CTTĐT - Xác định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn là một trong những yếu tố tiên quyết để giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy trong thời gian qua Trấn Yên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Xã Lương Thịnh gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, năm 2020 anh Hà Hạnh Phúc thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh huyện Trấn Yên nuôi thử nghiệm ốc nhồi bể bạt bằng nước giếng khoan, trên diện tích 500m2 mặt nước. Quá trình thử nghiệm có hiệu quả, anh Phúc đã mở thêm bể nuôi ốc nhồi lên thành 900m2. Năm 2023 này, trại nuôi ốc nhồi của anh Hà Hạnh Phúc xuất bán trên 3 tấn ốc thương phẩm, ngoài ra anh còn bán trứng, ốc nhồi giống, trừ chi phí cho lãi gần 300 triệu đồng. Từ diện tích nuôi này đã tạo thêm việc làm cho 2 lao động của gia đình và 8 lao động mùa vụ. Anh Hà Hạnh Phúc – thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh cho biết thêm: “Thời gian con ốc từ 2,5-4 tháng tuổi là thời kỳ ốc ăn mạnh nhất, gia đình phải thuê thêm 8-10 lao động theo hình thức công nhật để lấy thức ăn cho ốc. Năm 2024, gia đình sẽ mở rộng trang trại nuôi ốc lên 1.500m2, đồng nghĩa phải thuê thêm nhiều lao động làm việc”.
Anh Hà Hạnh Phúc thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh giải quyết việc làm cho lao động địa phương từ trại nuôi ốc nhồi
Hợp tác xã Dâu tằm Hạnh Lê ở thôn Trúc Đình được thành lập tháng 3/2023, với 20 thành viên tham gia, hoạt động kinh doanh của HTX theo chuỗi liên kết, từ cung cấp tằm giống, vật tư phân bón, thuốc chữa bệnh trên cây dâu, con tằm, đến thu mua sản phẩm. Ngoài việc giải quyết việc làm cho 10 lao động tại HTX, thì các thành viên cũng đã giải quyết việc làm cho 40 lao động ở địa phương. Năm 2024, HTX tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất thêm mặt hàng phân bón hữu cơ từ cây dâu, phân tằm… với sản lượng 40 tấn/năm và giải quyết việc làm thêm cho khoảng 10 lao động mùa vụ. Chị Nguyễn Thị Hồng Lê - Giám đốc HTX Dâu tằm Hạnh Lê cho biết: “Ngoài giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các gia đình thành viên, chúng tôi còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng. Năm tới, HTX sẽ mở rộng nhà nuôi tằm và hình thức kinh doanh, vì vậy có thể giải quyết việc làm thêm cho 10 lao động. Từ chỗ có thêm nguồn thu nhập, người lao động đã gắn bó hơn với HTX, các thành viên cũng gắn kết hơn”.
Hiện nay, xã Việt Thành có 2.000 người trong độ tuổi lao động. Cùng với giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài tỉnh, phát huy lợi thế của xã nông nghiệp, “Việt Thành đã chỉ đạo các đoàn thể chính trị xã hội vận động hội viên thành lập các tổ hợp tác, HTX vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Với cách làm này mà thời điểm hiện tại xã Việt Thành có 48 tổ hợp tác, 5 HTX và chủ trương của Việt Thành thời gian tới sẽ thành lập các làng nghề truyền thống để tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người lao động”. Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Chủ tịch UBND xã Việt Thành.
Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên, toàn huyện có gần 56.400 người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ qua đào tạo chiếm 76,5%, trong đó nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là chiếm 52% và lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 48%.
Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, huyện Trấn Yên đã bám sát kế hoạch của tỉnh về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động đưa chỉ tiêu tạo việc làm cho người dân trở thành một nội dung của phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Là địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, những năm gần đây, Lương Thịnh được đánh giá làm tốt việc đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vấn đề này được Ông Hà Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho rằng: “Với đặc thù là xã có diện tích lớn, dân số đông và chủ yếu là trong độ tuổi lao động. Vì vậy hàng năm Lương Thịnh đều rà soát lực lượng lao động, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho lao động. Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Lương Thịnh cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Công nghiệp chế biến phát triển đi đôi với phát triển các loại hình dịch vụ và chính các loại hình này đã giúp địa phương giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cũng như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp tăng theo từng năm”.
