Đến Trạm Tấu (Yên Bái) những năm gần đây vẫn vẹn nguyên cảm xúc về một vùng núi rừng hoang sơ, hùng vĩ nhưng không còn bị “che lấp” trên bản đồ du lịch.
Các vận động viên trên đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.
Năm 2017, từ mô hình suối khoáng nóng của gia đình anh Cường (người đầu tiên tự làm homestay, suối khoáng nóng ở Trạm Tấu) nhiều người bắt đầu biết đến Trạm Tấu. Và cũng từ HTX Suối khoáng nóng Trạm Tấu, nhiều người biết đến đỉnh núi Tà Chì Nhù và Tà Xùa (hai đỉnh núi nằm trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam). Sau đó, dịch bệnh xảy ra, du lịch bị đình trệ. Trong hai năm COVID-19, huyện cố gắng giúp các hộ mở rộng cơ hội kinh doanh, để khi dịch kết thúc không lỡ nhịp.
Tỉnh Yên Bái có một nghị quyết riêng về hỗ trợ, phát triển du lịch. Dựa trên cơ sở đó, huyện hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn kinh phí như: hỗ trợ người dân mở homestay, mua sắm trang thiết bị như mua chăn ga, gối đệm,… Mở các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn viên, hoster (người hỗ trợ khách du lịch, buồng phòng, lễ tân,…) để có nguồn nhân lực chuyên nghiệp; cử các đoàn gồm cán bộ văn hóa, chủ hộ kinh doanh homestay,… đi đến các tỉnh, thành, địa phương (Lai Châu, Hà Giang…) có những điều kiện tương đồng để học hỏi kinh nghiệm.
Huyện đang xây dựng điểm du lịch Chòm Cu Vai ở trên đỉnh núi trở thành một địa điểm du lịch cộng đồng. Trạm Tấu cố gắng để mọi người, mọi nhà cùng làm du lịch.
Huyện Trạm Tấu là một nơi có nhiều cảnh đẹp, ngoài đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa rất đẹp. Ngoài ra, có một số địa điểm hấp dẫn khác như Chòm Cu Vai, cách thị trấn Trạm Tấu 7km, với những bản làng nguyên sơ, thơ mộng. Hay thác nước Háng Đề Chơ rất hùng vĩ, được nhiều người biết đến. Một số điểm khác như khu Lau Camping với hoạt động bay dù lượn đã được Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng cấp phép, điểm độc đáo ở điểm bay dù tại đây là cất và hạ cánh cùng một địa điểm. Để bổ trợ cho sản phẩm du lịch chính, huyện còn có những hoạt động trải nghiệm tham quan, thực hành làm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính những tiềm năng du lịch ở huyện nên điều tôi mong muốn nhất, đó là phát triển du lịch để nhiều người biết đến huyện. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của bà con Nhân dân tại đây.
Ở nhiều nơi, khi du lịch phát triển đã mất đi những vẻ đẹp riêng có, những đặc trưng về cảnh quan, về con người. Nhưng huyện Trạm Tấu xác định việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông (người Mông chiếm 79%), dân tộc Thái trên địa bàn là một sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện so với các địa phương khác. Thực tế hiện nay các sản phẩm du lịch về văn hóa của huyện cũng rất phong phú như các lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, các nhạc cụ... Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc Mông, người dân tộc Khơ Mú mở lớp lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận…
Huyện Trạm Tấu cố gắng làm du lịch theo hướng thân thiện với môi trường nhất. Hiện nay, tổng cộng trên địa bàn có 40 cơ sở, một khách sạn 3 sao. Suối khoáng Cường Hải là một cơ sở lưu trú gần như homestay nhưng cao cấp hơn. Còn lại những homestay của các hộ gia đình khác ở xung quanh khu suối khoáng. Đặc biệt, Lau Camping hiện đang được các doanh nghiệp đầu tư, đây là một “tọa độ” săn mây, cắm trại, nghỉ dưỡng nổi tiếng của huyện Trạm Tấu. Khu Lau Camping có nhiều hoạt động như bay dù lượn, săn mây, tổ chức chương trình ca nhạc “Mây lang thang” để phục vụ khách du lịch. Vào những dịp nghỉ lễ, lượng khách đến với Trạm Tấu rất đông.
