CTTĐT - Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc được triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi tại 57 thôn, bản, tổ dân phố của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, từ tháng 10/2023 đến hết tháng 4/2024.
Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc được triển khai thực hiện từ tháng 10/2023 đến hết tháng 4/2024.
Để chủ động trong công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ Đông xuân 2023 - 2024, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh, UBND huyện Trạm Tấu ban hành Kế hoạch phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ Đông xuân 2023-2024 trên địa bàn huyện
Theo Kế hoạch, huyện tập trung tuyên truyền, vận động đến các hộ chăn nuôi gia súc phải thực hiện bắt buộc các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc trong vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Đối với chuồng trại: Làm mới và tu sửa chuồng trại gia súc bảo đảm 03 cứng (cứng khung, cứng mái, cứng nền). Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 94% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê trên địa bàn toàn huyện có chuồng trại chăn nuôi. Tuyệt đối không để đọng nước, phân trên nền chuồng nuôi. Những ngày rét đậm, rét hại và mưa, tuyết, băng giá, 100% hộ chăn nuôi sử dụng bạt dứa, vật liệu khác có sẵn ở địa phương để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc; gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá xung quang chuồng nuôi ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét cho gia súc.
Đối với việc dự trữ thức ăn cho gia súc: Vận động nhân dân dự trữ rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò, đồng thời trồng ngô sinh khối để lấy thân, lá làm thức ăn cho gia súc hoặc tận dụng thân, lá ngô trong vụ hè thu để dự trữ làm thức ăn thô cho gia súc (phấn đấu mỗi xã có trên 2ha ngô sinh khối). Các hộ chăn nuôi gia súc có thức ăn tinh bột (ngô, cám gạo, cháo loãng..) để cho gia súc ăn bổ sung vào những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, băng giá kéo dài. Phấn đấu 100% số hộ chăn nuôi gia súc có đủ thức ăn dự trữ cho gia súc như: cỏ khô, rơm khô, thân lá ngô, cỏ tươi, muối, thức ăn tinh bột...
Chăm sóc tốt diện tích cỏ đã trồng và diện tích cỏ đã cho thu hoạch để đảm bảo có đủ thức ăn xanh cho gia súc. Các hộ chăn nuôi thực hiện trồng thêm diện tích cỏ bằng các giống cỏ VA06, cỏ voi... để phục vụ chăn nuôi.
Tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi tiêm phòng các loại vắc xin, phấn đấu trên 95% số gia súc trong diện tiêm phòng được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo định kỳ.
Định kỳ phun tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các khu vực bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND huyện và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
1437 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc được triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi tại 57 thôn, bản, tổ dân phố của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, từ tháng 10/2023 đến hết tháng 4/2024.Để chủ động trong công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ Đông xuân 2023 - 2024, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh, UBND huyện Trạm Tấu ban hành Kế hoạch phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ Đông xuân 2023-2024 trên địa bàn huyện
Theo Kế hoạch, huyện tập trung tuyên truyền, vận động đến các hộ chăn nuôi gia súc phải thực hiện bắt buộc các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc trong vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Đối với chuồng trại: Làm mới và tu sửa chuồng trại gia súc bảo đảm 03 cứng (cứng khung, cứng mái, cứng nền). Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 94% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê trên địa bàn toàn huyện có chuồng trại chăn nuôi. Tuyệt đối không để đọng nước, phân trên nền chuồng nuôi. Những ngày rét đậm, rét hại và mưa, tuyết, băng giá, 100% hộ chăn nuôi sử dụng bạt dứa, vật liệu khác có sẵn ở địa phương để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc; gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá xung quang chuồng nuôi ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét cho gia súc.
Đối với việc dự trữ thức ăn cho gia súc: Vận động nhân dân dự trữ rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò, đồng thời trồng ngô sinh khối để lấy thân, lá làm thức ăn cho gia súc hoặc tận dụng thân, lá ngô trong vụ hè thu để dự trữ làm thức ăn thô cho gia súc (phấn đấu mỗi xã có trên 2ha ngô sinh khối). Các hộ chăn nuôi gia súc có thức ăn tinh bột (ngô, cám gạo, cháo loãng..) để cho gia súc ăn bổ sung vào những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, băng giá kéo dài. Phấn đấu 100% số hộ chăn nuôi gia súc có đủ thức ăn dự trữ cho gia súc như: cỏ khô, rơm khô, thân lá ngô, cỏ tươi, muối, thức ăn tinh bột...
Chăm sóc tốt diện tích cỏ đã trồng và diện tích cỏ đã cho thu hoạch để đảm bảo có đủ thức ăn xanh cho gia súc. Các hộ chăn nuôi thực hiện trồng thêm diện tích cỏ bằng các giống cỏ VA06, cỏ voi... để phục vụ chăn nuôi.
Tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi tiêm phòng các loại vắc xin, phấn đấu trên 95% số gia súc trong diện tiêm phòng được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo định kỳ.
Định kỳ phun tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các khu vực bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND huyện và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.