CTTĐT - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thực hiện lời dạy của Người, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Yên Bái những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được kết quả đó là phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Lãnh đạo thành phố Yên Bái thăm quan gian trưng bày sản phẩm của ông Hà Tiến Hùng
Người dân Yên Bái cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước bây giờ không xa lạ với cái tên “ông Hùng ba ba” để nói về tấm gương ông Hà Tiến Hùng, tổ 12, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Ông đã mạnh dạn phát triển và thành công với việc chăn nuôi, kinh doanh giống ba ba đặc sản của vùng đất Yên Bái. Khởi đầu bằng 10m2 ao nuôi, với 20 con ba ba giống, sau hơn 20 năm gắn bó cùng sự tính toán đầu tư hợp lý, ông Hùng hiện có 800m2 ao, chuồng với khoảng trên 1.300 con, trị giá cả tỷ đồng. Nuôi ba ba vừa có thể bán thịt, vừa bán giống. Và Ông cũng sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ những ai có nhu cầu cùng phát triển chăn nuôi ba ba. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt, đến cuối năm 2020, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi ba ba gai Yên Bái với 7 thành viên, do ông Hà Tiến Hùng làm Giám đốc. Vốn điều lệ của Hợp tác xã là 1 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là nuôi trồng thủy sản nội địa, bán buôn nông - lâm sản nguyên liệu. Tấm gương làm giầu của ông Hà Tiến Hùng trên chính mảnh đất quê hương được nhiều bà con học tập và làm theo. Bà Nguyễn Thị Luyến, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái phấn khởi chia sẻ: “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết về mô hình phát triển chăn nuôi ba ba gai của ông Hà Tiến Hùng. Do có nhu cầu cũng muốn phát triển chăn nuôi ba ba nên tôi và một số bà con đã tới học tập và được ông Hùng chia sẻ, giúp đỡ rất nhiều để cùng phát triển con giống đặc sản này, với mong muốn được làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.”
Ông Hà Tiến Hùng giới thiệu sản phẩm ba ba thương phẩm
Không chỉ là điển hình phát triển kinh tế, ông Hà Tiến Hùng còn tích cực tham gia công tác xã hội. Hơn 20 năm qua, ông cũng tích cực tham gia làm tổ trưởng tổ dân phố, rồi bí thư chi bộ tổ dân phố. Kể từ khi thực hiện sáp nhập các tổ dân phố trên địa bàn năm 2019 đến nay, ông Hùng liên lục được tín nhiệm bầu là bí thư chi bộ, kiêm trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố. Ở lĩnh vực công tác nào ông cũng luôn thể hiện tinh thần tiền phong, gương mẫu, cùng cấp ủy chi bộ, tổ dân phố và cán bộ, đảng viên, bà con nhân dân triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân. Ông Nguyễn Tất Thái - Bí thư Đảng ủy phường Yên Ninh thành phố Yên Bái nhận xét: “Đồng chí Hà Tiến Hùng - Bí thư Chi bộ tổ 12 là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến của địa phương. Đồng chí không chỉ đi tiên phong phát triển kinh tế, làm giàu cho mình mà còn tích cực hỗ trợ xã viên, nhân dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu. Với vai trò là bí thư chi bộ kiêm nhiệm trưởng ban công tác mặt trận tổ dân phố với tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí đã lãnh đạo chi bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng chi bộ vững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ, là điển hình tiên tiến về cá nhân thực hiện “Dân vận khéo” góp phần quan trọng vào thành tích chung của địa phương.”
