CTTĐT - Nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, duy trì thương hiệu sản phẩm chè Bát Tiên thì việc liên kết sản xuất, chế biến và kinh doanh của người nông dân với Hợp tác xã (HTX) thu mua, chế biến và tiêu thụ chè là một xu thế tất yếu, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, ổn định kinh tế cho các hộ thành viên, góp phần thực hiện thành công xây dựng nông sản địa phương.
Lãnh đạo xã Hưng Khánh trao đổi về kỹ thuật chăm sóc chè với người dân.
Năm 1974, bà con từ Nam Định lên khai hoang vùng kinh tế mới đưa cây chè trung du vào trồng tại đồng đất Hưng Khánh, đây được xem là cây trồng mới để phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt gia đình tại xã vùng cao. Có thời điểm diện tích chè của Hưng Khánh lên tới trên 300ha, tuy nhiên do chưa có sự liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm năm 2014 - 2015 nạn chè vàng xảy ra đã làm giảm giá trị của sản phẩm chè, chính vì vậy nhiều diện tích chè bị phá bỏ để trồng những cây trồng khác.
Bà Nguyễn Kim Cúc thôn Khe Năm xã Hưng Khánh cho biết: “Chè trung du rất nhiều búp, nhưng đã già cỗi và chất lượng không cao, nên không hiệu quả. Từ khi có chè Bát Tiên đưa vào trồng, hiệu quả rõ rệt hơn, vì thế người dân dần chuyển đổi sang giống chè Bát Tiên”.
Năm 2006, thực hiện chương trình cải tạo chè trung du bằng giống chè Bát Tiên, đã có 70 hộ dân thôn 8, 9 và 10 xã Hưng Khánh tham gia, với diện tích 20ha. Các hộ trồng thử nghiệm được tham gia các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, ứng dụng quy trình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ vậy sản phẩm chè Bát tiên sản xuất đến đâu đều được thu mua đến đó, giá chè tăng từ 2-3 lần so với chè trung du, tạo nên sự hứng khởi cho những người trồng chè. Từ những mô hình trồng, chế biến chè đảm bảo đúng tiêu chuẩn, năm 2020 xã Hưng Khánh đã thành lập HTX Chè Khe Năm với 7 thành viên tham gia. Sản phẩm chè được thu hái đúng kỹ thuật, chế biến bằng hệ thống máy móc tại HTX và cũng trong năm này, sản phẩm chè Bát Tiên của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Ông Hoàng Văn Sửu - Thôn Tĩnh Hưng xã Hưng Khánh tâm sự: “Trước kia gia đình trồng chè trung du, nhưng hiệu quả không cao, nay được dự án hỗ trợ trồng chè Bát Tiên, gia đình chúng tôi đã trồng thay thế 0,5ha và được tham gia vào HTX. Chúng tôi mong rằng, HTX sẽ thu mua hết sản phẩm cho hội viên, sản phẩm chè Bát Tiên Hưng Khánh ngày càng mở rộng thị trường hơn”.
“Từ khi HTX lấy chè Bát Tiên làm sản phẩm OCOP của xã, thì bà con trồng chè rất háo hức mong muốn vào HTX để sản phẩm chè cao hơn và đời sống của người trồng chè ngày càng ấm no hơn”. Ông Trần Quốc Hương - Thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh cho biết thêm.
Chè Bát Tiên của Hưng Khánh đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao
Nhằm khai thác tiềm năng của vùng, nâng cao vị thế, mở rộng vùng sản xuất chè xanh theo hướng tập trung tại xã Hưng Khánh và các vùng khác trên địa bàn huyện Trấn Yên và thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn, theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa gắn nghiên cứu với sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kết hợp đào tạo tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất chè, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Được sự hỗ trợ của Nghị quyết 69 HĐND tỉnh, HTX chè Khe Năm đã tham gia dự án: “Phát triển diện tích chè chất lượng cao liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm” xã Hưng Khánh, Việt Cường - huyện Trấn Yên giai đoạn 2021-2023. Tổng kinh phí thực hiện là trên 3,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng, số vốn còn lại là nguồn đối ứng của HTX.