Về dân trí, người dân bắt nhịp với việc làm du lịch rất nhanh. Đơn cử, các hoster không chỉ là nhân viên trong những công ty du lịch - lữ hành, mà hiện nay, người dân địa phương cũng đã đảm nhận được vị trí này. Họ không chỉ hỗ trợ cho các công ty, hộ gia đình kinh doanh du lịch, mà còn tự chủ động “khớp nối” với những đoàn khách tự do, thông qua các kênh TikTok, Facebook, Youtube. Họ sẽ chủ động đón, đưa khách đi, khách cần bao nhiêu người thì họ sẽ giới thiệu thêm gia đình, bạn bè cùng làm. Vì vậy, nhận thức của những người dân ở các điểm du lịch cũng sẽ khác. Nhờ đó, điều kiện kinh tế của họ cũng phát triển hơn.
Việc tăng doanh thu từ khách du lịch chủ yếu tổng hợp nguồn vào trong dân. Nhờ sự phát triển của du lịch, mà hiện tại, người dân có thể thêm thu nhập từ nghề hoster (hỗ trợ khách du lịch). Như trước là 400.000/ngày/người, hiện nay là 500.000/ngày/người. So với thu nhập từ nghề nông thì tốt hơn rất nhiều, nên đến cuối tuần là bà con tại đây lại phấn khởi tham gia làm du lịch. Bà con ở ven núi có bản Tà Xùa và Xà Hồ tham gia làm du lịch rất năng nổ. Trong hai nơi, đội làm nhiều nhất là ở chân núi Tà Xùa, khoảng 100 người làm hoster, Xà Hồ thì ít hơn một chút. Đặc biệt, những hoster ở Trạm Tấu vẫn còn giữ được sự cởi mở, thân thiện, thật thà nên được du khách quý mến.
Từ năm 2022 - 2023, lượng khách du lịch đến so với quy mô của huyện là tương đối lớn. Dự tính của huyện đến năm 2025 sẽ đạt 110 nghìn lượt khách du lịch đến với huyện. Nhưng chỉ trong 9 tháng vừa qua, huyện đã đạt được 100 nghìn lượt khách du lịch. Trạm Tấu hy vọng nhờ sự ưu ái của khách du lịch mà số lượng người đến sẽ sớm được vượt qua mốc dự tính ban đầu.
Theo ông Khang A Chua – Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu: "du lịch Trạm Tấu có liên quan đến những hộ gia đình kinh doanh du lịch nhỏ lẻ như làm homestay. Điều huyện lo lắng nhất là quỹ đất không nằm trong quy hoạch dịch vụ mà trong đất rừng. Chúng tôi đã lường trước, nên vừa rồi việc quy hoạch đất năm 2022 - 2025, những khu nào có tiềm năng làm du lịch huyện đã quy hoạch đất để hỗ trợ người dân. Một việc nữa, khi phát triển du lịch thì ít nhiều sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường. Rút kinh nghiệm từ các tỉnh khác, cán bộ lãnh đạo huyện khuyến khích người dân làm du lịch xanh, hạn chế bê tông hóa. Hiện nay, các homestay của huyện cố gắng tận dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Trong quá trình phát triển du lịch, tất nhiên còn nhiều phát sinh, huyện cố gắng lường trước một vài tình huống xấu để có biện pháp xử lý kịp thời".
Ở huyện Trạm Tấu có 2 đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa, không chỉ có độ cao mà phong cảnh cũng rất đẹp. Lấy ví dụ, đỉnh Tà Xùa, là một nơi “săn mây” đẹp, ngoài ra còn có cánh đồng hoa chi pâu tím, đặc biệt khi chinh phục đỉnh núi, du khách được ngắm những đàn gia súc chăn thả tự nhiên - đặc trưng của người Mông đem lại cho du khách rất nhiều cảm xúc. Đó vừa là cung đường mạo hiểm, vừa là một miền cổ tích thơ mộng.
Giải leo núi lần này bắt đầu từ mô hình năm 2021, Báo Pháp luật Việt Nam cũng đã có thành viên tham gia. Năm nay, giải do Công ty Hưng Việt, Báo Pháp luật Việt Nam và huyện phối hợp tổ chức. Giải leo núi lần này là thành công ngoài mong đợi, khi tất cả các vận động viên đều về đích an toàn. Hơn nữa, thành tích leo núi của các vận động viên rất vượt trội, người về nhất chỉ mất hơn 2 tiếng để chinh phục đỉnh núi, đây là một điều bất ngờ đối với tất cả chúng tôi. Và mỗi vận động viên đã mang lại những hiệu ứng tích cực để du khách đến với Trạm Tấu với rất nhiều trải nghiệm khác nhau…
Ban đầu, đến với du lịch Trạm Tấu, đặc biệt là du lịch mạo hiểm như leo đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa chưa được nhiều người biết đến. Nhưng sau khoảng 3 năm tích cực truyền thông, hiện nay lượng khách đi leo núi khá đều. Trung bình mỗi ngày 200 khách, chủ yếu vào cuối tuần. Một tháng khoảng 1.000 khách. Hiện nay, du lịch ở Trạm Tấu bắt đầu “khởi sắc” được mọi người lựa chọn đến nhiều hơn.
