CTTĐT - Trong 2 ngày 28, 29/8 (tức 13, 14/7 năm Quý Mão), xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) tổ chức Lễ hội Đình Làng Dọc năm 2023.
Tế lễ tại Đình làng Dọc.
Làng Dọc xưa có tên cổ là Bản Guộc hay Bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản rừng rậm. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, Lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà mang những giá trị văn hóa, lịch sử, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Lễ hội cũng là dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này.
Đình làng Dọc gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ "đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ. Hiên trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào đình. Nét khác biệt này do dải đồi nơi xây dựng đình tạo nên và chính điều đó đã góp phần làm nên cảnh trí độc đáo của đình làng Dọc. Trong các năm 2009 và 2019, đình làng Dọc đã 2 lần được trùng tu, tôn tạo, đến nay ngôi đình đã trở nên khang trang, bề thế. Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm vào mồng 3, mồng 4 tháng Giêng âm lịch (gọi là lễ Hạ điền) và 13, 14 tháng 7 Âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Lễ hội Đình làng Dọc mang đậm sắc thái văn hóa của người Kinh và người Tày cổ.
Phần lễ đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với các môn thể thao như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co... Ngoài ra phần hội còn tổ chức giải thi đấu thể dục thể thao, gồm các môn: Bóng chuyền nam, nữ; đẩy gậy, ném còn; chọi gà... cùng những điệu xòe then duyên dáng của các bà, các chị người Tày, người Kinh.
Đây cũng là địa điểm du lịch tâm linh để du khách đến tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng với các di tích lịch sử cấp quốc gia như Nhà ông Trần Đình Khánh, Gốc Vải Đình Trung, Hang Dơi và điểm du lịch cộng đồng bản Vần.
1911 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 2 ngày 28, 29/8 (tức 13, 14/7 năm Quý Mão), xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) tổ chức Lễ hội Đình Làng Dọc năm 2023. Làng Dọc xưa có tên cổ là Bản Guộc hay Bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản rừng rậm. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, Lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà mang những giá trị văn hóa, lịch sử, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Lễ hội cũng là dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này.
Đình làng Dọc gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ "đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ. Hiên trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào đình. Nét khác biệt này do dải đồi nơi xây dựng đình tạo nên và chính điều đó đã góp phần làm nên cảnh trí độc đáo của đình làng Dọc. Trong các năm 2009 và 2019, đình làng Dọc đã 2 lần được trùng tu, tôn tạo, đến nay ngôi đình đã trở nên khang trang, bề thế. Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm vào mồng 3, mồng 4 tháng Giêng âm lịch (gọi là lễ Hạ điền) và 13, 14 tháng 7 Âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Lễ hội Đình làng Dọc mang đậm sắc thái văn hóa của người Kinh và người Tày cổ.
Phần lễ đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với các môn thể thao như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co... Ngoài ra phần hội còn tổ chức giải thi đấu thể dục thể thao, gồm các môn: Bóng chuyền nam, nữ; đẩy gậy, ném còn; chọi gà... cùng những điệu xòe then duyên dáng của các bà, các chị người Tày, người Kinh.
Đây cũng là địa điểm du lịch tâm linh để du khách đến tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng với các di tích lịch sử cấp quốc gia như Nhà ông Trần Đình Khánh, Gốc Vải Đình Trung, Hang Dơi và điểm du lịch cộng đồng bản Vần.