CTTĐT - Năm học 2023 - 2024 ngành Giáo dục huyện Văn Chấn có trên 1.700 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, so với quy mô, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên còn thiếu 282 người. Riêng đội ngũ giáo viên thiếu 218 người, trong đó một số nhóm, môn thiếu nhiều như nhóm 1 bậc tiểu học thiếu 41 giáo viên, Tiếng Anh thiếu 19 giáo viên, Tin học thiếu 23 giáo viên, Ngữ văn thiếu 10 giáo viên. Khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục huyện đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để đảm bảo công tác giảng dạy và học tập, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Một tiết học của Cô và trò trường TH&THCS Thượng Bằng La.
Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 liên tục cô giáo Hà Thị Dung giáo viên dạy môn Anh văn tại trường TH&THCS Thượng Bằng La tình nguyện xung phong dạy học liên trường. Mặc dù có con nhỏ, chồng đi làm ăn xa nhưng khắc phục những khó khăn, bản thân cô vẫn luôn hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Năm học này, ngoài việc dạy liên trường tại trường Tiểu học Bình Thuận vào 3 buổi chiều trong tuần, cô Dung còn tham gia dạy ôn thi học sinh giỏi cấp huyện cụm vùng ngoài tại trường THCS Ba Khe, xã Cát Thịnh.
Cô giáo Hà Thị Dung tâm sự: Với trách nhiệm là một giáo viên tôi luôn luôn suy nghĩ mình sẽ cố gắng hết sức để vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao tại nhà trường cũng như giúp các em học sinh ở những đơn vị trường thiếu giáo viên môn Anh văn được học tập theo đúng chương trình quy định. Mặc dù tương đối vất vả khi phải di chuyển nhiều và thời gian giảng dạy khá căng thẳng nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui vì đã góp phần giúp các em học sinh đảm bảo lượng kiến thức theo chương trình giáo dục.
Năm học 2023 - 2024, trường TH&THCS Thượng Bằng La có trên 850 em học sinh học tập ở hai bậc học, trong đó tiểu học trên 500 em học sinh, còn lại là bậc học THCS với 43 cán bộ, giáo viên nhân viên. Theo quy mô, hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu 1 giáo viên bậc học tiểu học và 1 giáo viên môn Ngữ văn. Tuy nhiên, nhà trường vẫn thực hiện tốt chủ trương của ngành phân công giáo viên dạy liên trường, liên cấp và biệt phái, tăng cường, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong ngành Giáo dục. Năm học này nhà trường có 5 giáo viên bộ môn dạy liên trường và 1 giáo viên đi tăng cường tại trường TH&THCS Hoàng Văn Thọ. Ngoài việc dạy liên môn, thì 1 giáo viên môn Anh văn và 1 giáo viên môn Địa lý còn tham gia dạy ôn thi học sinh giỏi cấp huyện tại trường THCS Ba Khe từ tháng 9 đến hết tháng 11.
Thầy giáo Đặng Anh Phương - Hiệu trưởng trường TH&THCS Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: “Khắc phục những khó khăn này, nhà trường đã bố trí thời khóa biểu khoa học, hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ giáo viên và tuyên truyền, vận động để lấy tinh thần tự giác xung phong của các thầy cô giáo trong nhà trường. Cùng với đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng phối hợp tốt với các đơn vị trường có giáo viên đến dạy bố trí, sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian giảng dạy, nghỉ ngơi, chăm sóc con cái và gia đình”.
Năm học này, ngành Giáo dục huyện Văn Chấn còn thiếu 282 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm học 2023 - 2024, Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu cho UBND huyện sắp xếp, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các nhà trường để bổ sung số cán bộ quản lý còn thiếu, đồng thời điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ. Phòng đã tham mưu bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 21 cán bộ quản lý; điều động theo nguyện vọng cá nhân và biệt phái giáo viên từ trường thừa về trường thiếu, từ trường thiếu ít về trường thiếu nhiều; hướng dẫn và phân công dạy liên cấp, liên trường đối với các môn như: Âm nhạc, mỹ thuật, tin học... Ngoài ra, đối với môn Tiếng Anh, chỉ đạo các đơn vị trường chuẩn bị tốt các điều kiện để dạy một số tiết theo hình thức trực tuyến.
“Những giải pháp tích cực bước đầu đã giúp các đơn vị trường duy trì việc giảng dạy theo đúng tiến độ quy định chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp trước mắt, bởi ngành cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt với bộ môn Tiếng Anh, dẫn đến khi phân công dạy liên trường, một số giáo viên phải đi dạy xa trường, xa nhà, các trường gặp khó khăn khi sắp xếp thời khóa biểu và phân công nhiệm vụ; mỗi khi có biến động về đội ngũ rất khó khăn trong việc phân công để có thể đảm bảo người giảng dạy môn học tại các trường. Cùng với đó thì do thiếu giáo viên dẫn đến giáo viên phải dạy vượt giờ, việc thực hiện chi trả chế độ dạy vượt giờ cho giáo viên gặp khó khăn do nhu cầu kinh phí để thanh toán lớn, vượt quá khả năng của các đơn vị. Để giải quyết lâu dài, huyện Văn Chấn vẫn rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp để tuyển dụng, bổ sung số giáo viên, nhân viên còn thiếu. Các cấp, các ngành tiếp tục có cơ chế, chính sách động viên các giáo viên đang công tác gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, thu hút nhân tài tham gia sự nghiệp trồng người của địa phương”. Ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn khẳng định.
