CTTĐT - Sau đợt dịch bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam, đến nay, huyện Văn Chấn còn trên 2.000 ha cam, quýt các loại. Với mục tiêu giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm cam quả, huyện Văn Chấn đang hướng dẫn người dân áp dụng quy trình sản xuất cam sạch theo hướng hữu cơ. Đây không chỉ là hướng đi phát triển bền vững nhằm bảo vệ diện tích cam hiện có, bảo vệ môi trường, sức khỏe người trồng cam, người tiêu dùng mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm, thu nhập cho người dân.
Mô hình trồng cam của gia đình ông Cao Văn Mạnh ở thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là diện tích cam Đường Canh của gia đình ông Cao Văn Mạnh ở thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh và nhiều hộ dân khác trong vùng sẽ cho thu hoạch. Hiện nay cây cam đang trong giai đoạn tích đường, giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, do đó gia đình ông Mạnh đang tích cực tưới phân hữu cơ cho toàn bộ diện tích cam Đường Canh của gia đình. Để tăng cường dưỡng chất giúp cây cam Đường canh tăng độ ngọt đậm, ông Mạnh đã mua cá tươi về ngâm với men vi sinh và ủ đỗ tương để tưới cho cây cam. Cùng với đó thì trong quá trình chăm sóc, phân bón được ông ngâm ủ kỹ từ 6 tháng trở lên và chỉ sử dụng máy phát cỏ và thuốc hữu cơ để phòng trừ sâu bệnh.
“Nhờ chăm sóc theo hướng hữu cơ mà hiện nay gia đình tôi là một số ít hộ dân duy trì được vườn cam Đường Canh hơn 20 năm tuổi. Sau 2 năm sản xuất cây cam theo hướng hữu cơ tôi cũng nhận thấy cây cam phát triển khỏe mạnh hơn, chất lượng, mẫu mã cam được thương lái đánh giá cao, năng suất tăng từ 10 - 15% và chi phí về đầu tư, chăm sóc giảm 1/3 so với trước đây”. Ông Cao Văn Mạnh Thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, Văn Chấn chia sẻ.
Thôn Khe Sừng xã Tân Thịnh hiện có gần 80 ha cam, trong đó chủ yếu là diện tích cam Đường Canh chiếm đến 70% diện tích, còn lại là các giống cam Chanh Vinh, cam sen, cam sành… Nhờ vào cây cam không chỉ giúp cho người dân thoát nghèo mà còn giúp cho nhiều hộ trở thành hộ khá giàu cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ông Vũ Tiến Dũng - Bí thư Chi bộ thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, Văn Chấn cho biết: “Để bảo vệ tốt diện tích cam hiện có thôn đã vận động người dân sản xuất cây cam theo hướng hữu cơ để cải tạo đất, vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng cam vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cùng với đó thôn cũng đề nghị UBND xã tạo điều kiện để người dân được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để hướng dẫn người dân sản xuất cây cam theo tiêu chuẩn Vietgap. Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, nhân dân thôn Khe Sừng đã cơ bản ngăn chặn được dịch bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam”.
Toàn huyện Văn Chấn hiện có trên 2.000 ha cam, trong đó các diện tích chủ yếu tập trung tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài và một số xã vùng trong của huyện. Thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 người dân bắt đầu bước vào thu hoạch một số giống cam chanh chín sớm. Đồng thời cũng tập trung chăm sóc cam Đường Canh, đây là giống cam chín vào thời điểm giáp tết Nguyên đán, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán của nhân dân nhiều tỉnh lân cận. Hiện nay, cam Đường Canh ở Văn Chấn có sản lượng khá cao, giá bán cao gấp hai thậm chí gấp 3 lần so với giống cam Chanh. Nhờ thực hiện có hiệu quả các Đề án phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh, của huyện nên người dân đã được hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư mở rộng diện tích và được chuyển giao khoa học kỹ thuật. Không chỉ quan tâm đến sản lượng như trước đây, với kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm, những người trồng cây ăn quả có múi ở Văn Chấn đã biết cách nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và ngày càng chấp hành nghiêm ngặt các quy trình trồng và chăm sóc cây cam.
Những năm trước đây khi nhắc đến một số địa phương tại các xã vùng ngoài của huyện văn Chấn là nhắc đến thủ phủ của vùng cây ăn quả có múi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bệnh vàng lá thối rễ, một số địa phương đã bị sụt giảm lớn về sản lượng và diện tích, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Khôi phục lại những diện tích cam đã bị chết và rút kinh nghiệm từ việc sản xuất cây cam trước đây, huyện Văn Chấn đã có những định hướng sản xuất cam theo hướng hữu cơ để giúp người dân trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng phát triển một cách bền vững. Đây không chỉ là hướng đi lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người trồng cam và người tiêu dùng, mà còn hướng tới mục tiêu sản xuất nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.