Theo đánh giá của huyện, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm tới công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, cử công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành cùng cơ sở dạy nghề, thực hành tại doanh nghiệp và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Nhờ đó, hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Trên 80% lao động nông thôn sau khi học các nghề đã biết vận dụng kiến thức cơ bản thực tế công việc sau khi được tuyển dụng. Nhiều người nhờ có kỹ thuật được học đã mạnh dạn mở cửa hàng tự tạo việc làm hoặc nộp đơn vào các công ty, doanh nghiệp tạo thu nhập ổn định. Ông Trần Văn Huấn - Công ty Cổ phần khoáng sản Minh Đức nói: “Hiện tại Công ty Cổ phần khoáng sản Minh Đức giải quyết việc làm cho trên 100 lao động. Đại đa số lao động được tuyển dụng đều qua các lớp đào tạo nghề và trước khi bước vào làm việc chính thức, công ty đều tập huấn lại nhằm giúp người lao động làm việc an toàn và hiệu quả hơn, chính vì vậy thu nhập của lao động ở đây đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng”.
Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam - một Công ty làm tốt công tác giải quyết việc làm và liên kết chuỗi giá trị ở Trấn Yên
Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất; khuyến khích người dân xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo. Đồng thời, các hệ thống tín dụng, ngân hàng triển khai các nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Do phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt kế hoạch. Năm 2023, toàn huyện đã đào tạo nghề cho gần 2.700 lao động; giải quyết việc làm cho 2.200 lao động. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên cho biết: “Chúng tôi bố trí đủ kinh phí để giải ngân theo chương trình giải quyết việc làm. Chỉ tính riêng trong năm 2023, chúng tôi đã giải ngân cho trên 700 người được vay, với số vốn là 60 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nông thôn mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản thân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, cộng đồng”.
Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH Trấn Yên khẳng định: “Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có việc làm sau đào tạo, huyện Trấn Yên xác định công tác đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế là một giải pháp quan trọng. Do đó, huyện sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế gắn với xu hướng phát triển ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để làm được việc này, Trấn Yên chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương làm tốt công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu lao động, việc làm thực tế; tập trung công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, đồng thời, huyện cần tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; tuyên truyền định hướng về cơ cấu ngành nghề và xuất khẩu lao động”.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã giúp lao động của Trấn Yên ngày càng đa dạng ngành nghề, tỷ lệ lao động có việc làm ổn định ngày càng tăng, từ đó nâng cao thu nhập góp phần quan trọng cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện Trấn Yên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024./.
455 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn là một trong những yếu tố tiên quyết để giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy trong thời gian qua Trấn Yên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.Để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, năm 2020 anh Hà Hạnh Phúc thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh huyện Trấn Yên nuôi thử nghiệm ốc nhồi bể bạt bằng nước giếng khoan, trên diện tích 500m2 mặt nước. Quá trình thử nghiệm có hiệu quả, anh Phúc đã mở thêm bể nuôi ốc nhồi lên thành 900m2. Năm 2023 này, trại nuôi ốc nhồi của anh Hà Hạnh Phúc xuất bán trên 3 tấn ốc thương phẩm, ngoài ra anh còn bán trứng, ốc nhồi giống, trừ chi phí cho lãi gần 300 triệu đồng. Từ diện tích nuôi này đã tạo thêm việc làm cho 2 lao động của gia đình và 8 lao động mùa vụ. Anh Hà Hạnh Phúc – thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh cho biết thêm: “Thời gian con ốc từ 2,5-4 tháng tuổi là thời kỳ ốc ăn mạnh nhất, gia đình phải thuê thêm 8-10 lao động theo hình thức công nhật để lấy thức ăn cho ốc. Năm 2024, gia đình sẽ mở rộng trang trại nuôi ốc lên 1.500m2, đồng nghĩa phải thuê thêm nhiều lao động làm việc”.
Anh Hà Hạnh Phúc thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh giải quyết việc làm cho lao động địa phương từ trại nuôi ốc nhồi
Hợp tác xã Dâu tằm Hạnh Lê ở thôn Trúc Đình được thành lập tháng 3/2023, với 20 thành viên tham gia, hoạt động kinh doanh của HTX theo chuỗi liên kết, từ cung cấp tằm giống, vật tư phân bón, thuốc chữa bệnh trên cây dâu, con tằm, đến thu mua sản phẩm. Ngoài việc giải quyết việc làm cho 10 lao động tại HTX, thì các thành viên cũng đã giải quyết việc làm cho 40 lao động ở địa phương. Năm 2024, HTX tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất thêm mặt hàng phân bón hữu cơ từ cây dâu, phân tằm… với sản lượng 40 tấn/năm và giải quyết việc làm thêm cho khoảng 10 lao động mùa vụ. Chị Nguyễn Thị Hồng Lê - Giám đốc HTX Dâu tằm Hạnh Lê cho biết: “Ngoài giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các gia đình thành viên, chúng tôi còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng. Năm tới, HTX sẽ mở rộng nhà nuôi tằm và hình thức kinh doanh, vì vậy có thể giải quyết việc làm thêm cho 10 lao động. Từ chỗ có thêm nguồn thu nhập, người lao động đã gắn bó hơn với HTX, các thành viên cũng gắn kết hơn”.
