CTTĐT - Mới đầu mùa hè nhưng các địa phương của huyện Trấn Yên đã trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Trước sự ảnh hưởng của thời tiết, người chăn nuôi Trấn Yên đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.
Anh Nguyễn Văn Chung - thôn Quyết Thắng xã Y Can kiểm tra dịch bệnh trên đàn gia cầm của gia đình.
Với kinh nghiệm chăn nuôi lợn nhiều năm, gia đình anh Hà Huy Huần ở thôn Trung Nam, xã Hồng Ca đã chủ động thực hiện các biện pháp chống nắng nóng cho đàn lợn của gia đình (1 lợn nái và 6 lợn thịt). Theo anh Huần: Chăn nuôi lợn chủ yếu là chuồng mở nên gia đình chỉ sử dụng các biện pháp chống nóng cơ bản như phủ vật che nắng, phun nước lên mái, tắm cho đàn lợn 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể vật nuôi. Đặc tính sinh lý của đàn lợn là chịu nắng, nóng kém, do vậy khi thời tiết nắng nóng lợn sẽ phát sinh nhiều bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp. Vì vậy, tôi đã chủ động giảm một nửa đàn lợn của gia đình, đồng thời tăng cường chất dinh dưỡng qua đường thức ăn, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để phòng chống dịch bệnh.
Hiện nay xã Hồng Ca có tổng đàn vật nuôi là gần 42.000 con, trong đó đàn gia súc gần 4.000 con, toàn xã có 12 hộ chăn nuôi tập trung. Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, có ngày nhiệt độ lên tới gần 40 độ C. Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Xã đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng các biện pháp phòng, chống nắng, nóng, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa hè. Chuồng nuôi phải bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi. Phủ lá cọ, rơm, trồng cây dây leo… lên mái chuồng để chống nóng trực tiếp. Những ngày nắng, nóng nên phun nước lên mái chuồng, những hộ chăn nuôi tập trung bố trí đủ quạt điện để quạt mát. Chuẩn bị đầy đủ phên, lưới chống nóng, bạt để chủ động che chắn chống nắng và chống mưa tạt gió lùa vào chuồng nuôi”.
Là xã có nhiều mô hình chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn, với gần 50 trang trại, gia trại quy mô từ 2.000 con đến 20.000 con/lứa/mô hình, để bảo đảm cho gà sinh trưởng phát triển tốt trong mùa hè, xã Y Can đã tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo đúng quy mô, mật độ được cơ quan chức năng khuyến cáo. Anh Nguyễn Văn Chung ở thôn Quyết Thắng hiện đang nuôi 4.000 con gà/lứa. Trong những đợt nắng nóng kéo dài, anh đã chia gà ra 2 khu chuồng nuôi và hàng ngày thả gà ra các đồi cây quanh nhà. Cùng đó, anh luôn tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn, tiêm đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh; chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát…; nhờ đó, gà sinh trưởng, phát triển tốt. Anh Chung chia sẻ: Để chăm sóc gà trong mùa hè, mình phải thường xuyên để ý thân nhiệt của gà để có biện pháp điều chỉnh như: thả gà ra ngoài, bật quạt thông gió, quạt làm mát. Cùng đó, nước uống luôn phải đầy đủ; thậm chí, phải bổ sung chất điện giải.
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, tính đến hết tháng 5, đàn gia súc chính toàn huyện có gần 78.300 con và gần 1,85 triệu con gia cầm, có 743 cơ sở chăn nuôi lớn. Để bảo vệ đàn vật nuôi, trước mùa nắng nóng, UBND huyện Trấn Yên đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi và diện tích nuôi thủy sản trong thời tiết nắng nóng; chỉ đạo cơ cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát và phát hiện kịp thời các hiện tượng dịch bệnh phát sinh để xử lý. Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tăng cường cán bộ về cơ sở để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật an toàn toàn sinh học, các biện pháp chống nóng và phát hiện dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi - thủy sản…
Theo đó, chuồng trại cần được đảm bảo thông thoáng, cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi. Với chuồng nuôi khép kín, cần kiểm tra hệ thống quạt, cửa sổ các chuồng, phun sương trên mái chuồng, có phương án dự phòng cho sự cố mất điện. Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo lượng nước uống cho vật nuôi và nuôi đúng mật độ, không chăn thả và tắm cho gia súc vào các khung giờ nắng nóng, chỉ nên chăn thả trong thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn. Chế độ dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cần được đảm bảo; trong đó, chú ý tăng chất béo, giảm tinh bột để hạn chế quá trình sinh nhiệt của vật nuôi; cho thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối, bổ sung vitamin C và điện giải vào nước uống, thay nước mới cho vật nuôi; dùng lưới, bèo để che mặt ao; sục khí và tăng mực nước trong ao. Đồng thời, các hộ nuôi cũng tính toán mật độ thả cá phù hợp với diện tích ao của gia đình...
