CTTĐT - Tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải có một cô gái mới tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định trở về nơi mình sinh ra để làm homestay. Cách đi mới cùng với quyết tâm khẳng định mình của người trẻ với nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc chính là biểu hiện sinh động của việc học và làm theo lời Bác của người con gái dân tộc Mông này.
Homestay của Hờ Thị Dinh
Sinh ra và lớn lên tại bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, sau khi tốt nghiệp khoa quản lý văn hóa của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thấy cảnh đẹp quê nhà ngày càng trở nên hấp dẫn du khách với thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa, con người thân thiện, cô gái ưa "chủ nghĩa xê dịch” Hờ Thị Dinh đã mạnh dạn chuyển hướng sang làm du lịch. Khao khát xây dựng một homestay theo ý mình, năm 2022, Dinh, được sự ủng hộ của gia đình đã quyết định vay thêm ngân hàng 100 triệu tiền vốn để làm du lịch theo cách mà bản thân mong muốn và bắt đầu đón tiếp những vị khách du lịch đầu tiên. Hờ Thị Dinh tâm sự: “Tôi là sinh viên đại học văn hóa, sau khi về quê hương thấy quê hương mình rất đẹp mà việc tuyên truyền, quảng bá các nét văn hóa truyền thống đến với du khách còn khá hạn chế, nên thay vì đi xin việc vào các cơ quan nhà nước tôi đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng để từ đó có cơ hội tuyên truyền quảng bá các nét văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống đến với du khách gần xa”.
Homestay nhỏ xinh của Hờ Thị Dinh, làm theo kiến trúc nhà sàn. Xung quanh nhà là cảnh đẹp của đồi mâm xôi với những thửa ruộng bậc thang chín vàng rực đẹp mê hoặc lòng người. Với lợi thế học ngành văn hóa, Dinh có nhiều kiến thức về quản lý và tiếp cận với công nghệ thông tin song cái khó của chị là thiếu kinh nghiệm thực tế. Chị bắt tay vào sửa sang nhà sàn, thiết kế các phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ khang trang và khu vực ngắm cảnh hấp dẫn. Chị Dinh cho biết thêm “Đối với homestay của tôi thì khá may mắn bởi nằm ngay khu vực đồi mâm xôi nên cũng được nhiều du khách lựa chọn là điểm nghỉ chân khi đến đây thăm quan, tuy nhiên do mới đi vào hoạt động nên một số kỹ năng liên quan đến chăm sóc khách hàng còn chưa được như mong muốn. Thời gian tới, tôi mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục tạo điều kiện cho bản thân tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư thêm cơ sở vật chất cho homestay và được học các lớp nghề ngắn hạn liên quan đến du lịch để phát triển homestay tốt hơn”.
Hờ Thị Dinh và Homestay của gia đình.
Mong muốn những điểm du lịch độc, lạ, đẹp của Mù Cang Chải được nhiều du khách biết đến, Hờ Thị Dinh đã xây dựng những hành trình khám phá và check in vào tất cả các thời khắc đẹp trong ngày. Rồi tự mày mò, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng để chụp ảnh và làm những video về cảnh đẹp của Mù Cang Chải và đưa lên mạng xã hội facebook, zalo. Chị Dinh còn vận động em trai trong gia đình tham gia học cách pha chế đồ uống, đồng thời học hỏi cách làm các món ăn dân tộc từ bố mẹ để lên thực đơn sao cho vừa giữ được nét độc đáo trong ẩm thực của người Mông bản địa, vừa tinh tế và hợp với khẩu vị của các thực khách hiện đại. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho chính người thân một cách bền vững. Em Hờ A Sinh tâm sự: “Em thấy quê hương mình rất đẹp nên sau khi học xong cấp 3 em đã lựa chọ đi học nghề về nấu ăn và pha chế để quay về phục vụ cho homestay của gia đình và có cơ hội đưa những món ăn truyền thống của dân tộc đến với du khách, đồng thời kết hợp những món ăn truyền thống với hiện đại để tạo sự hài lòng nhất tới du khách khi đến nghỉ tại đây”.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, chị Dinh đã đưa yếu tố trải nghiệm vào làm du lịch tại gia đình. Cùng với các tour thăm quan khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang do mình trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch chị còn hướng dẫn, liên kết với phụ nữ trong thôn làm trang phục du lịch cho du khách trải nghiệm se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong hay nhuộm màu vải. Nhờ đó không chỉ quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đưa đến đưa hình ảnh một Mù Cang Chải bình yên, bản sắc và hạnh phúc đến gần hơn với du khách. Và có được những kết quả trên không thể không kể đến sự động viên và ửng hộ kịp thời của người thân trong gia đình. Ông Hờ Nủ Vàng cho biết thêm: “Tôi thấy hiện nay trên địa bàn đang có nhiều du khách đến thăm quan nên sau khi con tôi học đại học xong tôi đã không để cháu xin vào các cơ quan nhà nước mà hỗ trợ cháu làm homestay để phát triển du lịch và kinh tế ngay tại nhà với hy vọng tạo dựng được một nền tảng kinh tế để các cháu phát triển trong tương lai”.
