CTTĐT - Trong phát triển kinh tế, huyện Lục Yên đặc biệt chú trọng, quan tâm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, huyện đã vạch rõ định hướng phát triển công tác đào tạo nghề và dành sự ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này.
Một giờ học của lớp Điện công nghiệp, trường Trung cấp Lục Yên
Trong vài năm gần đây, học nấu ăn đang là nghề được nhiều lao động nông thôn ưa thích và đăng ký học. Qua đào tạo, người học không chỉ biết nấu ăn ngon hơn mà còn biết cách bài trí món ăn nhìn đẹp mắt, hấp dẫn hơn. Nhiều học viên sau khi được dạy nghề đã có việc làm ổn định tại các nhà hàng, quán ăn, có những người tự mở quán ăn, hoặc có những người học với mục đích biết nấu ăn ngon cho gia đình và phục vụ khách du lịch tới trải nghiệm, chị Vi Thị Kim Dung - thôn 8 xã Tân Lĩnh cho biết: “ Qua được học nghề nấu ăn, bản thân mình sẽ xin việc tại các nhà hàng ăn uống để giúp mình có công việc đúng như nghề mình đã được học”.
Tiệm làm đẹp nhỏ của chị Vũ Thị Nhiên ở thôn Sơn Trung xã Mai Sơn, trung bình mỗi ngày chị đón tiếp từ 2 - 5 khách, dịp cuối năm đông khách hơn thì chị Nhiên phải thuê thêm nhân công hỗ trợ. Với lượng khách hàng và thu nhập như hiện nay, chị Nhiên cảm thấy hài lòng vì không phải đi đâu xa mà vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình. Tham gia học nghề tại xã từ năm 2010, sau một thời gian làm thuê cho các tiệm lớn, đến năm 2013 khi đã có đủ vốn và kỹ năng nghề chắc chắn, chị mở tiệm và duy trì rất tốt đến nay, chị Vũ Thị Nhiên - thôn Sơn Trung xã Mai Sơn chia sẻ: “ Được học nghề và làm đúng nghề mình yêu thích mình cảm thấy rất phù hợp và phát huy được sở trường của bản thân”.
Hàng năm, xã Mai Sơn đều liên kết mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với đa dạng các ngành nghề như: Kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam, kỹ thuật chế biến món ăn, nghề sửa chữa máy nông nghiệp, nghề may, nghề chăm sóc sắc đẹp… Bên cạnh các lớp mở từ chương trình đào tạo nghề của huyện, xã còn phối hợp với trường THPT Mai sơn vận động học sinh tham gia các lớp đào tạo nghề tại trường. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của xã đạt 86% và có khoảng 42% lao động trong xã được cấp chứng chỉ đào tạo, bà Hoàng Thị Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: “Hàng năm, UBND xã đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp để giúp người dân được học nghề và có việc làm ổn định, lâu dài”.
Trường Trung cấp Lục Yên, một địa chỉ đào tạo nghề quan trọng của tỉnh Yên Bái, những năm qua đã làm tốt chức năng đào tạo nghề của mình. Hiện nay trường đang có 896 học sinh theo học, trong số này có 197 em đã tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề. Với 2 hình thức là nhà trường tự đào tạo và liên kết với đơn vị khác đào tạo, học sinh ở đây có nhiều nghề lựa chọn để học như: May, điện công nghiệp, hàn, thú y, chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn… theo đánh giá của nhà trường, học sinh sau khi tốt nghiệp luôn sẵn có việc làm, bởi nhà trường đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, em Triệu Trọng Quyền - học sinh trường Trung cấp Lục Yên bày tỏ: “Em vừa được học nghề vừa được học văn hóa, sau này ra trường em mong muốn có được công việc phù hợp và ổn định”.
Để đảm bảo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cao, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng, tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực, tìm kiếm việc làm sau đào tạo, dự báo thị trường việc làm … từ đó chủ động linh hoạt lựa chọn ngành nghề sát với điều kiện, thế mạnh của địa phương. Theo thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, hiện số người sau đào tạo phát huy được hiệu quả làm việc đạt khoảng 85%. Nhiều lao động nông thôn thuộc hộ nghèo đã có việc làm và thoát nghèo thành công, có hộ đã có thu nhập khá.
Theo đà tăng trưởng chung của xã hội, Lục Yên cũng đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn, do đó một trong những giải pháp lâu dài được huyện xác định là tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chú trọng các nghề phục vụ cho phát triển du lịch. Ông Đổng Kim Oanh - Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội huyện cho biết: “Trong năm 2023 huyện đã mở được 22 lớp cho 660 lao động nông thôn, vượt 4 lớp so với kế hoạch được giao, gồm các nghề: nấu ăn, làm đẹp, kỹ thuật chăn nuôi thú y, sản xuất rau sạch... Đối với các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực theo định hướng đào tạo nghề của Bộ NN&PTNT, đó là đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu ngành, đào tạo gắn với công nghệ cao, gắn với quy hoạch sản xuất và xây dựng nông thôn mới; ưu tiên đối tượng đào tạo là những nông dân nòng cốt, lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp”.
Với nhiều giải pháp đã và đang triển khai chính là nền tảng cơ bản trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lục Yên, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội./.
