Năm 2017, Văn Yên đặt ra mục tiêu phấn đấu có 80% người sản xuất, chế biến, 80% người kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng và 85% người quản lý, lãnh đạo có kiến thức đúng và thực hành đúng về ATTP.
Văn Yên luôn quan tâm kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh ATTP
Năm 2017, Văn Yên đặt ra mục tiêu phấn đấu có 80% người sản xuất, chế biến, 80% người kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng và 85% người quản lý, lãnh đạo có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm (ATTP); 80% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được ngành y tế cấp đạt 60%, ngành công thương (kinh tế - hạ tầng) cấp đạt 55%.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện ATTP và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp đạt 55%; 100% vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 10 ca/100.000 dân...
Theo đó, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành ở Văn Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về bảo đảm ATTP nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP trong cộng đồng và tăng cường kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Từ thực tế trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của những năm trước, nhất là trong năm 2016, năm nay, Văn Yên đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP; kịp thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ATTP các cấp; ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm ATTP thường xuyên trong năm, tăng cường thực hiện vào dịp tết Nguyên đán, lễ hội, tết Trung thu, Tháng Hành động vì ATTP...".
Bên cạnh đó, Văn Yên quan tâm củng cố mạng lưới quản lý ATTP của ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế - hạ tầng. Đặc biệt, định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm ATTP của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý.
Một trong những dịp được Văn Yên tập trung là “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017. Do đó, bên cạnh xây dựng các kế hoạch, công văn, quyết định thành lập các đoàn kiểm tra... các cơ quan, đơn vị, các ngành chức năng liên quan đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác quản lý các cơ sở thực phẩm, kiểm tra liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATTP.
Các cơ quan chức năng ở Văn Yên đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, đưa tin, bài về kiến thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện truyền thông từ huyện đến xã, thôn, bản.
Đã có 6.193 lượt người tham dự 100 buổi nói chuyện, 85 người được tập huấn, thực hiện 81 băng, đĩa hình, đĩa tiếng, 23 băng rôn, khẩu hiệu…
Qua đó, người dân biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc làm thức ăn, nước uống cho gia đình, không lạm dụng rượu, bia.
Ông Nguyễn Thế Quyền - Phó Trưởng phòng Y tế huyện Văn Yên cho biết, do có sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể nên trong những tháng đầu năm, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Văn Yên thu được kết quả đáng mừng. Đến nay, trên địa bàn huyện không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
"Riêng “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP huyện đã kiểm tra Ban Chỉ đạo xã Đông Cuông và thị trấn Mậu A; Văn Yên tổ chức 1 đoàn kiểm tra tuyến huyện, 26 đoàn kiểm tra tuyến xã. Đã có 404 cơ sở được kiểm tra, phát hiện 83 cơ sở vi phạm. Trong đó 82 cơ sở bị cảnh cáo nhắc nhở và 1 cơ sở bị phạt tiền" - ông Quyền trao đổi.
Cùng với đó, Phòng Y tế phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức cho 30 bếp ăn tập thể của các trường học trên địa bàn huyện ký cam kết. Trong “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017, từ 15/4/2017 đến 15/5/2017, trên địa bàn huyện Văn Yên không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Mặc dù được sự quan tâm, chỉ đạo của huyện, ban chỉ đạo ATTP từ huyện đến xã và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, ngành liên quan, phần lớn các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đã tuân thủ và chấp hành các quy định của Luật ATTP, các quy định về điều kiện ATTP… nhưng trong công tác này ở Văn Yên vẫn bộc lộ một số hạn chế.
Đó là: một số xã triển khai thực hiện công tác kiểm tra còn chậm, chưa cương quyết xử lý vi phạm tại một số cơ sở vi phạm nên hiệu quả đạt được chưa cao; thiếu phương tiện vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và truyền thông đảm bảo chất lượng ATTP tại địa phương; kinh phí hoạt động cho công tác ATTP trên địa bàn huyện hiện chưa có nên nhiều hoạt động triển khai còn hạn chế, khó khăn.
Trong khi đó, cán bộ làm công tác ATTP của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế - hạ tầng huyện chưa được tập huấn chuyên môn, quản lý nhà nước về ATTP nên công tác quản lý nhà nước về ATTP còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác kiểm tra chuyên ngành.
Mặt khác, đời sống nhân dân ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ATTP, người dân còn sử dụng các loại cây, củ, quả hoang dại để làm thức ăn, đồ uống cho gia đình...