Đối với tấm gương cựu chiến binh, giáo dân Bùi Văn Đoan, thôn Thanh Lương, xã Tân Thịnh đã đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp với quy mô 60 - 70 con/ lứa. Trung bình mỗi năm với việc xuất bán từ 18 - 20 tấn lợn, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng. Nhận thấy việc sử dụng thức ăn công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông và gia đình đã mạnh dạn đứng ra làm tổng đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhờ phương thức làm ăn uy tín, luôn đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu nên đến nay gia đình ông đã phát triển, mở rộng thị trường cung cấp cám cho rất nhiều cửa hàng, đại lý. Trung bình mỗi năm với việc xuất bán từ 600 - 700 tấn cám, gia đình ông thu về gần 400 triệu đồng tiền lãi, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Ông còn tích cực tham gia trong Ban hành giáo Họ giáo Tân Thịnh, luôn gương mẫu, tích cực vận động các gia đình giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Họ giáo Tân Thịnh có hơn 100 hộ, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 80%, 100% số hộ có xe máy và các phương tiện nghe nhìn, không có hộ mắc các tệ nạn xã hội và sinh con thứ 3 trở lên trái quy định… cựu chiến binh Bùi Văn Đoan bày tỏ: “Phát huy phẩm chất người bộ đội cụ Hồ, tôi sẽ tiếp tục phát triển kinh tế gia đình, tham gia, thực hiện tốt các phong trào, hoạt động tại địa phương. Là chỗ dựa tinh thần để con cháu yên tâm học tập, công tác, cũng như động viên bà con nhân dân nói chung, trong đó có bà con đồng bào công giáo ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa cho đất nước, quê hương phát triển giàu đẹp, văn minh”.
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy thăm Bộ phận phục vụ hành chính công phường Nguyễn Thái Học
Cũng là một trong những điển hình tiên tiến thực hiện “Dân vận khéo”, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng sát tình hình thực tế của địa phương, nổi bật là việc triển khai hiệu quả mô hình công dân số về cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, trên địa bàn phường đã có trên 95% người dân trong độ tuổi cài đặt YenBai-S. Tỷ lệ người dân trưởng thành thanh toán không dùng tiền mặt đạt 80%, tỷ lệ các doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử đạt 100%. Thông qua mô hình một cửa, một cửa liên thông, mọi hồ sơ giao dịch của công dân trên địa bàn Phường được cập nhật và lưu trữ đầy đủ ngăn nắp, khoa học. Thời hạn thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân. Hiện nay, các thủ tục dịch vụ công trực tuyến toàn trình của phường Nguyễn Thái Học đạt trên 93%; dịch vụ công trực tuyến một phần đạt 96%. Bên cạnh đó, phường đề ra mục tiêu và triển khai thực hiện tốt 5 thủ tục hành chính “không chờ” đồng thời, triển khai mô hình hỗ trợ công dân đánh máy hoặc viết tờ khai, biểu mẫu thủ tục hành chính vào sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần; trả kết quả tại nhà đối với người cao tuổi, người có khó khăn trong việc đi lại... Ông Bùi Ngọc Giang - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Để thực hiện hiệu quả việc triển khai mô hình Công dân số về cải cách thủ tục hành chính, phường đã kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Bộ phận Phục vụ hành chính công, gắn cải cách hành chính với thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đảm bảo các thủ tục được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian, mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất, nâng cao sự hài lòng cho người dân…”
Lãnh đạo thành phố Yên Bái tặng hoa chúc mừng các tổ trưởng, trưởng thôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 217, ngày 02/6/2023 về xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” năm 2023. Kế hoạch số 218, ngày 03/6/2023 về triển khai thực hiện Đề án số 13, ngày 16/3/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023- 2025. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị căn cứ Kế hoạch của Thành ủy triển khai thực hiện Đề án số 13 để tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chỉ đạo các Đảng ủy xã, phường đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo” năm 2023. Ban Dân vận Thành ủy Yên Bái đã hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, phường căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị để đăng ký xây dựng và thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2023, Thành ủy đã chỉ đạo mỗi địa phương đăng ký xây dựng ít nhất 10 mô hình. 15/15 xã, phường đăng ký xây dựng mới là 293 mô hình trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó: Lĩnh vực phát triển kinh tế có 32 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 158 mô hình; lĩnh vực Quốc phòng - An ninh có 28 mô hình; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 16 mô hình; lĩnh vực xây dựng nông thôn mới có 47 mô hình và lĩnh vực xây dựng đô thị văn minh có 12 mô hình. Thành ủy yêu cầu các địa phương rà soát các mô hình từ năm 2022 trở về trước hoạt động hiệu quả tiếp tục duy trì sang năm 2023 là 364 mô hình. Bao gồm: Lĩnh vực phát triển kinh tế có 103 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 138 mô hình; lĩnh vực Quốc phòng - An ninh có 60 mô hình; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 31 mô hình; lĩnh vực xây dựng nông thôn mới có 30 mô hình và lĩnh vực đô thị văn minh có 02 mô hình.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố tặng quà ông Bùi Văn Đoan
Đồng chí Đỗ Văn Nghị - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái cho biết thêm thông tin cụ thể: “Thành phố Yên Bái hiện có nhiều mô hình “ Dân vận khéo” hoạt động hiệu quả, có tác động tích cực, tạo sức lan tỏa, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương như: Mô hình camera an ninh tại 15 xã, phường; mô hình phát triển kinh tế; Mô hình nuôi ba ba gai của ông Hà Tiến Hùng tổ 12, phường Yên Ninh; mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của gia đình giáo dân Bùi Văn Đoan thôn Thanh Lương, xã Tân Thịnh; mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp của gia đình giáo dân Nguyễn Văn Nội thôn Châu Giang, xã Âu Lâu; mô hình "Chính quyền thân thiện" tại UBND xã Âu Lâu, mô hình "Công dân số" tại UBND phường Nguyễn Thái Học... Đây là những điển hình tiên tiến mà Thành ủy Yên Bái chỉ đạo tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.”
Qua thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở thành phố Yên Bái đã cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là người đứng đầu hiểu được hiệu quả mang lại từ phong trào “Dân vận khéo” là yếu tố quyết định. Từ đó, định hướng rõ nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn, từng loại hình, từng địa phương, đơn vị thực sự hướng đến lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực của người dân, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
899 lượt xem
CTV: Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thực hiện lời dạy của Người, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Yên Bái những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được kết quả đó là phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”.Người dân Yên Bái cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước bây giờ không xa lạ với cái tên “ông Hùng ba ba” để nói về tấm gương ông Hà Tiến Hùng, tổ 12, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Ông đã mạnh dạn phát triển và thành công với việc chăn nuôi, kinh doanh giống ba ba đặc sản của vùng đất Yên Bái. Khởi đầu bằng 10m2 ao nuôi, với 20 con ba ba giống, sau hơn 20 năm gắn bó cùng sự tính toán đầu tư hợp lý, ông Hùng hiện có 800m2 ao, chuồng với khoảng trên 1.300 con, trị giá cả tỷ đồng. Nuôi ba ba vừa có thể bán thịt, vừa bán giống. Và Ông cũng sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ những ai có nhu cầu cùng phát triển chăn nuôi ba ba. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt, đến cuối năm 2020, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi ba ba gai Yên Bái với 7 thành viên, do ông Hà Tiến Hùng làm Giám đốc. Vốn điều lệ của Hợp tác xã là 1 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là nuôi trồng thủy sản nội địa, bán buôn nông - lâm sản nguyên liệu. Tấm gương làm giầu của ông Hà Tiến Hùng trên chính mảnh đất quê hương được nhiều bà con học tập và làm theo. Bà Nguyễn Thị Luyến, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái phấn khởi chia sẻ: “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết về mô hình phát triển chăn nuôi ba ba gai của ông Hà Tiến Hùng. Do có nhu cầu cũng muốn phát triển chăn nuôi ba ba nên tôi và một số bà con đã tới học tập và được ông Hùng chia sẻ, giúp đỡ rất nhiều để cùng phát triển con giống đặc sản này, với mong muốn được làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.”
