CTTĐT - Với chủ trương hướng tới phát triển du lịch cộng đồng để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông và mang lại lợi ích kinh tế cho bà con và đây là hướng đi mới đầy chuyển vọng, đã và đang được Đảng bộ, Chính quyền xã La Pán Tẩn thực hiện hoá mục tiêu góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Khu Homestay về đêm
La Pán Tẩn là một trong 3 xã của huyện Mù Cang Chải được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích quốc gia Ruộng bậc thang vào năm 2007, năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng Di tích Qquốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và rất tự hào có đồi Mâm xôi nổi tiếng được du khách trong vào ngoài nước biết đến, hằng năm thu hút nhiều lượt khách đến tham quan và trải nghiệm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã xác định mục tiêu: “Tập trung lãnh đạo phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”. Với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã La Pán Tẩn, diện tích ruộng bậc thang của xã được bảo vệ và tôn tạo ngày càng thu hút du khách đến tham quan. Công tác quản lý và phát triển du lịch ruộng bậc thang được quan tâm, đây là tiền đề giúp cho nhân dân trong xã phát du lịch cộng đồng, làm nhà nghỉ Homestay, phát triển các sản phẩm thương hiệu của địa phương như rượu thóc, sơn tra, rèn đúc góp phần ổn định cuộc sống.
Trong năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề tôn tạo, bảo vệ Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang gắn với phát triển du lịch năm 2020 và giai đoạn 2021- 2025. Hiện nay, trên địa bàn xã có 31 hộ dân làm du lịch cộng đồng Homestay, tăng 28 hộ so với năm 2020. Điển hình như Homestay do anh Hảng A Dò, bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, thực hiện từ năm 2016, quy mô 11 phòng đơn, 01 phòng nghỉ cộng đồng, cho thu nhập bình quân đạt 300 triệu đồng/năm; mô hình Homestay “Hello Mù Cang Chải” của anh Giàng A Dê, bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, thực hiện từ năm 2017, đến năm 2020 thành lập Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hello Mù Cang Chải, nhằm mục đích mở rộng hợp tác đón khách ngoại quốc, tạo nguồn khách ổn định, dồi dào cung ứng cho các homestay trong hợp tác, vận hành 18 tour du lịch trong huyện như trải nghiệm leo núi, dù lượn, thăm quan bản làng, đi xe máy, bắt cá, làm ruộng... thu nhập năm 2022 đạt 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 06 lao động chính; thành lập 01 Hợp tác xã du lịch đồi Mâm xôi; 05 tổ xe ôm tự quản; 02 đội văn hóa văn nghệ…
Các chủ Homestay ở La Pán Tẩn ngoài việc đón khách, phục vụ ăn, ở còn liên kết với nhau tạo thành các tour, tuyến, liên kết một số hộ gia đình làm các sản phẩm thổ cẩm, tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm cuộc sống người Mông bản địa như: khai hoang ruộng bậc thang, cày ruộng, gặt lúa, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, giã bánh dày. Bên cạnh đó, họ còn lập facebook, fanpage, liên kết với các trang quảng bá và đặt dịch vụ trực tuyến, thu hút khách biết và đến với Mù Cang Chải nhiều hơn.
Khách du lịch tham gia trải nghiệm văn hóa
Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang trên địa bàn xã La Pán Tẩn đã mang lại hiệu quả tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội. Hằng năm, xã tổ chức tốt các hoạt động lễ hội văn hoá, du lịch trên địa bàn, thu hút trên 56.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. Năm 2022 doanh thu từ du lịch đạt trên 10 tỷ đồng, chỉ tính riêng trung bình một người xe ôm trong vòng 2 tháng có thu nhập trên 10 triệu đồng; thu nhập bình quân của người dân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2010, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Với mục tiêu phát huy tốt đa lợi thế của xã về du lịch và là xã có di sản, biến di sản trở thành tài sản, tạo sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã, đồng thời để làm tốt công tác quản lý di tích Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang và phát triển du lịch trên địa bàn xã trong thời gian tới, tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di tích quốc gia ruộng bậc thang, nâng cao nhận thức của người dân về di sản, bảo tồn và phát huy di sản, (biến di sản thàn tài sản). Xử lý nghiêm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hình vi làm thay đổi hiện trạng, vẻ đẹp của ruộng bậc thang.
Hai là, tiếp tục chỉnh trang điểm chụp ảnh đồi Mâm xôi, thiết kế đường đi xuống Mâm xôi có lối vào, lối ra phù hợp để thuận lợi cho du khách đi tham quan chụp ảnh đồi Mâm xôi và mở rộng, quảng bá các điểm chụp ảnh khác, như điểm toàn cảnh ruộng bậc thang, tháp Hấu Đề và Núi tháp trời...Đổi mới công tác tổ chức, quản lý dịch vụ tại đồi Mâm xôi, như dịch vụ xe ôm và các dịch vụ giải khát để đảm bảo không tranh giành khách, không làm mất an ninh trật tự. Đồng thời quy hoạch, san tạo mặt bằng chỗ bán hàng, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông tại khu Mâm xôi.
Ba là, tập trung cụ thể hóa các giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Đảng bộ huyện, các đề án của huyện, trong đó trọng tâm là Đề án phát triển du lịch, đặc biệt “Xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững” bằng những việc làm, hành động cụ thể.
Bốn là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, giới thiệu, quảng bá về hỉnh ảnh, các nét đẹp con người của xã trên các phương tiên thông tin đại chúng, cũng như trên trang mạng xã hội nhằm phát huy mạnh mẽ công nghệ số trong du lịch, đây là một trong những việc làm cụ thể hóa trong nhiệm vụ chuyển đổi số của xã. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong du lịch, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, của huyện và của các tổ chức trong phát triển du lịch.