Hờ Thị Dinh chuẩn bị các điều kiện đón khách.
Để thu hút du khách, chị Hờ Thị Dinh còn chủ động liên kết với các chủ homestay khác và đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch tại địa phương chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp tổ chức các hoạt động. Nhờ đó mà vào mùa du lịch, Homestay đảm bảo phục vụ hết các lượt du khách với các hoạt động được tổ chức quy mô khám phá vẻ đẹp Mù Cang Chải khi bình minh và ấm cúng bên lửa trại khi đêm xuống. Qua đó đã có nhiều du khách và hướng dẫn viên du lịch lựa chọn homestay của em là điểm nghỉ chân khi đến với Mù Cang Chải. Anh Hảng A Chơ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn cho biết: “Bản thân tôi là một hướng dẫn viên bản địa và đây là lần đầu tôi đưa khách vào Homestay mâm xôi, tôi thấy đây là một homestay đẹp với đầy đủ cơ sở vật chất và sự mến khách của chủ nhà nên thời gian tới, tôi cũng sẽ tiếp tục dẫn khách đến nghỉ tại đây”.
Không ai hiểu được nét đẹp văn hóa và đời sống của dân tộc mình bằng chính các thành viên đang sinh sống trong cộng đồng ấy. Bởi thế, sự miệt mài của chị Hờ Thị Dinh thực hiện khát vọng gìn giữ, thắp sáng ngọn lửa văn hóa, nét đẹp dân tộc sẽ đưa hình ảnh thiên nhiên, con người Mù Cang Chải đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế theo. Tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, luôn sáng tạo, đầy ắp ý tưởng với đam mê cháy bỏng, trái tim nhiệt huyết của Dinh hứa hẹn góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói” của huyện ngày càng phát triển, hướng tới một Mù Cang Chải phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và thân thiện.
1404 lượt xem
CTV: A Lù
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải có một cô gái mới tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định trở về nơi mình sinh ra để làm homestay. Cách đi mới cùng với quyết tâm khẳng định mình của người trẻ với nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc chính là biểu hiện sinh động của việc học và làm theo lời Bác của người con gái dân tộc Mông này.Sinh ra và lớn lên tại bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, sau khi tốt nghiệp khoa quản lý văn hóa của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thấy cảnh đẹp quê nhà ngày càng trở nên hấp dẫn du khách với thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa, con người thân thiện, cô gái ưa "chủ nghĩa xê dịch” Hờ Thị Dinh đã mạnh dạn chuyển hướng sang làm du lịch. Khao khát xây dựng một homestay theo ý mình, năm 2022, Dinh, được sự ủng hộ của gia đình đã quyết định vay thêm ngân hàng 100 triệu tiền vốn để làm du lịch theo cách mà bản thân mong muốn và bắt đầu đón tiếp những vị khách du lịch đầu tiên. Hờ Thị Dinh tâm sự: “Tôi là sinh viên đại học văn hóa, sau khi về quê hương thấy quê hương mình rất đẹp mà việc tuyên truyền, quảng bá các nét văn hóa truyền thống đến với du khách còn khá hạn chế, nên thay vì đi xin việc vào các cơ quan nhà nước tôi đã lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng để từ đó có cơ hội tuyên truyền quảng bá các nét văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống đến với du khách gần xa”.
Homestay nhỏ xinh của Hờ Thị Dinh, làm theo kiến trúc nhà sàn. Xung quanh nhà là cảnh đẹp của đồi mâm xôi với những thửa ruộng bậc thang chín vàng rực đẹp mê hoặc lòng người. Với lợi thế học ngành văn hóa, Dinh có nhiều kiến thức về quản lý và tiếp cận với công nghệ thông tin song cái khó của chị là thiếu kinh nghiệm thực tế. Chị bắt tay vào sửa sang nhà sàn, thiết kế các phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ khang trang và khu vực ngắm cảnh hấp dẫn. Chị Dinh cho biết thêm “Đối với homestay của tôi thì khá may mắn bởi nằm ngay khu vực đồi mâm xôi nên cũng được nhiều du khách lựa chọn là điểm nghỉ chân khi đến đây thăm quan, tuy nhiên do mới đi vào hoạt động nên một số kỹ năng liên quan đến chăm sóc khách hàng còn chưa được như mong muốn. Thời gian tới, tôi mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục tạo điều kiện cho bản thân tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư thêm cơ sở vật chất cho homestay và được học các lớp nghề ngắn hạn liên quan đến du lịch để phát triển homestay tốt hơn”.
Hờ Thị Dinh và Homestay của gia đình.
Mong muốn những điểm du lịch độc, lạ, đẹp của Mù Cang Chải được nhiều du khách biết đến, Hờ Thị Dinh đã xây dựng những hành trình khám phá và check in vào tất cả các thời khắc đẹp trong ngày. Rồi tự mày mò, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng để chụp ảnh và làm những video về cảnh đẹp của Mù Cang Chải và đưa lên mạng xã hội facebook, zalo. Chị Dinh còn vận động em trai trong gia đình tham gia học cách pha chế đồ uống, đồng thời học hỏi cách làm các món ăn dân tộc từ bố mẹ để lên thực đơn sao cho vừa giữ được nét độc đáo trong ẩm thực của người Mông bản địa, vừa tinh tế và hợp với khẩu vị của các thực khách hiện đại. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho chính người thân một cách bền vững. Em Hờ A Sinh tâm sự: “Em thấy quê hương mình rất đẹp nên sau khi học xong cấp 3 em đã lựa chọ đi học nghề về nấu ăn và pha chế để quay về phục vụ cho homestay của gia đình và có cơ hội đưa những món ăn truyền thống của dân tộc đến với du khách, đồng thời kết hợp những món ăn truyền thống với hiện đại để tạo sự hài lòng nhất tới du khách khi đến nghỉ tại đây”.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, chị Dinh đã đưa yếu tố trải nghiệm vào làm du lịch tại gia đình. Cùng với các tour thăm quan khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang do mình trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch chị còn hướng dẫn, liên kết với phụ nữ trong thôn làm trang phục du lịch cho du khách trải nghiệm se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong hay nhuộm màu vải. Nhờ đó không chỉ quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đưa đến đưa hình ảnh một Mù Cang Chải bình yên, bản sắc và hạnh phúc đến gần hơn với du khách. Và có được những kết quả trên không thể không kể đến sự động viên và ửng hộ kịp thời của người thân trong gia đình. Ông Hờ Nủ Vàng cho biết thêm: “Tôi thấy hiện nay trên địa bàn đang có nhiều du khách đến thăm quan nên sau khi con tôi học đại học xong tôi đã không để cháu xin vào các cơ quan nhà nước mà hỗ trợ cháu làm homestay để phát triển du lịch và kinh tế ngay tại nhà với hy vọng tạo dựng được một nền tảng kinh tế để các cháu phát triển trong tương lai”.
Hờ Thị Dinh chuẩn bị các điều kiện đón khách.
Để thu hút du khách, chị Hờ Thị Dinh còn chủ động liên kết với các chủ homestay khác và đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch tại địa phương chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp tổ chức các hoạt động. Nhờ đó mà vào mùa du lịch, Homestay đảm bảo phục vụ hết các lượt du khách với các hoạt động được tổ chức quy mô khám phá vẻ đẹp Mù Cang Chải khi bình minh và ấm cúng bên lửa trại khi đêm xuống. Qua đó đã có nhiều du khách và hướng dẫn viên du lịch lựa chọn homestay của em là điểm nghỉ chân khi đến với Mù Cang Chải. Anh Hảng A Chơ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn cho biết: “Bản thân tôi là một hướng dẫn viên bản địa và đây là lần đầu tôi đưa khách vào Homestay mâm xôi, tôi thấy đây là một homestay đẹp với đầy đủ cơ sở vật chất và sự mến khách của chủ nhà nên thời gian tới, tôi cũng sẽ tiếp tục dẫn khách đến nghỉ tại đây”.
Không ai hiểu được nét đẹp văn hóa và đời sống của dân tộc mình bằng chính các thành viên đang sinh sống trong cộng đồng ấy. Bởi thế, sự miệt mài của chị Hờ Thị Dinh thực hiện khát vọng gìn giữ, thắp sáng ngọn lửa văn hóa, nét đẹp dân tộc sẽ đưa hình ảnh thiên nhiên, con người Mù Cang Chải đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế theo. Tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, luôn sáng tạo, đầy ắp ý tưởng với đam mê cháy bỏng, trái tim nhiệt huyết của Dinh hứa hẹn góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói” của huyện ngày càng phát triển, hướng tới một Mù Cang Chải phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và thân thiện.
Các bài khác
- Văn Chấn dự kiến hỗ trợ 6 hộ hội viên Cựu chiến binh nghèo, cận nghèo có khó khăn về nhà ở làm nhà mới (18/07/2023)
- Ấn tượng chương trình Tuần lễ thời trang “Tây Bắc Fashion Week 2023” (15/07/2023)
- Lục Yên nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (14/07/2023)
- Hướng dẫn tạm thời việc xây dựng, đánh giá mô hình “Công sở xanh”, “Trường xanh”, “Doanh nghiệp xanh” trên địa bàn huyện Văn Chấn (13/07/2023)
- Sở Y tế tỉnh Yên Bái đánh giá kết quả triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 (12/07/2023)
- BHXH huyện Trạm Tấu tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình đến người dân (09/07/2023)
- Văn Chấn đa dạng hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở (08/07/2023)
- Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng: Sẽ truy trả phần chênh lệch tăng thêm của tháng 7 và tháng 8/2023 cho người hưởng vào tháng 9/2023 (07/07/2023)
- Công an tỉnh Yên Bái thăm hỏi, động viên thân nhân các liệt sỹ và cán bộ Công an bị thương khi làm nhiệm vụ tại tỉnh Đắk Lắk (05/07/2023)
- Yên Bình sơ kết mô hình an toàn thông tin tại thị trấn Thác Bà và tuyên truyền nhận diện, phòng chống lừa đảo năm 2023 (05/07/2023)
Xem thêm »