Thời gian qua, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng thu hút du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch đến với Trạm Tấu.
Suối khoáng nóng Trạm Tấu, điểm nhấn du lịch Trạm Tấu thu hút du khách.
Theo đó, huyện Trạm Tấu đã tăng cường khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển các sản phẩm hàng hóa phục vụ du khách.
Hiện huyện đã có trên 20 cơ sở lưu trú, homestay, nhà nghỉ, khách sạn với trên 230 buồng, phòng tập trung ở thị trấn Trạm Tấu, xã Hát Lừu, xã Phình Hồ. Cùng với đó, tại các địa điểm du lịch trải nghiệm, nhiều hộ đã xây dựng các lán nghỉ phục vụ ăn uống tạo các điểm dừng chân cho du khách khi đến với Trạm Tấu.
Năm 2022, huyện Trạm Tấu đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Vì vậy, huyện Trạm Tấu đã tập trung nguồn lực từ tỉnh và sự đầu tư của chính các hộ gia đình nơi đây để phát triển du lịch.
Với khí hậu vùng cao quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có nhiều đỉnh núi cao như: đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa thích hợp du lịch mạo hiểm; có thác nước Háng Đề Chơ được ví như "Đệ nhất thác Tây Bắc", có thác Tà Xùa, đồi thông Eo Gió, bản Cu Vai và có trữ lượng nguồn nước khoáng nóng dồi dào nên Trạm Tấu đã tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và du lịch cộng đồng.
Trạm Tấu đã được định hướng phát triển du lịch với 4 phân vùng du lịch trọng điểm, gồm: phân vùng trung tâm động lực phát triển "Trung tâm hậu cần du lịch, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng” tại thị trấn Trạm Tấu, xã Hát Lừu; phân vùng động lực cửa ngõ "phát triển sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch gắn với nông nghiệp” tại 3 xã: Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng; phân vùng "phát triển du lịch văn hóa - cảnh quan” tại các xã: Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù; phân vùng du lịch gắn với nông nghiệp "Trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp - khai thác đặc sản địa phương gắn với phát triển du lịch bền vững” tại 4 xã: Trạm Tấu, Pá Hu, Pá Lau, Túc Đán.
Võng lúa Xà Hồ - Trạm Tấu, nơi checkin lý tưởng của giới trẻ khi đến đây.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 30 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 197 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 240 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 60 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 658 tỷ đồng.
Ông Kobaiashi, du khách người Nhật chia sẻ: “Tôi được biết Việt Nam qua lời kể của nhiều người bạn kỹ sư đã và đang làm việc tại Việt Nam. Với sự hào hứng từ những người bạn kể về đất nước Việt Nam, tôi đã quyết định sang Việt Nam du lịch 10 ngày. Nơi đầu tiên tôi đặt chân đến là Hà Nội, sau đó tôi mua tour đi Trạm Tấu. Điều làm tôi thích thú nhất là nơi này có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp cho tôi trải nghiệm du lịch mạo hiểm. Tôi cũng rất thích không khí rất mát mẻ ở Trạm Tấu, giúp có được cảm giác nghỉ dưỡng”.
Với những gì thiên nhiên ban tặng cho Trạm Tấu, huyện đã tập huấn, nâng cao nhận thức, tư duy cho người dân để phát triển du lịch. Cùng với đó, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức trong phát triển du lịch; triển khai các dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Đồng thời tổ chức các dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của huyện.
Với cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng cho Trạm Tấu khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của huyện đã thường xuyên được tổ chức và duy trì như: Đêm văn nghệ tối thứ Bảy hàng tuần tại Công viên đồi thông Eo Gió, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu. Đặc biệt, gần đây nhất huyện đã kết hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thành công Giải leo núi "Bước chân trên mây”.
Từ những nỗ lực đó đã tạo dựng một hình ảnh du lịch Trạm Tấu rất riêng và đặc sắc, thu hút tới hơn 108 lượt khách du lịch đến Trạm Tấu trong 9 tháng qua, đạt 114,47% kế hoạch tỉnh giao. Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng đạt trên 70 tỷ đồng.
Thời gian tới, để du lịch phát triển mạnh và đạt được những kết quả như mong đợi, huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, xây dựng website Du lịch huyện Trạm Tấu với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm mở rộng thị trường khách trong nước và quốc tế.