1854 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với chủ trương hướng tới phát triển du lịch cộng đồng để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông và mang lại lợi ích kinh tế cho bà con và đây là hướng đi mới đầy chuyển vọng, đã và đang được Đảng bộ, Chính quyền xã La Pán Tẩn thực hiện hoá mục tiêu góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.La Pán Tẩn là một trong 3 xã của huyện Mù Cang Chải được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích quốc gia Ruộng bậc thang vào năm 2007, năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng Di tích Qquốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và rất tự hào có đồi Mâm xôi nổi tiếng được du khách trong vào ngoài nước biết đến, hằng năm thu hút nhiều lượt khách đến tham quan và trải nghiệm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã xác định mục tiêu: “Tập trung lãnh đạo phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”. Với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã La Pán Tẩn, diện tích ruộng bậc thang của xã được bảo vệ và tôn tạo ngày càng thu hút du khách đến tham quan. Công tác quản lý và phát triển du lịch ruộng bậc thang được quan tâm, đây là tiền đề giúp cho nhân dân trong xã phát du lịch cộng đồng, làm nhà nghỉ Homestay, phát triển các sản phẩm thương hiệu của địa phương như rượu thóc, sơn tra, rèn đúc góp phần ổn định cuộc sống.
Trong năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề tôn tạo, bảo vệ Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang gắn với phát triển du lịch năm 2020 và giai đoạn 2021- 2025. Hiện nay, trên địa bàn xã có 31 hộ dân làm du lịch cộng đồng Homestay, tăng 28 hộ so với năm 2020. Điển hình như Homestay do anh Hảng A Dò, bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, thực hiện từ năm 2016, quy mô 11 phòng đơn, 01 phòng nghỉ cộng đồng, cho thu nhập bình quân đạt 300 triệu đồng/năm; mô hình Homestay “Hello Mù Cang Chải” của anh Giàng A Dê, bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, thực hiện từ năm 2017, đến năm 2020 thành lập Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hello Mù Cang Chải, nhằm mục đích mở rộng hợp tác đón khách ngoại quốc, tạo nguồn khách ổn định, dồi dào cung ứng cho các homestay trong hợp tác, vận hành 18 tour du lịch trong huyện như trải nghiệm leo núi, dù lượn, thăm quan bản làng, đi xe máy, bắt cá, làm ruộng... thu nhập năm 2022 đạt 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 06 lao động chính; thành lập 01 Hợp tác xã du lịch đồi Mâm xôi; 05 tổ xe ôm tự quản; 02 đội văn hóa văn nghệ…
Các chủ Homestay ở La Pán Tẩn ngoài việc đón khách, phục vụ ăn, ở còn liên kết với nhau tạo thành các tour, tuyến, liên kết một số hộ gia đình làm các sản phẩm thổ cẩm, tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm cuộc sống người Mông bản địa như: khai hoang ruộng bậc thang, cày ruộng, gặt lúa, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, giã bánh dày. Bên cạnh đó, họ còn lập facebook, fanpage, liên kết với các trang quảng bá và đặt dịch vụ trực tuyến, thu hút khách biết và đến với Mù Cang Chải nhiều hơn.
Khách du lịch tham gia trải nghiệm văn hóa
Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang trên địa bàn xã La Pán Tẩn đã mang lại hiệu quả tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội. Hằng năm, xã tổ chức tốt các hoạt động lễ hội văn hoá, du lịch trên địa bàn, thu hút trên 56.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. Năm 2022 doanh thu từ du lịch đạt trên 10 tỷ đồng, chỉ tính riêng trung bình một người xe ôm trong vòng 2 tháng có thu nhập trên 10 triệu đồng; thu nhập bình quân của người dân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2010, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Với mục tiêu phát huy tốt đa lợi thế của xã về du lịch và là xã có di sản, biến di sản trở thành tài sản, tạo sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã, đồng thời để làm tốt công tác quản lý di tích Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang và phát triển du lịch trên địa bàn xã trong thời gian tới, tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di tích quốc gia ruộng bậc thang, nâng cao nhận thức của người dân về di sản, bảo tồn và phát huy di sản, (biến di sản thàn tài sản). Xử lý nghiêm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hình vi làm thay đổi hiện trạng, vẻ đẹp của ruộng bậc thang.
Hai là, tiếp tục chỉnh trang điểm chụp ảnh đồi Mâm xôi, thiết kế đường đi xuống Mâm xôi có lối vào, lối ra phù hợp để thuận lợi cho du khách đi tham quan chụp ảnh đồi Mâm xôi và mở rộng, quảng bá các điểm chụp ảnh khác, như điểm toàn cảnh ruộng bậc thang, tháp Hấu Đề và Núi tháp trời...Đổi mới công tác tổ chức, quản lý dịch vụ tại đồi Mâm xôi, như dịch vụ xe ôm và các dịch vụ giải khát để đảm bảo không tranh giành khách, không làm mất an ninh trật tự. Đồng thời quy hoạch, san tạo mặt bằng chỗ bán hàng, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông tại khu Mâm xôi.
Ba là, tập trung cụ thể hóa các giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Đảng bộ huyện, các đề án của huyện, trong đó trọng tâm là Đề án phát triển du lịch, đặc biệt “Xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững” bằng những việc làm, hành động cụ thể.
Bốn là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, giới thiệu, quảng bá về hỉnh ảnh, các nét đẹp con người của xã trên các phương tiên thông tin đại chúng, cũng như trên trang mạng xã hội nhằm phát huy mạnh mẽ công nghệ số trong du lịch, đây là một trong những việc làm cụ thể hóa trong nhiệm vụ chuyển đổi số của xã. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong du lịch, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, của huyện và của các tổ chức trong phát triển du lịch.