CTTĐT - Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn huyện Văn Chấn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thành lập được 69 tổ truyền thông cộng đồng tại các xã đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh. Sau khi thành lập các tổ truyền thông đã tích cực hoạt động góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các nội dung liên quan đến các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thành viên Tổ truyền thông cụm số 3 tham gia giao lưu chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình tổ truyền thông cộng đồng và công tác truyền thông về bình đẳng giới năm 2023
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Nậm Tộc xã Nghĩa Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2023, với 11 thành viên tham gia. Ngoài việc tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn bản, tuyên truyền theo chủ đề thì việc tuyên truyền tại hộ gia đình được Tổ truyền thông của thôn thực hiện thường xuyên. Nắm bắt được hộ gia đình anh Lường Văn Thanh và chị Lường Thị Phương, thôn Nậm Tộc sinh con một bề, nguy cơ sinh con thứ 3 cao, Tổ truyền thông đã đến tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và tuyên truyền nội dung về bình đẳng giới. “Sau khi được tổ truyền thông cộng đồng đến tuyên truyền, giải thích thì tôi hiểu được sinh con thứ 3 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ, cùng với đó thì không có điều kiện để phát triển kinh tế và chăm sóc con cái. Nên vợ chồng tôi quyết định chỉ dừng lại ở việc sinh hai con để chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn”. Chị Lường Thị Phương, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn chia sẻ:
Thực hiện Kế hoạch triển khai Dự án 8, Hội LHPN huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo 15 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh thành lập 69 tổ truyền thông cộng đồng. Sau khi thành lập các tổ đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, trong 1 tháng tổ truyền thông tổ chức tuyên truyền ít nhất 1 lần về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa hóa lạc hậu, không tốt đến đời sống của nhân dân…Qua đánh giá, bước đầu các tổ truyền thông đã biết cách lựa chọn các vấn đề, chủ đề truyền thông phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với yêu cầu thực hiện Dự án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra thực tế tình hình triển khai tại cơ sở cho thấy việc tổ chức các hoạt động truyền thông vẫn còn những khó khăn, bỡ ngỡ nhất định. Để giúp các tổ truyền thông hoạt động hiệu quả, Hội Phụ nữ huyện đã tăng cường mở các lớp tập huấn, đồng thời tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ truyền thông cộng đồng. Tại buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung tuyên truyền và được xem các tiểu phẩm do các tổ truyền thông dàn dựng để tuyên truyền tại cơ sở. Trong đó chủ yếu đề cập đến các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại các địa phương như: bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tình trạng bạo lực gia đình…
“Mặc dù thời gian triển khai chưa lâu, nhưng Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã có sức lan tỏa, mang lại hiệu quả bước đầu và ý nghĩa thiết thực đối với 15 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh. Thông qua hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu trong gia đình và cộng đồng. Đồng thời, tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường sống bình đẳng, an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”. Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên hiệp Phụ nữ, Phó Trưởng Ban Điều hành Dự án 8 huyện Văn Chấn khẳng định.
736 lượt xem
CTV: Hoàng Minh - Ngọc Thuý
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn huyện Văn Chấn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thành lập được 69 tổ truyền thông cộng đồng tại các xã đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh. Sau khi thành lập các tổ truyền thông đã tích cực hoạt động góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các nội dung liên quan đến các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Tổ truyền thông cộng đồng thôn Nậm Tộc xã Nghĩa Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2023, với 11 thành viên tham gia. Ngoài việc tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn bản, tuyên truyền theo chủ đề thì việc tuyên truyền tại hộ gia đình được Tổ truyền thông của thôn thực hiện thường xuyên. Nắm bắt được hộ gia đình anh Lường Văn Thanh và chị Lường Thị Phương, thôn Nậm Tộc sinh con một bề, nguy cơ sinh con thứ 3 cao, Tổ truyền thông đã đến tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và tuyên truyền nội dung về bình đẳng giới. “Sau khi được tổ truyền thông cộng đồng đến tuyên truyền, giải thích thì tôi hiểu được sinh con thứ 3 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ, cùng với đó thì không có điều kiện để phát triển kinh tế và chăm sóc con cái. Nên vợ chồng tôi quyết định chỉ dừng lại ở việc sinh hai con để chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn”. Chị Lường Thị Phương, thôn Nậm Tộc, xã Nghĩa Sơn chia sẻ:
Thực hiện Kế hoạch triển khai Dự án 8, Hội LHPN huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo 15 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh thành lập 69 tổ truyền thông cộng đồng. Sau khi thành lập các tổ đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, trong 1 tháng tổ truyền thông tổ chức tuyên truyền ít nhất 1 lần về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa hóa lạc hậu, không tốt đến đời sống của nhân dân…Qua đánh giá, bước đầu các tổ truyền thông đã biết cách lựa chọn các vấn đề, chủ đề truyền thông phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với yêu cầu thực hiện Dự án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra thực tế tình hình triển khai tại cơ sở cho thấy việc tổ chức các hoạt động truyền thông vẫn còn những khó khăn, bỡ ngỡ nhất định. Để giúp các tổ truyền thông hoạt động hiệu quả, Hội Phụ nữ huyện đã tăng cường mở các lớp tập huấn, đồng thời tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ truyền thông cộng đồng. Tại buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung tuyên truyền và được xem các tiểu phẩm do các tổ truyền thông dàn dựng để tuyên truyền tại cơ sở. Trong đó chủ yếu đề cập đến các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại các địa phương như: bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tình trạng bạo lực gia đình…
“Mặc dù thời gian triển khai chưa lâu, nhưng Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã có sức lan tỏa, mang lại hiệu quả bước đầu và ý nghĩa thiết thực đối với 15 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn và thị trấn Sơn Thịnh. Thông qua hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu trong gia đình và cộng đồng. Đồng thời, tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường sống bình đẳng, an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”. Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên hiệp Phụ nữ, Phó Trưởng Ban Điều hành Dự án 8 huyện Văn Chấn khẳng định.