1457 lượt xem
Theo Nhà báo và Công luận
Thời gian qua, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng thu hút du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch đến với Trạm Tấu.Theo đó, huyện Trạm Tấu đã tăng cường khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển các sản phẩm hàng hóa phục vụ du khách.
Hiện huyện đã có trên 20 cơ sở lưu trú, homestay, nhà nghỉ, khách sạn với trên 230 buồng, phòng tập trung ở thị trấn Trạm Tấu, xã Hát Lừu, xã Phình Hồ. Cùng với đó, tại các địa điểm du lịch trải nghiệm, nhiều hộ đã xây dựng các lán nghỉ phục vụ ăn uống tạo các điểm dừng chân cho du khách khi đến với Trạm Tấu.
Năm 2022, huyện Trạm Tấu đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Vì vậy, huyện Trạm Tấu đã tập trung nguồn lực từ tỉnh và sự đầu tư của chính các hộ gia đình nơi đây để phát triển du lịch.
Với khí hậu vùng cao quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có nhiều đỉnh núi cao như: đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa thích hợp du lịch mạo hiểm; có thác nước Háng Đề Chơ được ví như "Đệ nhất thác Tây Bắc", có thác Tà Xùa, đồi thông Eo Gió, bản Cu Vai và có trữ lượng nguồn nước khoáng nóng dồi dào nên Trạm Tấu đã tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và du lịch cộng đồng.
Trạm Tấu đã được định hướng phát triển du lịch với 4 phân vùng du lịch trọng điểm, gồm: phân vùng trung tâm động lực phát triển "Trung tâm hậu cần du lịch, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng” tại thị trấn Trạm Tấu, xã Hát Lừu; phân vùng động lực cửa ngõ "phát triển sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch gắn với nông nghiệp” tại 3 xã: Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng; phân vùng "phát triển du lịch văn hóa - cảnh quan” tại các xã: Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù; phân vùng du lịch gắn với nông nghiệp "Trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp - khai thác đặc sản địa phương gắn với phát triển du lịch bền vững” tại 4 xã: Trạm Tấu, Pá Hu, Pá Lau, Túc Đán.
Võng lúa Xà Hồ - Trạm Tấu, nơi checkin lý tưởng của giới trẻ khi đến đây.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 30 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 197 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 240 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 60 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 658 tỷ đồng.
Ông Kobaiashi, du khách người Nhật chia sẻ: “Tôi được biết Việt Nam qua lời kể của nhiều người bạn kỹ sư đã và đang làm việc tại Việt Nam. Với sự hào hứng từ những người bạn kể về đất nước Việt Nam, tôi đã quyết định sang Việt Nam du lịch 10 ngày. Nơi đầu tiên tôi đặt chân đến là Hà Nội, sau đó tôi mua tour đi Trạm Tấu. Điều làm tôi thích thú nhất là nơi này có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp cho tôi trải nghiệm du lịch mạo hiểm. Tôi cũng rất thích không khí rất mát mẻ ở Trạm Tấu, giúp có được cảm giác nghỉ dưỡng”.
Với những gì thiên nhiên ban tặng cho Trạm Tấu, huyện đã tập huấn, nâng cao nhận thức, tư duy cho người dân để phát triển du lịch. Cùng với đó, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức trong phát triển du lịch; triển khai các dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Đồng thời tổ chức các dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của huyện.
Với cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng cho Trạm Tấu khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của huyện đã thường xuyên được tổ chức và duy trì như: Đêm văn nghệ tối thứ Bảy hàng tuần tại Công viên đồi thông Eo Gió, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu. Đặc biệt, gần đây nhất huyện đã kết hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thành công Giải leo núi "Bước chân trên mây”.
Từ những nỗ lực đó đã tạo dựng một hình ảnh du lịch Trạm Tấu rất riêng và đặc sắc, thu hút tới hơn 108 lượt khách du lịch đến Trạm Tấu trong 9 tháng qua, đạt 114,47% kế hoạch tỉnh giao. Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng đạt trên 70 tỷ đồng.
Thời gian tới, để du lịch phát triển mạnh và đạt được những kết quả như mong đợi, huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, xây dựng website Du lịch huyện Trạm Tấu với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm mở rộng thị trường khách trong nước và quốc tế.