị Dung ở thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông đã tích cực, chủ động bảo tồn văn hóa, dàn dựng các điệu múa Xòe cổ của dân tộc Tày... Ngoài ra, đến nay, nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS Văn Yên vẫn được duy trì, tổ chức hàng năm ở các địa phương như: Lễ hội đền Đông Cuông, lễ hội Lồng Tồng, Tết rừng, Lễ hội ẩm thực... Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Để tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng kinh tế - xã hội địa phương phát triển, thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường đổi mới, tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tập trung giải quyết tốt chính sách lao động và chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS; quan tâm đầu tư phát triển y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.