Bên cạnh việc phòng, chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi thì công tác tiêm phòng cũng được quan tâm chú trọng. Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên cho biết: Cán bộ Trung tâm đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm đúng thời điểm và nên tiêm vào sáng sớm hoặc chiều tối, Đồng thời, cần thu dọn, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, khơi thông cống rãnh xung quanh khu chăn nuôi để giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Qua đây, huyện Trấn Yên đã tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc gia cầm đợt 1 được gần 2 triệu liệu vác xin, trong đó tiêm dịch tả lợn đạt 66%, tụ huyết trùng, lở mồm long móng trên đàn lợn được gần 55.000 liều, tiêm cúm gia cầm, Newcastle trên đàn gà được gần 1,2 triệu liều vắc xin; phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó ở tất cả các địa phương trên địa bàn đạt 90%.
Mùa hè thời tiết nóng nắng, oi bức khiến gia súc, gia cầm ăn ngủ kém, sức đề kháng suy giảm mạnh; sản lượng xuất chuồng giảm; các loại dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó, mùa hè cũng là mùa mưa bão, có thể ảnh hưởng đến chuồng trại, nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời có thể gây tổn thất lớn. Chính vì vậy, huyện Trấn Yên khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và dịch bệnh có thể xảy ra nhằm giúp các hộ chăn nuôi chủ động ứng phó.
Tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo tích cực từ huyện đến cơ sở thì người chăn nuôi huyện Trấn Yên sẽ chủ động và triển khai tốt công tác phòng chống nắng, nóng theo đúng hướng dẫn của huyện, đảm bảo vật nuôi luôn sinh trưởng khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao./.
665 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mới đầu mùa hè nhưng các địa phương của huyện Trấn Yên đã trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Trước sự ảnh hưởng của thời tiết, người chăn nuôi Trấn Yên đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.Với kinh nghiệm chăn nuôi lợn nhiều năm, gia đình anh Hà Huy Huần ở thôn Trung Nam, xã Hồng Ca đã chủ động thực hiện các biện pháp chống nắng nóng cho đàn lợn của gia đình (1 lợn nái và 6 lợn thịt). Theo anh Huần: Chăn nuôi lợn chủ yếu là chuồng mở nên gia đình chỉ sử dụng các biện pháp chống nóng cơ bản như phủ vật che nắng, phun nước lên mái, tắm cho đàn lợn 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể vật nuôi. Đặc tính sinh lý của đàn lợn là chịu nắng, nóng kém, do vậy khi thời tiết nắng nóng lợn sẽ phát sinh nhiều bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp. Vì vậy, tôi đã chủ động giảm một nửa đàn lợn của gia đình, đồng thời tăng cường chất dinh dưỡng qua đường thức ăn, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để phòng chống dịch bệnh.
Hiện nay xã Hồng Ca có tổng đàn vật nuôi là gần 42.000 con, trong đó đàn gia súc gần 4.000 con, toàn xã có 12 hộ chăn nuôi tập trung. Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, có ngày nhiệt độ lên tới gần 40 độ C. Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Xã đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng các biện pháp phòng, chống nắng, nóng, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa hè. Chuồng nuôi phải bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi. Phủ lá cọ, rơm, trồng cây dây leo… lên mái chuồng để chống nóng trực tiếp. Những ngày nắng, nóng nên phun nước lên mái chuồng, những hộ chăn nuôi tập trung bố trí đủ quạt điện để quạt mát. Chuẩn bị đầy đủ phên, lưới chống nóng, bạt để chủ động che chắn chống nắng và chống mưa tạt gió lùa vào chuồng nuôi”.