Với nguồn vốn trên, HTX Khe Năm sẽ được hỗ trợ bao gồm từ khâu đánh giá xác định vùng nguyên liệu hiện có là 25ha, hỗ trợ mua cây giống để trồng mới, trồng thay thế 35ha chè Bát Tiên; Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng bảo quản, chế biến chè đến khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác, chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Ông Vũ Văn Hồng - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Chè Khe Năm cho biết: “Được Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh hỗ trợ, HTX Chè Khe Năm đã và đang mở rộng diện tích chè, nâng cấp thiết bị, mở rộng nhà xưởng, cũng như tìm thêm thị trường. Thời gian tới, HTX cam kết bao tiêu hết sản phẩm chè cho hội viên, nâng cấp sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao, tiếp tục quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử”.
Qua thực hiện dự án, đã giúp HTX Khe Năm làm chủ được công nghệ, tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân vùng dự án. Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tính cạnh tranh tốt, giúp tăng số hộ thành viên HTX lên 90 thành viên, sản lượng chế biến tăng lên khoảng 315 tấn chè búp tươi, tương đương với 65 tấn chè thương phẩm/năm, tăng thêm 10 - 20% giá trị sản phẩm, hình thành mối liên kết lâu dài giữa hộ sản xuất nguyên liệu với HTX, tăng nguồn thu ổn định cho người sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng cao, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
“Xã Hưng Khánh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển các cây trồng chủ lực sản xuất hàng hóa, vì thế bên cạnh việc mở rộng diện tích thì chúng tôi tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư đến địa phương xây dựng nhà máy chế biến, tạo thêm các chuỗi sản xuất, cũng như nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân”. Đó là lời khẳng định của ông Trần Văn Tam – Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông sản đang gặp khó trong khâu tiêu thụ, việc nhiều hộ trồng chè tại xã Hưng Khánh và Việt Cường vẫn có đầu ra ổn định cho sản phẩm là một tín hiệu đáng mừng. Qua đây cũng cho thấy hiệu quả của mô hình liên kết giữa các tổ hợp tác sản xuất với doanh nghiệp theo một chuỗi kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ đó, chất lượng, thương hiệu nông sản địa phương ngày càng được khẳng định và các hộ nông dân cũng tăng thu nhập trên chính đồng đất của mình./.
1345 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, duy trì thương hiệu sản phẩm chè Bát Tiên thì việc liên kết sản xuất, chế biến và kinh doanh của người nông dân với Hợp tác xã (HTX) thu mua, chế biến và tiêu thụ chè là một xu thế tất yếu, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, ổn định kinh tế cho các hộ thành viên, góp phần thực hiện thành công xây dựng nông sản địa phương.Năm 1974, bà con từ Nam Định lên khai hoang vùng kinh tế mới đưa cây chè trung du vào trồng tại đồng đất Hưng Khánh, đây được xem là cây trồng mới để phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt gia đình tại xã vùng cao. Có thời điểm diện tích chè của Hưng Khánh lên tới trên 300ha, tuy nhiên do chưa có sự liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm năm 2014 - 2015 nạn chè vàng xảy ra đã làm giảm giá trị của sản phẩm chè, chính vì vậy nhiều diện tích chè bị phá bỏ để trồng những cây trồng khác.
Bà Nguyễn Kim Cúc thôn Khe Năm xã Hưng Khánh cho biết: “Chè trung du rất nhiều búp, nhưng đã già cỗi và chất lượng không cao, nên không hiệu quả. Từ khi có chè Bát Tiên đưa vào trồng, hiệu quả rõ rệt hơn, vì thế người dân dần chuyển đổi sang giống chè Bát Tiên”.
