Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin Sở, Ngành, Địa phương >> Văn hóa - Xã hội

Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

30/12/2023 07:48:45 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - UBND huyện Mù Cang Chải ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn huyện, với mục tiêu tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh họa

Huyện đã đề ra mục tiêu cụ thể đối với trẻ em đến năm 2025, có trên 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và trên 94% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2030, phấn đấu 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và trên 96% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đối với giáo viên đến năm 2025, Bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; có 90% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Đến năm 2030, bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đảm bảo định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; có 100% giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non đến năm 2030, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn có trẻ em cần tăng cường tiếng Việt được bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp; trang thiết bị phần mềm, thiết bị dạy học hiện đại; tài liệu, học liệu, đồ dùng phục vụ dạy học; xây mới để xóa phòng học nhờ, học tạm và bổ sung phòng học còn thiếu do tăng quy mô phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương.

Để đạt được mục tiêu trên, huyện sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục. Trong đó, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; đưa mục tiêu vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về việc đảm bảo tất cả trẻ em vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục.

Cùng với đó, triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, bao gồm một số chính sách: hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Chính phủ. Quan tâm hỗ trợ giáo viên, chú trọng đến các điểm trường lẻ của các đơn vị trường.

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút như: tuyển dụng, sử dụng đối với giáo viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số để đảm bảo ổn định số lượng giáo viên cho các đơn vị trường. Xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, đảm bảo đủ 01 phòng/01 nhóm lớp. Dự kiến trong giai đoạn 2023 - 2030, xây dựng mới 5 phòng học; trong đó 05 phòng để xóa phòng học nhờ, 6 phòng để xóa phòng học tạm; mua sắm 48 bộ đồ dùng - đồ chơi theo nhóm lớp. Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng khó khăn. Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Tầm nhìn thế giới, Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt nam (SCI); hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ, bộ công cụ hỗ trợ, để việc nâng chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Phối hợp chặt chẽ với trưởng thôn (bản), người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiếu số tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non và học 2 buổi/ngày.

 

524 lượt xem
Nguyễn Hiên

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h