943 lượt xem
CTV: Khắc Điệp - Mai Huyên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong phát triển kinh tế, huyện Lục Yên đặc biệt chú trọng, quan tâm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, huyện đã vạch rõ định hướng phát triển công tác đào tạo nghề và dành sự ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này.Trong vài năm gần đây, học nấu ăn đang là nghề được nhiều lao động nông thôn ưa thích và đăng ký học. Qua đào tạo, người học không chỉ biết nấu ăn ngon hơn mà còn biết cách bài trí món ăn nhìn đẹp mắt, hấp dẫn hơn. Nhiều học viên sau khi được dạy nghề đã có việc làm ổn định tại các nhà hàng, quán ăn, có những người tự mở quán ăn, hoặc có những người học với mục đích biết nấu ăn ngon cho gia đình và phục vụ khách du lịch tới trải nghiệm, chị Vi Thị Kim Dung - thôn 8 xã Tân Lĩnh cho biết: “ Qua được học nghề nấu ăn, bản thân mình sẽ xin việc tại các nhà hàng ăn uống để giúp mình có công việc đúng như nghề mình đã được học”.
Tiệm làm đẹp nhỏ của chị Vũ Thị Nhiên ở thôn Sơn Trung xã Mai Sơn, trung bình mỗi ngày chị đón tiếp từ 2 - 5 khách, dịp cuối năm đông khách hơn thì chị Nhiên phải thuê thêm nhân công hỗ trợ. Với lượng khách hàng và thu nhập như hiện nay, chị Nhiên cảm thấy hài lòng vì không phải đi đâu xa mà vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình. Tham gia học nghề tại xã từ năm 2010, sau một thời gian làm thuê cho các tiệm lớn, đến năm 2013 khi đã có đủ vốn và kỹ năng nghề chắc chắn, chị mở tiệm và duy trì rất tốt đến nay, chị Vũ Thị Nhiên - thôn Sơn Trung xã Mai Sơn chia sẻ: “ Được học nghề và làm đúng nghề mình yêu thích mình cảm thấy rất phù hợp và phát huy được sở trường của bản thân”.
Hàng năm, xã Mai Sơn đều liên kết mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với đa dạng các ngành nghề như: Kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam, kỹ thuật chế biến món ăn, nghề sửa chữa máy nông nghiệp, nghề may, nghề chăm sóc sắc đẹp… Bên cạnh các lớp mở từ chương trình đào tạo nghề của huyện, xã còn phối hợp với trường THPT Mai sơn vận động học sinh tham gia các lớp đào tạo nghề tại trường. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của xã đạt 86% và có khoảng 42% lao động trong xã được cấp chứng chỉ đào tạo, bà Hoàng Thị Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: “Hàng năm, UBND xã đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp để giúp người dân được học nghề và có việc làm ổn định, lâu dài”.
Trường Trung cấp Lục Yên, một địa chỉ đào tạo nghề quan trọng của tỉnh Yên Bái, những năm qua đã làm tốt chức năng đào tạo nghề của mình. Hiện nay trường đang có 896 học sinh theo học, trong số này có 197 em đã tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề. Với 2 hình thức là nhà trường tự đào tạo và liên kết với đơn vị khác đào tạo, học sinh ở đây có nhiều nghề lựa chọn để học như: May, điện công nghiệp, hàn, thú y, chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn… theo đánh giá của nhà trường, học sinh sau khi tốt nghiệp luôn sẵn có việc làm, bởi nhà trường đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, em Triệu Trọng Quyền - học sinh trường Trung cấp Lục Yên bày tỏ: “Em vừa được học nghề vừa được học văn hóa, sau này ra trường em mong muốn có được công việc phù hợp và ổn định”.
Để đảm bảo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cao, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng, tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực, tìm kiếm việc làm sau đào tạo, dự báo thị trường việc làm … từ đó chủ động linh hoạt lựa chọn ngành nghề sát với điều kiện, thế mạnh của địa phương. Theo thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, hiện số người sau đào tạo phát huy được hiệu quả làm việc đạt khoảng 85%. Nhiều lao động nông thôn thuộc hộ nghèo đã có việc làm và thoát nghèo thành công, có hộ đã có thu nhập khá.
Theo đà tăng trưởng chung của xã hội, Lục Yên cũng đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn, do đó một trong những giải pháp lâu dài được huyện xác định là tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chú trọng các nghề phục vụ cho phát triển du lịch. Ông Đổng Kim Oanh - Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội huyện cho biết: “Trong năm 2023 huyện đã mở được 22 lớp cho 660 lao động nông thôn, vượt 4 lớp so với kế hoạch được giao, gồm các nghề: nấu ăn, làm đẹp, kỹ thuật chăn nuôi thú y, sản xuất rau sạch... Đối với các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực theo định hướng đào tạo nghề của Bộ NN&PTNT, đó là đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu ngành, đào tạo gắn với công nghệ cao, gắn với quy hoạch sản xuất và xây dựng nông thôn mới; ưu tiên đối tượng đào tạo là những nông dân nòng cốt, lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp”.
Với nhiều giải pháp đã và đang triển khai chính là nền tảng cơ bản trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lục Yên, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội./.