CTTĐT - Trong những năm qua, việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái. Thông qua các tổ chức Hội đoàn thể, những đối tượng sử dụng vốn vay như hộ nghèo, cận nghèo, học sinh và sinh viên gặp khó khăn đã được hỗ trợ; tạo thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất, học tập và giải quyết việc làm một một cách thiết thực.
Cán bộ Ngân hàng chính sách và xã hội giải ngân vốn vay tại phường Hồng Hà.
Chị Đàm Thị Thịnh, sinh năm 1996 vốn sinh ra và lớn lên tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Bái sau khi tốt nghiệp THCS do không có nhu cầu học cao hơn nên đã quyết định vừa học văn hóa, vừa học nghề may tại trường nghề. Sau ba năm chị ra trường và tham gia làm tại một số tiệm may nhỏ và các xưởng may tại Hà Nội với mong muốn vừa làm, vừa học để tích lũy thêm kinh nghiệm. Sau khi lập gia đình, chị chuyển về sống cùng gia đình chồng tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. Có nghề trong tay, chị mong muốn mở một tiệm may nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư ban đầu cũng khó khăn. Rất may, thông qua Hội phụ nữ xã tuy Lộc, từ tháng 11/2022, chị đã được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư mua máy may, máy vắt sổ và vải vóc cùng các nguyên vật liệu phụ trợ khác để mở một tiệm may nhỏ. Sau một năm chịu khó tìm kiếm khách hàng, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, chị đã được bà con trong xã tìm đến đặt may trang phục. Không chỉ may cho bà con trong xã mà thông qua mạng xã hội, nhiều khách ở địa phương khác cũng đã tìm đến với chị. Nhờ nguồn vốn NHCSXH, giờ đây sau một năm chị đã có công việc ổn định với thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng. Chị Thịnh cho biết: “Điều chị tâm đắc nhất là vừa có việc làm, thu nhập ổn định lại vừa làm được việc nhà, trông nom con cái cho chồng yên tâm công tác”.
Với đặc thù là xã nông thôn mới, nhiều các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân được triển khai. Đặc biệt là nhu cầu vay vốn của người dân để tham gia các chương trình xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Do đó, những năm qua, xã Tuy Lộc luôn là một trong số các xã, phường của thành phố có dư nợ nguồn vốn vay NHCSXH tương đối lớn. Đến nay, trên địa bàn xã có tổng dư nợ gần 23 tỷ đồng với 616 khách hàng dư nợ, trong đó từ đầu năm đến nay có thêm 221 khách hàng được vay vốn.
Còn tại phường Hồng Hà, nguồn vốn vay NHCSXH cũng đã và đang được phát huy hiệu quả. Như trường hợp bà Phan Thị Nga, tổ dân phố Hồng Yên, phường Hồng Hà được vay 50 triệu đồng vốn NHCSXH từ năm 2021 để đầu tư mở rộng kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Quá trình vay vốn bà đều thực hiện trả lãi đúng hạn và tham gia tổ TK&VV đều đặn. Sau 3 năm nguồn vốn đã phát huy hiệu quả và tháng 11 vừa qua đã đến điểm giao dịch để trả gốc cho Ngân hàng. Hiện, bà đang có nhu cầu vay số vốn lớn hơn để duy trì, phát triển XSKD.
Trên địa bàn phường Hồng Hà, dư nợ với NHCSXH đến tháng 9/2023 đạt gần 13,5 tỷ đồng với 258 hộ vay. Bà Nguyễn Thùy Chinh, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Hà cho biết: “Để nguồn vốn vay đảm bảo đúng đối tượng, phường Hồng Hà đã phối hợp với NH CSXH hỗ trợ tư vấn họ trong thực hiện thủ tục vay vốn để các hộ có thể tiếp cận nguồn vốn để phát triển SXKD một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã chú trọng quan tâm và giám sát để đảm bảo việc sử dụng vốn vay một cách minh bạch, hiệu quả và bền vững. Các hộ có nhu cầu vay vốn được tổng hợp, rà soát, bình xét đảm bảo đúng đối tượng, đánh giá phương án sử dụng nguồn vốn vay để đề nghị phê duyệt, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Về việc quản lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay trên địa bàn.
Thông qua 12 chương trình vay vốn NHCSXH ở thành phố Yên Bái đã giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo việc làm và cải thiện đời sống. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng vốn vay để mua tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển nguồn lực sản xuất. Nhờ đó, không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố. Nguồn vốn vay NH CSXH cũng đã được sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực nước sạch vệ sinh môi trường và nhà ở xã hội; hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở xã hội cho các hộ gia đình khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Ông Trần Linh Sơn, Phó phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh Yên Bái khẳng định: NHCSXH đã tham mưu với Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố tổ chức thực hiện các chương trình vay vốn trên địa bàn theo quy định. Việc vay vốn thông qua tổ chức Hội đoàn thể ở thành phố cũng đã đảm bảo quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của 149 tổ trưởng Tổ TK&VV. Tổng dư nợ với NHCSXH hiện nay là trên 200 tỷ đồng với trên 5.400 khách hàng dư nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn thành phố là rất lớn. Thực hiện nguồn vốn bổ sung từ Nghị quyết số 181 của Chính phủ, trong tháng 11 vừa qua, Ban đại diện NH CSXH thành phố đã chỉ đạo các xã, phường và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện giải ngân 18 tỷ đồng. Trong đợt này, các hộ được vay vốn với mức bình quân từ 50- 60 triệu đồng/hộ, có hộ được vay lên tới gần 100 triệu đồng. Có nguồn vốn bổ sung này, các hộ sẽ đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Có thể khẳng định, nguồn vốn vay NH CSXH đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ các đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, học sinh và sinh viên gặp khó khăn tại thành phố Yên Bái. Nhờ vào các chương trình vay vốn, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Yên Bái.