841 lượt xem
CTV: Hoàng Minh - Ngọc Thuý
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau đợt dịch bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam, đến nay, huyện Văn Chấn còn trên 2.000 ha cam, quýt các loại. Với mục tiêu giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm cam quả, huyện Văn Chấn đang hướng dẫn người dân áp dụng quy trình sản xuất cam sạch theo hướng hữu cơ. Đây không chỉ là hướng đi phát triển bền vững nhằm bảo vệ diện tích cam hiện có, bảo vệ môi trường, sức khỏe người trồng cam, người tiêu dùng mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm, thu nhập cho người dân.Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là diện tích cam Đường Canh của gia đình ông Cao Văn Mạnh ở thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh và nhiều hộ dân khác trong vùng sẽ cho thu hoạch. Hiện nay cây cam đang trong giai đoạn tích đường, giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, do đó gia đình ông Mạnh đang tích cực tưới phân hữu cơ cho toàn bộ diện tích cam Đường Canh của gia đình. Để tăng cường dưỡng chất giúp cây cam Đường canh tăng độ ngọt đậm, ông Mạnh đã mua cá tươi về ngâm với men vi sinh và ủ đỗ tương để tưới cho cây cam. Cùng với đó thì trong quá trình chăm sóc, phân bón được ông ngâm ủ kỹ từ 6 tháng trở lên và chỉ sử dụng máy phát cỏ và thuốc hữu cơ để phòng trừ sâu bệnh.
“Nhờ chăm sóc theo hướng hữu cơ mà hiện nay gia đình tôi là một số ít hộ dân duy trì được vườn cam Đường Canh hơn 20 năm tuổi. Sau 2 năm sản xuất cây cam theo hướng hữu cơ tôi cũng nhận thấy cây cam phát triển khỏe mạnh hơn, chất lượng, mẫu mã cam được thương lái đánh giá cao, năng suất tăng từ 10 - 15% và chi phí về đầu tư, chăm sóc giảm 1/3 so với trước đây”. Ông Cao Văn Mạnh Thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, Văn Chấn chia sẻ.
Thôn Khe Sừng xã Tân Thịnh hiện có gần 80 ha cam, trong đó chủ yếu là diện tích cam Đường Canh chiếm đến 70% diện tích, còn lại là các giống cam Chanh Vinh, cam sen, cam sành… Nhờ vào cây cam không chỉ giúp cho người dân thoát nghèo mà còn giúp cho nhiều hộ trở thành hộ khá giàu cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ông Vũ Tiến Dũng - Bí thư Chi bộ thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, Văn Chấn cho biết: “Để bảo vệ tốt diện tích cam hiện có thôn đã vận động người dân sản xuất cây cam theo hướng hữu cơ để cải tạo đất, vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng cam vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cùng với đó thôn cũng đề nghị UBND xã tạo điều kiện để người dân được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để hướng dẫn người dân sản xuất cây cam theo tiêu chuẩn Vietgap. Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, nhân dân thôn Khe Sừng đã cơ bản ngăn chặn được dịch bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam”.
Toàn huyện Văn Chấn hiện có trên 2.000 ha cam, trong đó các diện tích chủ yếu tập trung tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài và một số xã vùng trong của huyện. Thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 người dân bắt đầu bước vào thu hoạch một số giống cam chanh chín sớm. Đồng thời cũng tập trung chăm sóc cam Đường Canh, đây là giống cam chín vào thời điểm giáp tết Nguyên đán, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán của nhân dân nhiều tỉnh lân cận. Hiện nay, cam Đường Canh ở Văn Chấn có sản lượng khá cao, giá bán cao gấp hai thậm chí gấp 3 lần so với giống cam Chanh. Nhờ thực hiện có hiệu quả các Đề án phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh, của huyện nên người dân đã được hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư mở rộng diện tích và được chuyển giao khoa học kỹ thuật. Không chỉ quan tâm đến sản lượng như trước đây, với kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm, những người trồng cây ăn quả có múi ở Văn Chấn đã biết cách nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và ngày càng chấp hành nghiêm ngặt các quy trình trồng và chăm sóc cây cam.
Những năm trước đây khi nhắc đến một số địa phương tại các xã vùng ngoài của huyện văn Chấn là nhắc đến thủ phủ của vùng cây ăn quả có múi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bệnh vàng lá thối rễ, một số địa phương đã bị sụt giảm lớn về sản lượng và diện tích, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Khôi phục lại những diện tích cam đã bị chết và rút kinh nghiệm từ việc sản xuất cây cam trước đây, huyện Văn Chấn đã có những định hướng sản xuất cam theo hướng hữu cơ để giúp người dân trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng phát triển một cách bền vững. Đây không chỉ là hướng đi lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người trồng cam và người tiêu dùng, mà còn hướng tới mục tiêu sản xuất nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.