Là xã có nhiều mô hình chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn, với gần 50 trang trại, gia trại quy mô từ 2.000 con đến 20.000 con/lứa/mô hình, để bảo đảm cho gà sinh trưởng phát triển tốt trong mùa hè, xã Y Can đã tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo đúng quy mô, mật độ được cơ quan chức năng khuyến cáo. Anh Nguyễn Văn Chung ở thôn Quyết Thắng hiện đang nuôi 4.000 con gà/lứa. Trong những đợt nắng nóng kéo dài, anh đã chia gà ra 2 khu chuồng nuôi và hàng ngày thả gà ra các đồi cây quanh nhà. Cùng đó, anh luôn tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn, tiêm đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh; chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát…; nhờ đó, gà sinh trưởng, phát triển tốt. Anh Chung chia sẻ: Để chăm sóc gà trong mùa hè, mình phải thường xuyên để ý thân nhiệt của gà để có biện pháp điều chỉnh như: thả gà ra ngoài, bật quạt thông gió, quạt làm mát. Cùng đó, nước uống luôn phải đầy đủ; thậm chí, phải bổ sung chất điện giải.
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, tính đến hết tháng 5, đàn gia súc chính toàn huyện có gần 78.300 con và gần 1,85 triệu con gia cầm, có 743 cơ sở chăn nuôi lớn. Để bảo vệ đàn vật nuôi, trước mùa nắng nóng, UBND huyện Trấn Yên đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi và diện tích nuôi thủy sản trong thời tiết nắng nóng; chỉ đạo cơ cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát và phát hiện kịp thời các hiện tượng dịch bệnh phát sinh để xử lý. Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tăng cường cán bộ về cơ sở để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật an toàn toàn sinh học, các biện pháp chống nóng và phát hiện dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi - thủy sản…
Theo đó, chuồng trại cần được đảm bảo thông thoáng, cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi. Với chuồng nuôi khép kín, cần kiểm tra hệ thống quạt, cửa sổ các chuồng, phun sương trên mái chuồng, có phương án dự phòng cho sự cố mất điện. Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo lượng nước uống cho vật nuôi và nuôi đúng mật độ, không chăn thả và tắm cho gia súc vào các khung giờ nắng nóng, chỉ nên chăn thả trong thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn. Chế độ dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cần được đảm bảo; trong đó, chú ý tăng chất béo, giảm tinh bột để hạn chế quá trình sinh nhiệt của vật nuôi; cho thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối, bổ sung vitamin C và điện giải vào nước uống, thay nước mới cho vật nuôi; dùng lưới, bèo để che mặt ao; sục khí và tăng mực nước trong ao. Đồng thời, các hộ nuôi cũng tính toán mật độ thả cá phù hợp với diện tích ao của gia đình...
Bên cạnh việc phòng, chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi thì công tác tiêm phòng cũng được quan tâm chú trọng. Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên cho biết: Cán bộ Trung tâm đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm đúng thời điểm và nên tiêm vào sáng sớm hoặc chiều tối, Đồng thời, cần thu dọn, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, khơi thông cống rãnh xung quanh khu chăn nuôi để giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Qua đây, huyện Trấn Yên đã tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc gia cầm đợt 1 được gần 2 triệu liệu vác xin, trong đó tiêm dịch tả lợn đạt 66%, tụ huyết trùng, lở mồm long móng trên đàn lợn được gần 55.000 liều, tiêm cúm gia cầm, Newcastle trên đàn gà được gần 1,2 triệu liều vắc xin; phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó ở tất cả các địa phương trên địa bàn đạt 90%.
Mùa hè thời tiết nóng nắng, oi bức khiến gia súc, gia cầm ăn ngủ kém, sức đề kháng suy giảm mạnh; sản lượng xuất chuồng giảm; các loại dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó, mùa hè cũng là mùa mưa bão, có thể ảnh hưởng đến chuồng trại, nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời có thể gây tổn thất lớn. Chính vì vậy, huyện Trấn Yên khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và dịch bệnh có thể xảy ra nhằm giúp các hộ chăn nuôi chủ động ứng phó.
Tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo tích cực từ huyện đến cơ sở thì người chăn nuôi huyện Trấn Yên sẽ chủ động và triển khai tốt công tác phòng chống nắng, nóng theo đúng hướng dẫn của huyện, đảm bảo vật nuôi luôn sinh trưởng khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao./.