Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018 đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.
Chính phủ quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương một số cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng… làm tốt công tác cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh, mỗi bộ cam kết cắt 1/3-1/2 thủ tục, đã dũng cảm cắt bỏ quyền lực của mình để tạo môi trường tốt hơn.
Tuy nhiên, cho rằng hiện vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, Thủ tướng nêu rõ, “anh cắt thủ tục này mà lại mọc ra thủ tục khác vì quyền lợi của vụ mình, sở mình,... là vấn đề nguy nan”.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, tương ứng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh hiện khoảng 4.284.
Tuy nhiên, hệ thống quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh hay thay đổi và có thể khó theo dõi, thống kê, cập nhật một cách chính xác, kịp thời. Thậm chí có ngành nghề đầu tư kinh doanh mà các điều kiện được quy định ở nhiều nghị định khác nhau, theo phạm vi quản lý Bộ, ngành về sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Ví dụ, điều kiện kinh doanh thực phẩm được phân chia theo lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, quy định tại 01 luật và 04 nghị định khác nhau gồm Luật An toàn thực và các Nghị định: 38/2012/NĐ-CP, 77/2016/NĐ-CP, 66/2016/NĐ-CP và 67/2016/NĐ-CP.
Theo đánh giá, các điều kiện đầu tư kinh doanh còn bất hợp lý, làm hạn chế gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho hành vi nhũng nhiễu. Do đó, các bộ, ngành cần tiếp tục xem xét cắt giảm cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng vẫn phải bảo đảm công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với những ngành nghề đặc thù.
Tính từ ngày 01/7/2015 (ngày Luật Đầu tư có hiệu lực) đến nay, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị xử lý 31 văn bản có quy định không phù hợp về điều kiện đầu tư kinh doanh, riêng năm 2017 phát hiện, kiến nghị xử lý 06 văn bản. Đến nay các bộ, ngành, địa phương đã xử lý 26/31 văn bản; còn 05 văn bản chưa được xử lý.
5 Bộ đã rà soát và đưa phương án cắt giảm, sửa đổi
Còn theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp là trọng tâm của Chính phủ trong những năm gần đây. Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ “tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên theo thông tin nhận được đến ngày 22/12/2017, mới chỉ có 5 Bộ rà soát và đưa ra phương án cắt giảm, sửa đổi. Trong đó Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên thực hiện rà soát và có phương án cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh trong tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (cắt giảm khoảng 55%). Hiện dự thảo Nghị định sửa đổi để cắt giảm các điều kiện đã trình Chính phủ.
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tổng số 345 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, dự kiến đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (gồm bãi bỏ 65 và sửa đổi 53 điều kiện), chiếm 34,2%. Tuy vậy, cho đến nay, những điều kiện kinh doanh Bộ đề xuất sửa đổi chưa có phương án sửa đổi cụ thể.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá Bộ Xây dựng có nỗ lực cải cách đáng kể, thực chất về môi trường kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh nói riêng. Cụ thể Bộ đã đề xuất bãi bỏ 05 ngành, nghề không thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng được quy định tại các Nghị định do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo; đề xuất bãi bỏ 4 ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không đáp ứng tiêu chí tại Điều 7 của Luật Đầu tư.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện (41,3%); đơn giản hóa 94 (43,7%); giữ nguyên 32 điều kiện (15%) tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Các đề xuất bãi bỏ nêu trên dự kiến đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng dự kiến trình Chính phủ ban hành trong tháng 1.
Bộ Thông tin - Truyền thông cũng đã thực hiện rà soát điều kiện kinh doanh, đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh (đạt 16%), nhưng chưa có phương án sửa đổi cụ thể đối với các điều kiện kinh doanh sửa đổi.
Riêng Ngân hàng Nhà nước đề nghị duy trì các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng do tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng so với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp khác và do tính chất rủi ro cao của hoạt động ngân hàng.
Đối với 10 Bộ ngành khác (gồm: Tài chính, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và xã hội, Công an, Quốc phòng, Tư pháp), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa nhận được thông tin về việc rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành này.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, qua kết quả rà soát cho thấy các Bộ hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.
Các quy định về điều kiện chung (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; môi trường; an toàn lao động;…) mặc dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội,… nhưng các Bộ khác vẫn quy định quản lý cả những điều kiện này.
Nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết vẫn được giữ lại hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Trong số điều kiện kinh doanh đề xuất bãi bỏ, sửa đổi thì khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận Tải, Công an, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện rà soát, kiến nghị cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2017
1192 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018 đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương một số cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng… làm tốt công tác cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh, mỗi bộ cam kết cắt 1/3-1/2 thủ tục, đã dũng cảm cắt bỏ quyền lực của mình để tạo môi trường tốt hơn.
Tuy nhiên, cho rằng hiện vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, Thủ tướng nêu rõ, “anh cắt thủ tục này mà lại mọc ra thủ tục khác vì quyền lợi của vụ mình, sở mình,... là vấn đề nguy nan”.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, tương ứng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh hiện khoảng 4.284.
Tuy nhiên, hệ thống quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh hay thay đổi và có thể khó theo dõi, thống kê, cập nhật một cách chính xác, kịp thời. Thậm chí có ngành nghề đầu tư kinh doanh mà các điều kiện được quy định ở nhiều nghị định khác nhau, theo phạm vi quản lý Bộ, ngành về sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Ví dụ, điều kiện kinh doanh thực phẩm được phân chia theo lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, quy định tại 01 luật và 04 nghị định khác nhau gồm Luật An toàn thực và các Nghị định: 38/2012/NĐ-CP, 77/2016/NĐ-CP, 66/2016/NĐ-CP và 67/2016/NĐ-CP.
Theo đánh giá, các điều kiện đầu tư kinh doanh còn bất hợp lý, làm hạn chế gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho hành vi nhũng nhiễu. Do đó, các bộ, ngành cần tiếp tục xem xét cắt giảm cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng vẫn phải bảo đảm công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với những ngành nghề đặc thù.
Tính từ ngày 01/7/2015 (ngày Luật Đầu tư có hiệu lực) đến nay, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị xử lý 31 văn bản có quy định không phù hợp về điều kiện đầu tư kinh doanh, riêng năm 2017 phát hiện, kiến nghị xử lý 06 văn bản. Đến nay các bộ, ngành, địa phương đã xử lý 26/31 văn bản; còn 05 văn bản chưa được xử lý.
5 Bộ đã rà soát và đưa phương án cắt giảm, sửa đổi
Còn theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp là trọng tâm của Chính phủ trong những năm gần đây. Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ “tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên theo thông tin nhận được đến ngày 22/12/2017, mới chỉ có 5 Bộ rà soát và đưa ra phương án cắt giảm, sửa đổi. Trong đó Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên thực hiện rà soát và có phương án cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh trong tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (cắt giảm khoảng 55%). Hiện dự thảo Nghị định sửa đổi để cắt giảm các điều kiện đã trình Chính phủ.
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tổng số 345 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, dự kiến đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (gồm bãi bỏ 65 và sửa đổi 53 điều kiện), chiếm 34,2%. Tuy vậy, cho đến nay, những điều kiện kinh doanh Bộ đề xuất sửa đổi chưa có phương án sửa đổi cụ thể.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá Bộ Xây dựng có nỗ lực cải cách đáng kể, thực chất về môi trường kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh nói riêng. Cụ thể Bộ đã đề xuất bãi bỏ 05 ngành, nghề không thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng được quy định tại các Nghị định do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo; đề xuất bãi bỏ 4 ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không đáp ứng tiêu chí tại Điều 7 của Luật Đầu tư.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện (41,3%); đơn giản hóa 94 (43,7%); giữ nguyên 32 điều kiện (15%) tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Các đề xuất bãi bỏ nêu trên dự kiến đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng dự kiến trình Chính phủ ban hành trong tháng 1.
Bộ Thông tin - Truyền thông cũng đã thực hiện rà soát điều kiện kinh doanh, đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh (đạt 16%), nhưng chưa có phương án sửa đổi cụ thể đối với các điều kiện kinh doanh sửa đổi.
Riêng Ngân hàng Nhà nước đề nghị duy trì các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng do tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng so với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp khác và do tính chất rủi ro cao của hoạt động ngân hàng.
Đối với 10 Bộ ngành khác (gồm: Tài chính, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và xã hội, Công an, Quốc phòng, Tư pháp), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa nhận được thông tin về việc rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành này.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, qua kết quả rà soát cho thấy các Bộ hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.
Các quy định về điều kiện chung (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; môi trường; an toàn lao động;…) mặc dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội,… nhưng các Bộ khác vẫn quy định quản lý cả những điều kiện này.
Nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết vẫn được giữ lại hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Trong số điều kiện kinh doanh đề xuất bãi bỏ, sửa đổi thì khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận Tải, Công an, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện rà soát, kiến nghị cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2017