Làn sóng khách du lịch đã đến với Trạm Tấu, giúp cho nông sản của Trạm Tấu được tiêu thụ rất mạnh. Ví như mặt hàng Khoai sọ, tóa mèo, đã cháy hàng ngay khi đến mùa thu hoạch. Bà con thu hoạch tới đâu, bán hết tới đó, với giá rất tốt. Giá bán gấp 2, 3 lần giá của năm trước mà vẫn không đủ để phục vụ du khách. Đầu năm, lãnh đạo huyện Trạm Tấu đã thúc đẩy bà con mở rộng diện tích trồng khoai sọ, "mạnh miệng" cam kết: Nếu không bán được bà con cứ đến đổ vào sân ủy ban. Rất may, thu hoạch tới đâu, cháy hàng tới đó. Năm tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai sọ.
Thời gian tới, huyện Trạm Tấu sẽ tổ chức các sự kiện gắn với các địa danh huyện có lợi thế; tiếp tục truyền thông sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương để du khách biết đến Trạm Tấu nhiều hơn. Tổ chức nhiều lớp tập huấn về văn hóa truyền thống với mục tiêu phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
Khách đến Trạm Tấu không chỉ được leo núi, tắm khoáng, mà sẽ đến với cộng đồng dân tộc để trải nghiệm cuộc sống của bà con. Chúng tôi xác định đến 2030 – du lịch là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Du lịch phát triển, sản phẩm nông nghiệp sẽ ăn theo, đời sống của người dân được nâng lên.
Ngày 7/1 tới đây, Trạm Tấu sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào. Đây là sinh hoạt tín ngưỡng có từ lâu đời của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu, thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hàng năm. Lễ hội có nhiều hoạt động mang màu sắc riêng có của địa phương.
Lễ hội Gầu Tào được thực hiện theo phong tục dân tộc Mông. Nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây nêu với nội dung tổ chức lễ tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối ... đã cho đồng bào địa phương một năm có nhiều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho mọi người một năm mới nhiều may mắn.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay, bắn nỏ, lẩy pao, đánh cầu lông gà và các trò chơi dân gian khác của dân tộc Mông.
Ngày hội hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách và đồng bào các xã trong huyện đến tham dự tạo không khí tưng bừng phấn khởi và thắm tình đoàn kết. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đón mừng năm mới 2024.
883 lượt xem
Theo Báo Pháp luật Việt Nam
Đến Trạm Tấu (Yên Bái) những năm gần đây vẫn vẹn nguyên cảm xúc về một vùng núi rừng hoang sơ, hùng vĩ nhưng không còn bị “che lấp” trên bản đồ du lịch.Năm 2017, từ mô hình suối khoáng nóng của gia đình anh Cường (người đầu tiên tự làm homestay, suối khoáng nóng ở Trạm Tấu) nhiều người bắt đầu biết đến Trạm Tấu. Và cũng từ HTX Suối khoáng nóng Trạm Tấu, nhiều người biết đến đỉnh núi Tà Chì Nhù và Tà Xùa (hai đỉnh núi nằm trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam). Sau đó, dịch bệnh xảy ra, du lịch bị đình trệ. Trong hai năm COVID-19, huyện cố gắng giúp các hộ mở rộng cơ hội kinh doanh, để khi dịch kết thúc không lỡ nhịp.
Tỉnh Yên Bái có một nghị quyết riêng về hỗ trợ, phát triển du lịch. Dựa trên cơ sở đó, huyện hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn kinh phí như: hỗ trợ người dân mở homestay, mua sắm trang thiết bị như mua chăn ga, gối đệm,… Mở các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn viên, hoster (người hỗ trợ khách du lịch, buồng phòng, lễ tân,…) để có nguồn nhân lực chuyên nghiệp; cử các đoàn gồm cán bộ văn hóa, chủ hộ kinh doanh homestay,… đi đến các tỉnh, thành, địa phương (Lai Châu, Hà Giang…) có những điều kiện tương đồng để học hỏi kinh nghiệm.
Huyện đang xây dựng điểm du lịch Chòm Cu Vai ở trên đỉnh núi trở thành một địa điểm du lịch cộng đồng. Trạm Tấu cố gắng để mọi người, mọi nhà cùng làm du lịch.
