CTTĐT - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Để giảm nghèo về thông tin, thời gian qua, ngoài việc đầu tư về dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin cho người dân gắn với thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, huyện Trấn Yên còn đa dạng hóa các kênh thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số, như tăng cường truyền thông, lồng ghép với họp thôn, sinh hoạt chi hội, tập huấn, đào tạo nghề…. tất cả vì mục tiêu giảm nghèo bền vững.
.
Là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nên ông Đặng Hồng Quân ở thôn Khe Đát xã Tân Đồng được phát Báo Nhân dân và Báo Yên Bái, ông thường dành thời gian phù hợp để đọc và lĩnh hội các thông tin kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của thế giới, trong nước và trong tỉnh ở từng trang báo. Điều đặc biệt ở ông Quân đó là, những bài viết về mô hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hay, phù hợp với địa phương, ông ghi chép lại tỷ mỷ các thông tin, để mỗi buổi họp thôn, họp xóm ông giới thiệu với bà con, nhất là các nội dung liên quan tới kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hữu cơ để bà con cùng áp dụng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững. Ông Đặng Hồng Quân - thôn Khe Đát xã Tân Đồng cho biết thêm: “Tôi có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thông tin qua các báo, đài hơn người dân, vì vậy tôi dành thời gian nghiên cứu, chắt lọc thông tin hay, phù hợp với địa phương để thử nghiệm tại gia đình và vận động bà con cùng thực hiện, mục tiêu là nâng cao đời sống cho nhân dân và giảm nghèo bền vững”.
Xã Vân Hội có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Trấn Yên, tuy nhiên do không được đầu tư kinh phí và khoa học kỹ thuật, nên số lượng lồng nuôi cá của Vân Hội ngày một giảm, diện tích ao nuôi của các hộ cũng chỉ là cá tạp, kéo theo đó sản lượng thủy sản giảm, thu nhập của người dân cũng vì thế bị thu hẹp. Nắm bắt được thực trạng đó, đầu tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Trấn Yên đã tổ chức khai giảng lớp đào tạo nuôi cá nước ngọt theo chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã có 30 học viên tham gia, đây là các hộ đã và đang trực tiếp chăn nuôi thủy sản. Tuy mới học chưa được lâu, nhưng những kiến thức được lĩnh hội đã giúp các học viên nhận ra sự thiếu hụt thông tin, kiến thức trong chăn nuôi thủy sản. Chị Vũ Thị Thúy Mai - Thôn Lao Động xã Vân Hội cho rằng: “Trước kia gia đình tôi có nuôi trồng thủy sản, nhưng không có kỹ thuật nên cá, ốc nhồi thường bị bệnh chết, hoặc rất chậm lớn. Được tiếp cận thông tin qua lớp đào tạo này đã giúp tôi và các hộ khác trong xã có thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào việc chăn nuôi của gia đình”.
Với mong muốn người dân ở đâu, thông tin ở đó, năm nay xã Quy Mông được đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng công nghệ IP 4.0 để truyền và nhận thông tin qua mạng Internet nhờ sóng 3G, 4G. Đây là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực truyền thanh cơ sở, đặc biệt đối với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Được biết, truyền thanh IP không tốn kém chi phí lớn để trang bị máy phát sóng, cột ăng-ten, quỹ đất để lắp đặt cột ăng-ten. Việc phát sóng chỉ bằng các thao tác vận hành đơn giản ở phần mềm được cài đặt trên máy vi tính, điện thoại di động, giải quyết triệt để bài toán vùng “lõm sóng” do địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, thách thức trong hoạt động thu, phát sóng phát thanh.
“Việc đầu tư truyền thanh thông minh sẽ giúp Quy Mông triển khai nhanh chóng các chủ chương, chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời là tiền đề quan trọng để Quy Mông giảm nghèo bền vững về thông tin cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số”. Đó là lời chia sẻ của ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông.
Để bù đắp những thiếu hụt về thông tin và truyền thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra trọng tâm truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Mục tiêu cụ thể gồm: Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã; xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm, báo điện tử…
Theo như lời của ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm TT&VH Trấn Yên: “Để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông về giảm nghèo, trên cơ sở Kế hoạch của UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, ngoài việc tranh thủ nguồn đầu tư của Sở TT&TT về việc nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa đã nâng cao chất lượng tuyên truyền các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh và huyện Trấn Yên trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử, các trang Facebook. Trong đó, các tin bài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện chiếm hơn 80% thời lượng phát sóng, có nhiều tin bài phản ánh cụ thể về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện Trấn Yên đến với Nhân dân. Tuyên truyền cổ động trực quan thông qua hệ thống băng rôn, pano truyền thông giảm nghèo ở các vị trí công cộng”.