Năm 2006, thực hiện chương trình cải tạo chè trung du bằng giống chè Bát Tiên, đã có 70 hộ dân thôn 8, 9 và 10 xã Hưng Khánh tham gia, với diện tích 20ha. Các hộ trồng thử nghiệm được tham gia các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, ứng dụng quy trình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ vậy sản phẩm chè Bát tiên sản xuất đến đâu đều được thu mua đến đó, giá chè tăng từ 2-3 lần so với chè trung du, tạo nên sự hứng khởi cho những người trồng chè. Từ những mô hình trồng, chế biến chè đảm bảo đúng tiêu chuẩn, năm 2020 xã Hưng Khánh đã thành lập HTX Chè Khe Năm với 7 thành viên tham gia. Sản phẩm chè được thu hái đúng kỹ thuật, chế biến bằng hệ thống máy móc tại HTX và cũng trong năm này, sản phẩm chè Bát Tiên của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Ông Hoàng Văn Sửu - Thôn Tĩnh Hưng xã Hưng Khánh tâm sự: “Trước kia gia đình trồng chè trung du, nhưng hiệu quả không cao, nay được dự án hỗ trợ trồng chè Bát Tiên, gia đình chúng tôi đã trồng thay thế 0,5ha và được tham gia vào HTX. Chúng tôi mong rằng, HTX sẽ thu mua hết sản phẩm cho hội viên, sản phẩm chè Bát Tiên Hưng Khánh ngày càng mở rộng thị trường hơn”.
“Từ khi HTX lấy chè Bát Tiên làm sản phẩm OCOP của xã, thì bà con trồng chè rất háo hức mong muốn vào HTX để sản phẩm chè cao hơn và đời sống của người trồng chè ngày càng ấm no hơn”. Ông Trần Quốc Hương - Thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh cho biết thêm.
Chè Bát Tiên của Hưng Khánh đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao
Nhằm khai thác tiềm năng của vùng, nâng cao vị thế, mở rộng vùng sản xuất chè xanh theo hướng tập trung tại xã Hưng Khánh và các vùng khác trên địa bàn huyện Trấn Yên và thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn, theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa gắn nghiên cứu với sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kết hợp đào tạo tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất chè, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Được sự hỗ trợ của Nghị quyết 69 HĐND tỉnh, HTX chè Khe Năm đã tham gia dự án: “Phát triển diện tích chè chất lượng cao liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm” xã Hưng Khánh, Việt Cường - huyện Trấn Yên giai đoạn 2021-2023. Tổng kinh phí thực hiện là trên 3,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng, số vốn còn lại là nguồn đối ứng của HTX.
Với nguồn vốn trên, HTX Khe Năm sẽ được hỗ trợ bao gồm từ khâu đánh giá xác định vùng nguyên liệu hiện có là 25ha, hỗ trợ mua cây giống để trồng mới, trồng thay thế 35ha chè Bát Tiên; Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng bảo quản, chế biến chè đến khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác, chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Ông Vũ Văn Hồng - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Chè Khe Năm cho biết: “Được Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh hỗ trợ, HTX Chè Khe Năm đã và đang mở rộng diện tích chè, nâng cấp thiết bị, mở rộng nhà xưởng, cũng như tìm thêm thị trường. Thời gian tới, HTX cam kết bao tiêu hết sản phẩm chè cho hội viên, nâng cấp sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao, tiếp tục quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử”.
Qua thực hiện dự án, đã giúp HTX Khe Năm làm chủ được công nghệ, tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân vùng dự án. Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tính cạnh tranh tốt, giúp tăng số hộ thành viên HTX lên 90 thành viên, sản lượng chế biến tăng lên khoảng 315 tấn chè búp tươi, tương đương với 65 tấn chè thương phẩm/năm, tăng thêm 10 - 20% giá trị sản phẩm, hình thành mối liên kết lâu dài giữa hộ sản xuất nguyên liệu với HTX, tăng nguồn thu ổn định cho người sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng cao, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
“Xã Hưng Khánh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển các cây trồng chủ lực sản xuất hàng hóa, vì thế bên cạnh việc mở rộng diện tích thì chúng tôi tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư đến địa phương xây dựng nhà máy chế biến, tạo thêm các chuỗi sản xuất, cũng như nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân”. Đó là lời khẳng định của ông Trần Văn Tam – Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông sản đang gặp khó trong khâu tiêu thụ, việc nhiều hộ trồng chè tại xã Hưng Khánh và Việt Cường vẫn có đầu ra ổn định cho sản phẩm là một tín hiệu đáng mừng. Qua đây cũng cho thấy hiệu quả của mô hình liên kết giữa các tổ hợp tác sản xuất với doanh nghiệp theo một chuỗi kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ đó, chất lượng, thương hiệu nông sản địa phương ngày càng được khẳng định và các hộ nông dân cũng tăng thu nhập trên chính đồng đất của mình./.