1584 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái. Thông qua các tổ chức Hội đoàn thể, những đối tượng sử dụng vốn vay như hộ nghèo, cận nghèo, học sinh và sinh viên gặp khó khăn đã được hỗ trợ; tạo thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất, học tập và giải quyết việc làm một một cách thiết thực. Chị Đàm Thị Thịnh, sinh năm 1996 vốn sinh ra và lớn lên tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Bái sau khi tốt nghiệp THCS do không có nhu cầu học cao hơn nên đã quyết định vừa học văn hóa, vừa học nghề may tại trường nghề. Sau ba năm chị ra trường và tham gia làm tại một số tiệm may nhỏ và các xưởng may tại Hà Nội với mong muốn vừa làm, vừa học để tích lũy thêm kinh nghiệm. Sau khi lập gia đình, chị chuyển về sống cùng gia đình chồng tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. Có nghề trong tay, chị mong muốn mở một tiệm may nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư ban đầu cũng khó khăn. Rất may, thông qua Hội phụ nữ xã tuy Lộc, từ tháng 11/2022, chị đã được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư mua máy may, máy vắt sổ và vải vóc cùng các nguyên vật liệu phụ trợ khác để mở một tiệm may nhỏ. Sau một năm chịu khó tìm kiếm khách hàng, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, chị đã được bà con trong xã tìm đến đặt may trang phục. Không chỉ may cho bà con trong xã mà thông qua mạng xã hội, nhiều khách ở địa phương khác cũng đã tìm đến với chị. Nhờ nguồn vốn NHCSXH, giờ đây sau một năm chị đã có công việc ổn định với thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng. Chị Thịnh cho biết: “Điều chị tâm đắc nhất là vừa có việc làm, thu nhập ổn định lại vừa làm được việc nhà, trông nom con cái cho chồng yên tâm công tác”.
Với đặc thù là xã nông thôn mới, nhiều các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân được triển khai. Đặc biệt là nhu cầu vay vốn của người dân để tham gia các chương trình xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Do đó, những năm qua, xã Tuy Lộc luôn là một trong số các xã, phường của thành phố có dư nợ nguồn vốn vay NHCSXH tương đối lớn. Đến nay, trên địa bàn xã có tổng dư nợ gần 23 tỷ đồng với 616 khách hàng dư nợ, trong đó từ đầu năm đến nay có thêm 221 khách hàng được vay vốn.
Còn tại phường Hồng Hà, nguồn vốn vay NHCSXH cũng đã và đang được phát huy hiệu quả. Như trường hợp bà Phan Thị Nga, tổ dân phố Hồng Yên, phường Hồng Hà được vay 50 triệu đồng vốn NHCSXH từ năm 2021 để đầu tư mở rộng kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Quá trình vay vốn bà đều thực hiện trả lãi đúng hạn và tham gia tổ TK&VV đều đặn. Sau 3 năm nguồn vốn đã phát huy hiệu quả và tháng 11 vừa qua đã đến điểm giao dịch để trả gốc cho Ngân hàng. Hiện, bà đang có nhu cầu vay số vốn lớn hơn để duy trì, phát triển XSKD.
Trên địa bàn phường Hồng Hà, dư nợ với NHCSXH đến tháng 9/2023 đạt gần 13,5 tỷ đồng với 258 hộ vay. Bà Nguyễn Thùy Chinh, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Hà cho biết: “Để nguồn vốn vay đảm bảo đúng đối tượng, phường Hồng Hà đã phối hợp với NH CSXH hỗ trợ tư vấn họ trong thực hiện thủ tục vay vốn để các hộ có thể tiếp cận nguồn vốn để phát triển SXKD một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã chú trọng quan tâm và giám sát để đảm bảo việc sử dụng vốn vay một cách minh bạch, hiệu quả và bền vững. Các hộ có nhu cầu vay vốn được tổng hợp, rà soát, bình xét đảm bảo đúng đối tượng, đánh giá phương án sử dụng nguồn vốn vay để đề nghị phê duyệt, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Về việc quản lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay trên địa bàn.
Thông qua 12 chương trình vay vốn NHCSXH ở thành phố Yên Bái đã giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo việc làm và cải thiện đời sống. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng vốn vay để mua tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển nguồn lực sản xuất. Nhờ đó, không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố. Nguồn vốn vay NH CSXH cũng đã được sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực nước sạch vệ sinh môi trường và nhà ở xã hội; hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở xã hội cho các hộ gia đình khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Ông Trần Linh Sơn, Phó phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh Yên Bái khẳng định: NHCSXH đã tham mưu với Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố tổ chức thực hiện các chương trình vay vốn trên địa bàn theo quy định. Việc vay vốn thông qua tổ chức Hội đoàn thể ở thành phố cũng đã đảm bảo quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của 149 tổ trưởng Tổ TK&VV. Tổng dư nợ với NHCSXH hiện nay là trên 200 tỷ đồng với trên 5.400 khách hàng dư nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn thành phố là rất lớn. Thực hiện nguồn vốn bổ sung từ Nghị quyết số 181 của Chính phủ, trong tháng 11 vừa qua, Ban đại diện NH CSXH thành phố đã chỉ đạo các xã, phường và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện giải ngân 18 tỷ đồng. Trong đợt này, các hộ được vay vốn với mức bình quân từ 50- 60 triệu đồng/hộ, có hộ được vay lên tới gần 100 triệu đồng. Có nguồn vốn bổ sung này, các hộ sẽ đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Có thể khẳng định, nguồn vốn vay NH CSXH đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ các đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, học sinh và sinh viên gặp khó khăn tại thành phố Yên Bái. Nhờ vào các chương trình vay vốn, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Yên Bái.