649 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm học 2023 - 2024 ngành Giáo dục huyện Văn Chấn có trên 1.700 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, so với quy mô, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên còn thiếu 282 người. Riêng đội ngũ giáo viên thiếu 218 người, trong đó một số nhóm, môn thiếu nhiều như nhóm 1 bậc tiểu học thiếu 41 giáo viên, Tiếng Anh thiếu 19 giáo viên, Tin học thiếu 23 giáo viên, Ngữ văn thiếu 10 giáo viên. Khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục huyện đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để đảm bảo công tác giảng dạy và học tập, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 liên tục cô giáo Hà Thị Dung giáo viên dạy môn Anh văn tại trường TH&THCS Thượng Bằng La tình nguyện xung phong dạy học liên trường. Mặc dù có con nhỏ, chồng đi làm ăn xa nhưng khắc phục những khó khăn, bản thân cô vẫn luôn hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Năm học này, ngoài việc dạy liên trường tại trường Tiểu học Bình Thuận vào 3 buổi chiều trong tuần, cô Dung còn tham gia dạy ôn thi học sinh giỏi cấp huyện cụm vùng ngoài tại trường THCS Ba Khe, xã Cát Thịnh.
Cô giáo Hà Thị Dung tâm sự: Với trách nhiệm là một giáo viên tôi luôn luôn suy nghĩ mình sẽ cố gắng hết sức để vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao tại nhà trường cũng như giúp các em học sinh ở những đơn vị trường thiếu giáo viên môn Anh văn được học tập theo đúng chương trình quy định. Mặc dù tương đối vất vả khi phải di chuyển nhiều và thời gian giảng dạy khá căng thẳng nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui vì đã góp phần giúp các em học sinh đảm bảo lượng kiến thức theo chương trình giáo dục.
Năm học 2023 - 2024, trường TH&THCS Thượng Bằng La có trên 850 em học sinh học tập ở hai bậc học, trong đó tiểu học trên 500 em học sinh, còn lại là bậc học THCS với 43 cán bộ, giáo viên nhân viên. Theo quy mô, hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu 1 giáo viên bậc học tiểu học và 1 giáo viên môn Ngữ văn. Tuy nhiên, nhà trường vẫn thực hiện tốt chủ trương của ngành phân công giáo viên dạy liên trường, liên cấp và biệt phái, tăng cường, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong ngành Giáo dục. Năm học này nhà trường có 5 giáo viên bộ môn dạy liên trường và 1 giáo viên đi tăng cường tại trường TH&THCS Hoàng Văn Thọ. Ngoài việc dạy liên môn, thì 1 giáo viên môn Anh văn và 1 giáo viên môn Địa lý còn tham gia dạy ôn thi học sinh giỏi cấp huyện tại trường THCS Ba Khe từ tháng 9 đến hết tháng 11.
Thầy giáo Đặng Anh Phương - Hiệu trưởng trường TH&THCS Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: “Khắc phục những khó khăn này, nhà trường đã bố trí thời khóa biểu khoa học, hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ giáo viên và tuyên truyền, vận động để lấy tinh thần tự giác xung phong của các thầy cô giáo trong nhà trường. Cùng với đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng phối hợp tốt với các đơn vị trường có giáo viên đến dạy bố trí, sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian giảng dạy, nghỉ ngơi, chăm sóc con cái và gia đình”.
Năm học này, ngành Giáo dục huyện Văn Chấn còn thiếu 282 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm học 2023 - 2024, Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu cho UBND huyện sắp xếp, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các nhà trường để bổ sung số cán bộ quản lý còn thiếu, đồng thời điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ. Phòng đã tham mưu bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 21 cán bộ quản lý; điều động theo nguyện vọng cá nhân và biệt phái giáo viên từ trường thừa về trường thiếu, từ trường thiếu ít về trường thiếu nhiều; hướng dẫn và phân công dạy liên cấp, liên trường đối với các môn như: Âm nhạc, mỹ thuật, tin học... Ngoài ra, đối với môn Tiếng Anh, chỉ đạo các đơn vị trường chuẩn bị tốt các điều kiện để dạy một số tiết theo hình thức trực tuyến.
“Những giải pháp tích cực bước đầu đã giúp các đơn vị trường duy trì việc giảng dạy theo đúng tiến độ quy định chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp trước mắt, bởi ngành cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt với bộ môn Tiếng Anh, dẫn đến khi phân công dạy liên trường, một số giáo viên phải đi dạy xa trường, xa nhà, các trường gặp khó khăn khi sắp xếp thời khóa biểu và phân công nhiệm vụ; mỗi khi có biến động về đội ngũ rất khó khăn trong việc phân công để có thể đảm bảo người giảng dạy môn học tại các trường. Cùng với đó thì do thiếu giáo viên dẫn đến giáo viên phải dạy vượt giờ, việc thực hiện chi trả chế độ dạy vượt giờ cho giáo viên gặp khó khăn do nhu cầu kinh phí để thanh toán lớn, vượt quá khả năng của các đơn vị. Để giải quyết lâu dài, huyện Văn Chấn vẫn rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp để tuyển dụng, bổ sung số giáo viên, nhân viên còn thiếu. Các cấp, các ngành tiếp tục có cơ chế, chính sách động viên các giáo viên đang công tác gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, thu hút nhân tài tham gia sự nghiệp trồng người của địa phương”. Ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn khẳng định.