Cùng với đó, các địa phương đã phát huy hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở thông qua việc xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm của địa phương mình, tuyên truyền đến đông đảo bà con, nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Các chương trình đã được phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, Hội nghị đầu bờ các chương trình phát triển kinh tế. tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo ở cơ sở giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; phát hành tài liệu về công tác giảm nghèo, tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm...
Bên cạnh công tác truyền thông, duy trì tủ sách pháp luật, khoa học kỹ thuật, phát hành báo chí trong ngày đến tất cả các thôn, huyện Trấn Yên đã tranh thủ nguồn vốn của các dự án để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mạng internrt, điểm bưu điện văn hóa xã, hệ thống truyền thanh thông minh. Đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện Trấn Yên có điểm bưu điện đạt chuẩn, có hệ thống truyền thanh, trong đó hệ thống truyền thanh thông minh đạt 62% số xã, 100% số thôn có cụm loa thông minh hoặc Fm; 100% thôn, bản có đường truyền internet. Đặc biệt, việc thành lập “Tổ chuyển đổi số cộng đồng” ở mỗi thôn, bản đã góp phần mạnh mẽ đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào mọi mặt của đời sống xã hội, giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
Để việc triển khai giảm nghèo về thông tin thời gian tới có hiệu quả, theo như lời của ông Phạm Huy Mai - Trưởng Phòng VH&TT huyện thì: “Huyện Trấn Yên tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Dự án 6. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để xây dựng, nâng cấp, củng cố và phát triển hệ thống thông tin, truyền thông ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân về chính sách giảm nghèo, từ đó nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo”.
Cùng với các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thì việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo về thông tin sẽ là động lực để huyện Trấn Yên thực hiện thành công mục tiêu giảm 0,7% hộ nghèo/năm, trọng tâm là giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.
677 lượt xem
CTV: Lộc Chầm - Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Để giảm nghèo về thông tin, thời gian qua, ngoài việc đầu tư về dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin cho người dân gắn với thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, huyện Trấn Yên còn đa dạng hóa các kênh thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số, như tăng cường truyền thông, lồng ghép với họp thôn, sinh hoạt chi hội, tập huấn, đào tạo nghề…. tất cả vì mục tiêu giảm nghèo bền vững.Là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nên ông Đặng Hồng Quân ở thôn Khe Đát xã Tân Đồng được phát Báo Nhân dân và Báo Yên Bái, ông thường dành thời gian phù hợp để đọc và lĩnh hội các thông tin kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của thế giới, trong nước và trong tỉnh ở từng trang báo. Điều đặc biệt ở ông Quân đó là, những bài viết về mô hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hay, phù hợp với địa phương, ông ghi chép lại tỷ mỷ các thông tin, để mỗi buổi họp thôn, họp xóm ông giới thiệu với bà con, nhất là các nội dung liên quan tới kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, trồng quế hữu cơ để bà con cùng áp dụng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững. Ông Đặng Hồng Quân - thôn Khe Đát xã Tân Đồng cho biết thêm: “Tôi có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thông tin qua các báo, đài hơn người dân, vì vậy tôi dành thời gian nghiên cứu, chắt lọc thông tin hay, phù hợp với địa phương để thử nghiệm tại gia đình và vận động bà con cùng thực hiện, mục tiêu là nâng cao đời sống cho nhân dân và giảm nghèo bền vững”.
