CTTĐT - Với phương châm “Chuyển đổi số lĩnh vực nông, lâm nghiệp lấy người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm”. Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tích cực triển khai, áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ. Tiếp tục đưa nội dung chuyển đổi số vào phương án sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản để chỉ đạo triển khai thực hiện trong năm 2023; gắn nhiệm vụ chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp với thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện; cấp mã số vùng trồng.
Các đại biểu thăm quan triển lãm các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên.
Là địa phương trọng điểm về phát triển cây ăn quả có múi của huyện Trấn Yên với việc xây dựng được vùng bưởi tập trung lên tới trên 30 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2021 xã Quy Mông đã thành lập HTX trồng cây ăn quả Quy Mông phát triển từ mô hình tổ hợp tác với sự tham gia của gần 30 thành viên và trên 70 hộ liên kết sản xuất trong trồng bưởi. Cuối năm 2021, xã tiếp tục xây dựng thành công sản phẩm “Bưởi Quy Mông” đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao. Sản phẩm không chỉ được bán tại vườn và các địa phương trong tỉnh mà còn được chào bán qua mạng xã hội Facebook, kênh bán hàng thương mại điện tử Shopee, webside của hợp tác xã... Điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng hơn. Ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông, huyện Trấn Yên cho biết: Chuyển đổi số giúp cho những quả bưởi VietGap của xã Quy Mông được rất đông khách hàng biết tới, vươn xa hơn so với kỳ vọng của người trồng bưởi. Năm 2024, xã phấn đấu sẽ nâng hạng sản phẩm OCOP “Bưởi Quy Mông” từ 3 sao lên 4 sao, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm bưởi, giúp nông dân làm giàu, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Không chỉ riêng sản phẩm Bưởi Quy Mông được biết đến rộng rãi nhờ công nghệ số, mà hiện tại, huyện Trấn Yên cũng duy trì 33 sản phẩm đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, Postmart.vn. Trấn Yên cũng tích cực giới thiệu sản phẩm nông sản tiêu biểu, có quy mô của địa phương đưa lên các sàn thương mại và môi trường mạng nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, huyện cũng duy trì hoạt động hiệu quả của các Website được xây dựng đối với các sản phẩm chủ lực của huyện và các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đến năm 2023 gồm 06 trang website: Trang website về măng tre Bát Độ Yên Bái; Bưởi Trấn Yên; Chè xanh Trấn Yên; Vỏ quế khô Trấn Yên; Bưởi Quy Mông; Thanh long ruột đỏ Minh Quân; Gà đồi Trấn Yên, Mật ong Trấn Yên, Miến đao Quy Mông. Các trang website này đã được các chủ thể duy trì và khai thác có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Phòng đã rà soát hoạt động thương mại trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh để định hướng, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động thương mại trên môi trường mạng, gia tăng các đơn hàng trên các sàn giao dịch. Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến. Phòng cũng đã tham mưu cho huyện cấp 10 mã số vùng trồng cho các xã trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số mã số vùng trồng đã được cấp 16 mã số.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, việc triển khai hiệu quả chương trình OCOP cũng là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thời gian tới, để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện như: Măng tre Bát Độ, Kén tằm, Quế hữu cơ, hoa quả có múi, miến đao…huyện tiếp tục phối hợp, làm việc với các đơn vị có liên quan, thực hiện hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm. Các xã, thị trấn trong huyện tiếp tục thực hiện các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp. Cùng với đó nâng tầm chất lượng các sản phẩm OCOP lên từ 2, 3 sao lên 4 sao, 5 sao, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
965 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư - Trung Tâm TT&VH Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với phương châm “Chuyển đổi số lĩnh vực nông, lâm nghiệp lấy người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm”. Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tích cực triển khai, áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ. Tiếp tục đưa nội dung chuyển đổi số vào phương án sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản để chỉ đạo triển khai thực hiện trong năm 2023; gắn nhiệm vụ chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp với thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện; cấp mã số vùng trồng.
Là địa phương trọng điểm về phát triển cây ăn quả có múi của huyện Trấn Yên với việc xây dựng được vùng bưởi tập trung lên tới trên 30 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2021 xã Quy Mông đã thành lập HTX trồng cây ăn quả Quy Mông phát triển từ mô hình tổ hợp tác với sự tham gia của gần 30 thành viên và trên 70 hộ liên kết sản xuất trong trồng bưởi. Cuối năm 2021, xã tiếp tục xây dựng thành công sản phẩm “Bưởi Quy Mông” đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao. Sản phẩm không chỉ được bán tại vườn và các địa phương trong tỉnh mà còn được chào bán qua mạng xã hội Facebook, kênh bán hàng thương mại điện tử Shopee, webside của hợp tác xã... Điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng hơn. Ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông, huyện Trấn Yên cho biết: Chuyển đổi số giúp cho những quả bưởi VietGap của xã Quy Mông được rất đông khách hàng biết tới, vươn xa hơn so với kỳ vọng của người trồng bưởi. Năm 2024, xã phấn đấu sẽ nâng hạng sản phẩm OCOP “Bưởi Quy Mông” từ 3 sao lên 4 sao, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm bưởi, giúp nông dân làm giàu, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Không chỉ riêng sản phẩm Bưởi Quy Mông được biết đến rộng rãi nhờ công nghệ số, mà hiện tại, huyện Trấn Yên cũng duy trì 33 sản phẩm đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, Postmart.vn. Trấn Yên cũng tích cực giới thiệu sản phẩm nông sản tiêu biểu, có quy mô của địa phương đưa lên các sàn thương mại và môi trường mạng nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, huyện cũng duy trì hoạt động hiệu quả của các Website được xây dựng đối với các sản phẩm chủ lực của huyện và các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đến năm 2023 gồm 06 trang website: Trang website về măng tre Bát Độ Yên Bái; Bưởi Trấn Yên; Chè xanh Trấn Yên; Vỏ quế khô Trấn Yên; Bưởi Quy Mông; Thanh long ruột đỏ Minh Quân; Gà đồi Trấn Yên, Mật ong Trấn Yên, Miến đao Quy Mông. Các trang website này đã được các chủ thể duy trì và khai thác có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Phòng đã rà soát hoạt động thương mại trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh để định hướng, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động thương mại trên môi trường mạng, gia tăng các đơn hàng trên các sàn giao dịch. Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến. Phòng cũng đã tham mưu cho huyện cấp 10 mã số vùng trồng cho các xã trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số mã số vùng trồng đã được cấp 16 mã số.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, việc triển khai hiệu quả chương trình OCOP cũng là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thời gian tới, để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện như: Măng tre Bát Độ, Kén tằm, Quế hữu cơ, hoa quả có múi, miến đao…huyện tiếp tục phối hợp, làm việc với các đơn vị có liên quan, thực hiện hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm. Các xã, thị trấn trong huyện tiếp tục thực hiện các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với HTX, doanh nghiệp. Cùng với đó nâng tầm chất lượng các sản phẩm OCOP lên từ 2, 3 sao lên 4 sao, 5 sao, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững.