CTTĐT - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, từ nay đến trước và sau Tết Nguyên đán sẽ xảy ra rét đậm, rét hại từng đợt xen kẽ nắng, mưa thất thường. Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, huyện Văn Chấn đã chủ động triên khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2023 - 2024 trên địa bàn huyện.
Người dân Văn Chấn chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn, bố trí cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở để tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Thường xuyên theo dõi, cập nhập diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý kịp thời khi thời tiết có diễn biến bất thường hoặc thiệt hại xảy ra. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động tu sửa, che chắn chuồng trại; cách chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, trong đó chú trọng việc chăm sóc gia súc non và gia súc già yếu. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn huyện, phun tiêu độc khử trùng tại lò giết mổ, nơi tập trung buôn bán gia súc, gia cầm... Dự phòng đầy đủ các loại hóa chất tiêu độc khử trùng, vắcxin, thuốc kháng sinh điều trị và các loại thuốc bổ trợ khác... để phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đến tận người chăn nuôi; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người chăn nuôi biết, chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Phân công cán bộ phụ trách các thôn, bản, tổ dân phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm khi có dự báo rét đậm, rét hại sẽ xảy ra.
Hướng dẫn người chăn nuôi sửa chữa, che chắn chuồng trại, đảm bảo phòng, chống rét và đủ điều kiện vệ sinh; có kế hoạch dự trữ, bảo quản, chế biến nguồn thức ăn cho trâu, bò; không chăn thả hoặc bắt trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ thấp; bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại.
Tổ chức tiêm bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng; kiểm soát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; tăng cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng quản lý kịp thời, khống chế có hiệu quả, tuyệt đối không để dịch lan rộng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả, cơ sở giết mổ, chế biến và buôn bán gia súc, gia cầm... nhằm làm sạch môi trường, giảm lượng mầm bệnh ngoài môi trường, tiềm ẩn gây dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, đưa tin về tình hình thời tiết, dịch bệnh và các biện pháp kỹ thuật phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi để người dân biết, chủ động và tự giác thực hiện.
757 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, từ nay đến trước và sau Tết Nguyên đán sẽ xảy ra rét đậm, rét hại từng đợt xen kẽ nắng, mưa thất thường. Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, huyện Văn Chấn đã chủ động triên khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2023 - 2024 trên địa bàn huyện.Trước diễn biến bất thường của thời tiết, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn, bố trí cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở để tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Thường xuyên theo dõi, cập nhập diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý kịp thời khi thời tiết có diễn biến bất thường hoặc thiệt hại xảy ra. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động tu sửa, che chắn chuồng trại; cách chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, trong đó chú trọng việc chăm sóc gia súc non và gia súc già yếu. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn huyện, phun tiêu độc khử trùng tại lò giết mổ, nơi tập trung buôn bán gia súc, gia cầm... Dự phòng đầy đủ các loại hóa chất tiêu độc khử trùng, vắcxin, thuốc kháng sinh điều trị và các loại thuốc bổ trợ khác... để phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đến tận người chăn nuôi; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người chăn nuôi biết, chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Phân công cán bộ phụ trách các thôn, bản, tổ dân phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm khi có dự báo rét đậm, rét hại sẽ xảy ra.
Hướng dẫn người chăn nuôi sửa chữa, che chắn chuồng trại, đảm bảo phòng, chống rét và đủ điều kiện vệ sinh; có kế hoạch dự trữ, bảo quản, chế biến nguồn thức ăn cho trâu, bò; không chăn thả hoặc bắt trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ thấp; bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại.
Tổ chức tiêm bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng; kiểm soát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; tăng cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng quản lý kịp thời, khống chế có hiệu quả, tuyệt đối không để dịch lan rộng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả, cơ sở giết mổ, chế biến và buôn bán gia súc, gia cầm... nhằm làm sạch môi trường, giảm lượng mầm bệnh ngoài môi trường, tiềm ẩn gây dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, đưa tin về tình hình thời tiết, dịch bệnh và các biện pháp kỹ thuật phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi để người dân biết, chủ động và tự giác thực hiện.