Ông Hà Tiến Hùng giới thiệu sản phẩm ba ba thương phẩm
Không chỉ là điển hình phát triển kinh tế, ông Hà Tiến Hùng còn tích cực tham gia công tác xã hội. Hơn 20 năm qua, ông cũng tích cực tham gia làm tổ trưởng tổ dân phố, rồi bí thư chi bộ tổ dân phố. Kể từ khi thực hiện sáp nhập các tổ dân phố trên địa bàn năm 2019 đến nay, ông Hùng liên lục được tín nhiệm bầu là bí thư chi bộ, kiêm trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố. Ở lĩnh vực công tác nào ông cũng luôn thể hiện tinh thần tiền phong, gương mẫu, cùng cấp ủy chi bộ, tổ dân phố và cán bộ, đảng viên, bà con nhân dân triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân. Ông Nguyễn Tất Thái - Bí thư Đảng ủy phường Yên Ninh thành phố Yên Bái nhận xét: “Đồng chí Hà Tiến Hùng - Bí thư Chi bộ tổ 12 là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến của địa phương. Đồng chí không chỉ đi tiên phong phát triển kinh tế, làm giàu cho mình mà còn tích cực hỗ trợ xã viên, nhân dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu. Với vai trò là bí thư chi bộ kiêm nhiệm trưởng ban công tác mặt trận tổ dân phố với tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí đã lãnh đạo chi bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng chi bộ vững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ, là điển hình tiên tiến về cá nhân thực hiện “Dân vận khéo” góp phần quan trọng vào thành tích chung của địa phương.”
Đối với tấm gương cựu chiến binh, giáo dân Bùi Văn Đoan, thôn Thanh Lương, xã Tân Thịnh đã đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp với quy mô 60 - 70 con/ lứa. Trung bình mỗi năm với việc xuất bán từ 18 - 20 tấn lợn, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng. Nhận thấy việc sử dụng thức ăn công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông và gia đình đã mạnh dạn đứng ra làm tổng đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhờ phương thức làm ăn uy tín, luôn đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu nên đến nay gia đình ông đã phát triển, mở rộng thị trường cung cấp cám cho rất nhiều cửa hàng, đại lý. Trung bình mỗi năm với việc xuất bán từ 600 - 700 tấn cám, gia đình ông thu về gần 400 triệu đồng tiền lãi, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Ông còn tích cực tham gia trong Ban hành giáo Họ giáo Tân Thịnh, luôn gương mẫu, tích cực vận động các gia đình giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Họ giáo Tân Thịnh có hơn 100 hộ, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 80%, 100% số hộ có xe máy và các phương tiện nghe nhìn, không có hộ mắc các tệ nạn xã hội và sinh con thứ 3 trở lên trái quy định… cựu chiến binh Bùi Văn Đoan bày tỏ: “Phát huy phẩm chất người bộ đội cụ Hồ, tôi sẽ tiếp tục phát triển kinh tế gia đình, tham gia, thực hiện tốt các phong trào, hoạt động tại địa phương. Là chỗ dựa tinh thần để con cháu yên tâm học tập, công tác, cũng như động viên bà con nhân dân nói chung, trong đó có bà con đồng bào công giáo ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa cho đất nước, quê hương phát triển giàu đẹp, văn minh”.