Hiện nay, xã Việt Thành có 2.000 người trong độ tuổi lao động. Cùng với giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài tỉnh, phát huy lợi thế của xã nông nghiệp, “Việt Thành đã chỉ đạo các đoàn thể chính trị xã hội vận động hội viên thành lập các tổ hợp tác, HTX vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Với cách làm này mà thời điểm hiện tại xã Việt Thành có 48 tổ hợp tác, 5 HTX và chủ trương của Việt Thành thời gian tới sẽ thành lập các làng nghề truyền thống để tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người lao động”. Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Chủ tịch UBND xã Việt Thành.
Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên, toàn huyện có gần 56.400 người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ qua đào tạo chiếm 76,5%, trong đó nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là chiếm 52% và lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 48%.
Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, huyện Trấn Yên đã bám sát kế hoạch của tỉnh về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động đưa chỉ tiêu tạo việc làm cho người dân trở thành một nội dung của phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Là địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, những năm gần đây, Lương Thịnh được đánh giá làm tốt việc đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vấn đề này được Ông Hà Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho rằng: “Với đặc thù là xã có diện tích lớn, dân số đông và chủ yếu là trong độ tuổi lao động. Vì vậy hàng năm Lương Thịnh đều rà soát lực lượng lao động, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho lao động. Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Lương Thịnh cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Công nghiệp chế biến phát triển đi đôi với phát triển các loại hình dịch vụ và chính các loại hình này đã giúp địa phương giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cũng như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp tăng theo từng năm”.
Theo đánh giá của huyện, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm tới công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, cử công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành cùng cơ sở dạy nghề, thực hành tại doanh nghiệp và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Nhờ đó, hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Trên 80% lao động nông thôn sau khi học các nghề đã biết vận dụng kiến thức cơ bản thực tế công việc sau khi được tuyển dụng. Nhiều người nhờ có kỹ thuật được học đã mạnh dạn mở cửa hàng tự tạo việc làm hoặc nộp đơn vào các công ty, doanh nghiệp tạo thu nhập ổn định. Ông Trần Văn Huấn - Công ty Cổ phần khoáng sản Minh Đức nói: “Hiện tại Công ty Cổ phần khoáng sản Minh Đức giải quyết việc làm cho trên 100 lao động. Đại đa số lao động được tuyển dụng đều qua các lớp đào tạo nghề và trước khi bước vào làm việc chính thức, công ty đều tập huấn lại nhằm giúp người lao động làm việc an toàn và hiệu quả hơn, chính vì vậy thu nhập của lao động ở đây đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng”.
Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam - một Công ty làm tốt công tác giải quyết việc làm và liên kết chuỗi giá trị ở Trấn Yên
Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất; khuyến khích người dân xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo. Đồng thời, các hệ thống tín dụng, ngân hàng triển khai các nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Do phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt kế hoạch. Năm 2023, toàn huyện đã đào tạo nghề cho gần 2.700 lao động; giải quyết việc làm cho 2.200 lao động. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên cho biết: “Chúng tôi bố trí đủ kinh phí để giải ngân theo chương trình giải quyết việc làm. Chỉ tính riêng trong năm 2023, chúng tôi đã giải ngân cho trên 700 người được vay, với số vốn là 60 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nông thôn mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản thân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, cộng đồng”.
Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH Trấn Yên khẳng định: “Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có việc làm sau đào tạo, huyện Trấn Yên xác định công tác đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế là một giải pháp quan trọng. Do đó, huyện sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế gắn với xu hướng phát triển ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để làm được việc này, Trấn Yên chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương làm tốt công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu lao động, việc làm thực tế; tập trung công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, đồng thời, huyện cần tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; tuyên truyền định hướng về cơ cấu ngành nghề và xuất khẩu lao động”.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã giúp lao động của Trấn Yên ngày càng đa dạng ngành nghề, tỷ lệ lao động có việc làm ổn định ngày càng tăng, từ đó nâng cao thu nhập góp phần quan trọng cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện Trấn Yên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024./.