Xã Vân Hội có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Trấn Yên, tuy nhiên do không được đầu tư kinh phí và khoa học kỹ thuật, nên số lượng lồng nuôi cá của Vân Hội ngày một giảm, diện tích ao nuôi của các hộ cũng chỉ là cá tạp, kéo theo đó sản lượng thủy sản giảm, thu nhập của người dân cũng vì thế bị thu hẹp. Nắm bắt được thực trạng đó, đầu tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Trấn Yên đã tổ chức khai giảng lớp đào tạo nuôi cá nước ngọt theo chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã có 30 học viên tham gia, đây là các hộ đã và đang trực tiếp chăn nuôi thủy sản. Tuy mới học chưa được lâu, nhưng những kiến thức được lĩnh hội đã giúp các học viên nhận ra sự thiếu hụt thông tin, kiến thức trong chăn nuôi thủy sản. Chị Vũ Thị Thúy Mai - Thôn Lao Động xã Vân Hội cho rằng: “Trước kia gia đình tôi có nuôi trồng thủy sản, nhưng không có kỹ thuật nên cá, ốc nhồi thường bị bệnh chết, hoặc rất chậm lớn. Được tiếp cận thông tin qua lớp đào tạo này đã giúp tôi và các hộ khác trong xã có thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào việc chăn nuôi của gia đình”.
Với mong muốn người dân ở đâu, thông tin ở đó, năm nay xã Quy Mông được đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng công nghệ IP 4.0 để truyền và nhận thông tin qua mạng Internet nhờ sóng 3G, 4G. Đây là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực truyền thanh cơ sở, đặc biệt đối với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Được biết, truyền thanh IP không tốn kém chi phí lớn để trang bị máy phát sóng, cột ăng-ten, quỹ đất để lắp đặt cột ăng-ten. Việc phát sóng chỉ bằng các thao tác vận hành đơn giản ở phần mềm được cài đặt trên máy vi tính, điện thoại di động, giải quyết triệt để bài toán vùng “lõm sóng” do địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, thách thức trong hoạt động thu, phát sóng phát thanh.
“Việc đầu tư truyền thanh thông minh sẽ giúp Quy Mông triển khai nhanh chóng các chủ chương, chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời là tiền đề quan trọng để Quy Mông giảm nghèo bền vững về thông tin cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số”. Đó là lời chia sẻ của ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông.
Để bù đắp những thiếu hụt về thông tin và truyền thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra trọng tâm truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Mục tiêu cụ thể gồm: Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã; xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm, báo điện tử…
Theo như lời của ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm TT&VH Trấn Yên: “Để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông về giảm nghèo, trên cơ sở Kế hoạch của UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, ngoài việc tranh thủ nguồn đầu tư của Sở TT&TT về việc nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa đã nâng cao chất lượng tuyên truyền các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh và huyện Trấn Yên trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử, các trang Facebook. Trong đó, các tin bài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện chiếm hơn 80% thời lượng phát sóng, có nhiều tin bài phản ánh cụ thể về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện Trấn Yên đến với Nhân dân. Tuyên truyền cổ động trực quan thông qua hệ thống băng rôn, pano truyền thông giảm nghèo ở các vị trí công cộng”.
Cùng với đó, các địa phương đã phát huy hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở thông qua việc xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm của địa phương mình, tuyên truyền đến đông đảo bà con, nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Các chương trình đã được phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, Hội nghị đầu bờ các chương trình phát triển kinh tế. tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo ở cơ sở giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; phát hành tài liệu về công tác giảm nghèo, tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm...
Bên cạnh công tác truyền thông, duy trì tủ sách pháp luật, khoa học kỹ thuật, phát hành báo chí trong ngày đến tất cả các thôn, huyện Trấn Yên đã tranh thủ nguồn vốn của các dự án để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mạng internrt, điểm bưu điện văn hóa xã, hệ thống truyền thanh thông minh. Đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện Trấn Yên có điểm bưu điện đạt chuẩn, có hệ thống truyền thanh, trong đó hệ thống truyền thanh thông minh đạt 62% số xã, 100% số thôn có cụm loa thông minh hoặc Fm; 100% thôn, bản có đường truyền internet. Đặc biệt, việc thành lập “Tổ chuyển đổi số cộng đồng” ở mỗi thôn, bản đã góp phần mạnh mẽ đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào mọi mặt của đời sống xã hội, giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
Để việc triển khai giảm nghèo về thông tin thời gian tới có hiệu quả, theo như lời của ông Phạm Huy Mai - Trưởng Phòng VH&TT huyện thì: “Huyện Trấn Yên tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Dự án 6. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để xây dựng, nâng cấp, củng cố và phát triển hệ thống thông tin, truyền thông ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân về chính sách giảm nghèo, từ đó nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo”.
Cùng với các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm thì việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo về thông tin sẽ là động lực để huyện Trấn Yên thực hiện thành công mục tiêu giảm 0,7% hộ nghèo/năm, trọng tâm là giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.