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy thăm Bộ phận phục vụ hành chính công phường Nguyễn Thái Học
Cũng là một trong những điển hình tiên tiến thực hiện “Dân vận khéo”, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng sát tình hình thực tế của địa phương, nổi bật là việc triển khai hiệu quả mô hình công dân số về cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, trên địa bàn phường đã có trên 95% người dân trong độ tuổi cài đặt YenBai-S. Tỷ lệ người dân trưởng thành thanh toán không dùng tiền mặt đạt 80%, tỷ lệ các doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử đạt 100%. Thông qua mô hình một cửa, một cửa liên thông, mọi hồ sơ giao dịch của công dân trên địa bàn Phường được cập nhật và lưu trữ đầy đủ ngăn nắp, khoa học. Thời hạn thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân. Hiện nay, các thủ tục dịch vụ công trực tuyến toàn trình của phường Nguyễn Thái Học đạt trên 93%; dịch vụ công trực tuyến một phần đạt 96%. Bên cạnh đó, phường đề ra mục tiêu và triển khai thực hiện tốt 5 thủ tục hành chính “không chờ” đồng thời, triển khai mô hình hỗ trợ công dân đánh máy hoặc viết tờ khai, biểu mẫu thủ tục hành chính vào sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần; trả kết quả tại nhà đối với người cao tuổi, người có khó khăn trong việc đi lại... Ông Bùi Ngọc Giang - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Để thực hiện hiệu quả việc triển khai mô hình Công dân số về cải cách thủ tục hành chính, phường đã kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Bộ phận Phục vụ hành chính công, gắn cải cách hành chính với thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đảm bảo các thủ tục được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian, mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất, nâng cao sự hài lòng cho người dân…”
Lãnh đạo thành phố Yên Bái tặng hoa chúc mừng các tổ trưởng, trưởng thôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 217, ngày 02/6/2023 về xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” năm 2023. Kế hoạch số 218, ngày 03/6/2023 về triển khai thực hiện Đề án số 13, ngày 16/3/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023- 2025. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị căn cứ Kế hoạch của Thành ủy triển khai thực hiện Đề án số 13 để tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chỉ đạo các Đảng ủy xã, phường đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo” năm 2023. Ban Dân vận Thành ủy Yên Bái đã hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, phường căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị để đăng ký xây dựng và thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2023, Thành ủy đã chỉ đạo mỗi địa phương đăng ký xây dựng ít nhất 10 mô hình. 15/15 xã, phường đăng ký xây dựng mới là 293 mô hình trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó: Lĩnh vực phát triển kinh tế có 32 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 158 mô hình; lĩnh vực Quốc phòng - An ninh có 28 mô hình; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 16 mô hình; lĩnh vực xây dựng nông thôn mới có 47 mô hình và lĩnh vực xây dựng đô thị văn minh có 12 mô hình. Thành ủy yêu cầu các địa phương rà soát các mô hình từ năm 2022 trở về trước hoạt động hiệu quả tiếp tục duy trì sang năm 2023 là 364 mô hình. Bao gồm: Lĩnh vực phát triển kinh tế có 103 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 138 mô hình; lĩnh vực Quốc phòng - An ninh có 60 mô hình; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 31 mô hình; lĩnh vực xây dựng nông thôn mới có 30 mô hình và lĩnh vực đô thị văn minh có 02 mô hình.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố tặng quà ông Bùi Văn Đoan
Đồng chí Đỗ Văn Nghị - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái cho biết thêm thông tin cụ thể: “Thành phố Yên Bái hiện có nhiều mô hình “ Dân vận khéo” hoạt động hiệu quả, có tác động tích cực, tạo sức lan tỏa, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương như: Mô hình camera an ninh tại 15 xã, phường; mô hình phát triển kinh tế; Mô hình nuôi ba ba gai của ông Hà Tiến Hùng tổ 12, phường Yên Ninh; mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của gia đình giáo dân Bùi Văn Đoan thôn Thanh Lương, xã Tân Thịnh; mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp của gia đình giáo dân Nguyễn Văn Nội thôn Châu Giang, xã Âu Lâu; mô hình "Chính quyền thân thiện" tại UBND xã Âu Lâu, mô hình "Công dân số" tại UBND phường Nguyễn Thái Học... Đây là những điển hình tiên tiến mà Thành ủy Yên Bái chỉ đạo tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.”
Qua thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở thành phố Yên Bái đã cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là người đứng đầu hiểu được hiệu quả mang lại từ phong trào “Dân vận khéo” là yếu tố quyết định. Từ đó, định hướng rõ nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn, từng loại hình, từng địa phương, đơn vị thực sự hướng đến lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực của người dân, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.