Để nâng cao nhận thức về pháp luật đối với cán bộ và nhân dân, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo nhu cầu thực tế của từng địa phương, những vấn đề mới được dư luận xã hội quan tâm.
Cán bộ Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
Hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng, quý; xây dựng chương trình phối hợp về tuyên truyền, PBGDPL giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành qua hệ thống đài phát thanh, treo băng zôn, pa nô, áp phích tại trung tâm các xã, thị trấn…
Từ năm 2013 đến nay, toàn huyện tổ chức được gần 5.000 buổi tuyên truyền PBGDPL ở cơ sở với trên 124.382 lượt người tham dự. Công tác PBGDPL cũng được tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các nội dung: nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, không mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội…
Bà Đinh Thị Thanh Uyên - Trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện cho biết: "Chúng tôi luôn tập trung vào các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội… Đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức trên 50 buổi trợ giúp pháp lý miễn phí cho trên 6.000 lượt đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, góp phần giảm thiểu số vụ, việc vi phạm pháp luật”.
Từ năm 2013 đến nay, công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn huyện còn có sự đóng góp rất tích cực của các tổ chức đoàn thể với 3.696 buổi tuyên truyền PBGDPL, 770.973 lượt người tham dự.
Trong đó, Hội Phụ nữ huyện tổ chức được 2.068 buổi với 98.982 lượt người; Huyện đoàn 150 buổi với 10.000 lượt đoàn viên thanh niên; Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện 24 buổi với 6.200 lượt người; Phòng Giáo dục và Đào tạo trên 1.200 buổi với gần 10.000 cán bộ, giáo viên; Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện đăng tải và biên soạn 120 chuyên trang, chuyên mục và 6.780 tin, bài phát qua hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn…
Công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường được tuyên truyền các nội dung mới liên quan đến giáo dục và các hành vi và chế tài xử lý; ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật, lợi ích của chấp hành pháp luật; kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay, công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn huyện Văn Chấn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: đội ngũ báo cáo viên đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm nên kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, thiếu về số lượng, hoạt động chưa thường xuyên; một số mô hình câu lạc bộ pháp luật hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng hoạt động chưa cao; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay…
Thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL đến với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật…, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
1257 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để nâng cao nhận thức về pháp luật đối với cán bộ và nhân dân, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo nhu cầu thực tế của từng địa phương, những vấn đề mới được dư luận xã hội quan tâm.Hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng, quý; xây dựng chương trình phối hợp về tuyên truyền, PBGDPL giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành qua hệ thống đài phát thanh, treo băng zôn, pa nô, áp phích tại trung tâm các xã, thị trấn…
Từ năm 2013 đến nay, toàn huyện tổ chức được gần 5.000 buổi tuyên truyền PBGDPL ở cơ sở với trên 124.382 lượt người tham dự. Công tác PBGDPL cũng được tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các nội dung: nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, không mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội…
Bà Đinh Thị Thanh Uyên - Trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện cho biết: "Chúng tôi luôn tập trung vào các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội… Đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức trên 50 buổi trợ giúp pháp lý miễn phí cho trên 6.000 lượt đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, góp phần giảm thiểu số vụ, việc vi phạm pháp luật”.
Từ năm 2013 đến nay, công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn huyện còn có sự đóng góp rất tích cực của các tổ chức đoàn thể với 3.696 buổi tuyên truyền PBGDPL, 770.973 lượt người tham dự.
Trong đó, Hội Phụ nữ huyện tổ chức được 2.068 buổi với 98.982 lượt người; Huyện đoàn 150 buổi với 10.000 lượt đoàn viên thanh niên; Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện 24 buổi với 6.200 lượt người; Phòng Giáo dục và Đào tạo trên 1.200 buổi với gần 10.000 cán bộ, giáo viên; Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện đăng tải và biên soạn 120 chuyên trang, chuyên mục và 6.780 tin, bài phát qua hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn…
Công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường được tuyên truyền các nội dung mới liên quan đến giáo dục và các hành vi và chế tài xử lý; ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật, lợi ích của chấp hành pháp luật; kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay, công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn huyện Văn Chấn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: đội ngũ báo cáo viên đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm nên kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, thiếu về số lượng, hoạt động chưa thường xuyên; một số mô hình câu lạc bộ pháp luật hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng hoạt động chưa cao; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay…
Thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL đến với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật…, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.