Đây thực sự là những khó khăn, trở ngại đòi hỏi nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác đảm bảo ATTP cho nhân dân vì sức khoẻ và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
1343 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, Văn Yên đặt ra mục tiêu phấn đấu có 80% người sản xuất, chế biến, 80% người kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng và 85% người quản lý, lãnh đạo có kiến thức đúng và thực hành đúng về ATTP. Năm 2017, Văn Yên đặt ra mục tiêu phấn đấu có 80% người sản xuất, chế biến, 80% người kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng và 85% người quản lý, lãnh đạo có kiến thức đúng và thực hành đúng về an toàn thực phẩm (ATTP); 80% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được ngành y tế cấp đạt 60%, ngành công thương (kinh tế - hạ tầng) cấp đạt 55%.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện ATTP và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp đạt 55%; 100% vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 10 ca/100.000 dân...
Theo đó, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành ở Văn Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về bảo đảm ATTP nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP trong cộng đồng và tăng cường kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Từ thực tế trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của những năm trước, nhất là trong năm 2016, năm nay, Văn Yên đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP; kịp thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ATTP các cấp; ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm ATTP thường xuyên trong năm, tăng cường thực hiện vào dịp tết Nguyên đán, lễ hội, tết Trung thu, Tháng Hành động vì ATTP...".
Bên cạnh đó, Văn Yên quan tâm củng cố mạng lưới quản lý ATTP của ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế - hạ tầng. Đặc biệt, định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm ATTP của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý.
Một trong những dịp được Văn Yên tập trung là “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017. Do đó, bên cạnh xây dựng các kế hoạch, công văn, quyết định thành lập các đoàn kiểm tra... các cơ quan, đơn vị, các ngành chức năng liên quan đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác quản lý các cơ sở thực phẩm, kiểm tra liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATTP.
Các cơ quan chức năng ở Văn Yên đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, đưa tin, bài về kiến thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện truyền thông từ huyện đến xã, thôn, bản.
Đã có 6.193 lượt người tham dự 100 buổi nói chuyện, 85 người được tập huấn, thực hiện 81 băng, đĩa hình, đĩa tiếng, 23 băng rôn, khẩu hiệu…
Qua đó, người dân biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc làm thức ăn, nước uống cho gia đình, không lạm dụng rượu, bia.
Ông Nguyễn Thế Quyền - Phó Trưởng phòng Y tế huyện Văn Yên cho biết, do có sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể nên trong những tháng đầu năm, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Văn Yên thu được kết quả đáng mừng. Đến nay, trên địa bàn huyện không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
"Riêng “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP huyện đã kiểm tra Ban Chỉ đạo xã Đông Cuông và thị trấn Mậu A; Văn Yên tổ chức 1 đoàn kiểm tra tuyến huyện, 26 đoàn kiểm tra tuyến xã. Đã có 404 cơ sở được kiểm tra, phát hiện 83 cơ sở vi phạm. Trong đó 82 cơ sở bị cảnh cáo nhắc nhở và 1 cơ sở bị phạt tiền" - ông Quyền trao đổi.
Cùng với đó, Phòng Y tế phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức cho 30 bếp ăn tập thể của các trường học trên địa bàn huyện ký cam kết. Trong “Tháng Hành động vì ATTP” năm 2017, từ 15/4/2017 đến 15/5/2017, trên địa bàn huyện Văn Yên không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Mặc dù được sự quan tâm, chỉ đạo của huyện, ban chỉ đạo ATTP từ huyện đến xã và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, ngành liên quan, phần lớn các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đã tuân thủ và chấp hành các quy định của Luật ATTP, các quy định về điều kiện ATTP… nhưng trong công tác này ở Văn Yên vẫn bộc lộ một số hạn chế.
Đó là: một số xã triển khai thực hiện công tác kiểm tra còn chậm, chưa cương quyết xử lý vi phạm tại một số cơ sở vi phạm nên hiệu quả đạt được chưa cao; thiếu phương tiện vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và truyền thông đảm bảo chất lượng ATTP tại địa phương; kinh phí hoạt động cho công tác ATTP trên địa bàn huyện hiện chưa có nên nhiều hoạt động triển khai còn hạn chế, khó khăn.
Trong khi đó, cán bộ làm công tác ATTP của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế - hạ tầng huyện chưa được tập huấn chuyên môn, quản lý nhà nước về ATTP nên công tác quản lý nhà nước về ATTP còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác kiểm tra chuyên ngành.
Mặt khác, đời sống nhân dân ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ATTP, người dân còn sử dụng các loại cây, củ, quả hoang dại để làm thức ăn, đồ uống cho gia đình...
Đây thực sự là những khó khăn, trở ngại đòi hỏi nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác đảm bảo ATTP cho nhân dân vì sức khoẻ và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.