Huyện Trạm Tấu là một nơi có nhiều cảnh đẹp, ngoài đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa rất đẹp. Ngoài ra, có một số địa điểm hấp dẫn khác như Chòm Cu Vai, cách thị trấn Trạm Tấu 7km, với những bản làng nguyên sơ, thơ mộng. Hay thác nước Háng Đề Chơ rất hùng vĩ, được nhiều người biết đến. Một số điểm khác như khu Lau Camping với hoạt động bay dù lượn đã được Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng cấp phép, điểm độc đáo ở điểm bay dù tại đây là cất và hạ cánh cùng một địa điểm. Để bổ trợ cho sản phẩm du lịch chính, huyện còn có những hoạt động trải nghiệm tham quan, thực hành làm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính những tiềm năng du lịch ở huyện nên điều tôi mong muốn nhất, đó là phát triển du lịch để nhiều người biết đến huyện. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của bà con Nhân dân tại đây.
Ở nhiều nơi, khi du lịch phát triển đã mất đi những vẻ đẹp riêng có, những đặc trưng về cảnh quan, về con người. Nhưng huyện Trạm Tấu xác định việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông (người Mông chiếm 79%), dân tộc Thái trên địa bàn là một sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện so với các địa phương khác. Thực tế hiện nay các sản phẩm du lịch về văn hóa của huyện cũng rất phong phú như các lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, các nhạc cụ... Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc Mông, người dân tộc Khơ Mú mở lớp lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận…
Huyện Trạm Tấu cố gắng làm du lịch theo hướng thân thiện với môi trường nhất. Hiện nay, tổng cộng trên địa bàn có 40 cơ sở, một khách sạn 3 sao. Suối khoáng Cường Hải là một cơ sở lưu trú gần như homestay nhưng cao cấp hơn. Còn lại những homestay của các hộ gia đình khác ở xung quanh khu suối khoáng. Đặc biệt, Lau Camping hiện đang được các doanh nghiệp đầu tư, đây là một “tọa độ” săn mây, cắm trại, nghỉ dưỡng nổi tiếng của huyện Trạm Tấu. Khu Lau Camping có nhiều hoạt động như bay dù lượn, săn mây, tổ chức chương trình ca nhạc “Mây lang thang” để phục vụ khách du lịch. Vào những dịp nghỉ lễ, lượng khách đến với Trạm Tấu rất đông.
Về dân trí, người dân bắt nhịp với việc làm du lịch rất nhanh. Đơn cử, các hoster không chỉ là nhân viên trong những công ty du lịch - lữ hành, mà hiện nay, người dân địa phương cũng đã đảm nhận được vị trí này. Họ không chỉ hỗ trợ cho các công ty, hộ gia đình kinh doanh du lịch, mà còn tự chủ động “khớp nối” với những đoàn khách tự do, thông qua các kênh TikTok, Facebook, Youtube. Họ sẽ chủ động đón, đưa khách đi, khách cần bao nhiêu người thì họ sẽ giới thiệu thêm gia đình, bạn bè cùng làm. Vì vậy, nhận thức của những người dân ở các điểm du lịch cũng sẽ khác. Nhờ đó, điều kiện kinh tế của họ cũng phát triển hơn.
Việc tăng doanh thu từ khách du lịch chủ yếu tổng hợp nguồn vào trong dân. Nhờ sự phát triển của du lịch, mà hiện tại, người dân có thể thêm thu nhập từ nghề hoster (hỗ trợ khách du lịch). Như trước là 400.000/ngày/người, hiện nay là 500.000/ngày/người. So với thu nhập từ nghề nông thì tốt hơn rất nhiều, nên đến cuối tuần là bà con tại đây lại phấn khởi tham gia làm du lịch. Bà con ở ven núi có bản Tà Xùa và Xà Hồ tham gia làm du lịch rất năng nổ. Trong hai nơi, đội làm nhiều nhất là ở chân núi Tà Xùa, khoảng 100 người làm hoster, Xà Hồ thì ít hơn một chút. Đặc biệt, những hoster ở Trạm Tấu vẫn còn giữ được sự cởi mở, thân thiện, thật thà nên được du khách quý mến.
Từ năm 2022 - 2023, lượng khách du lịch đến so với quy mô của huyện là tương đối lớn. Dự tính của huyện đến năm 2025 sẽ đạt 110 nghìn lượt khách du lịch đến với huyện. Nhưng chỉ trong 9 tháng vừa qua, huyện đã đạt được 100 nghìn lượt khách du lịch. Trạm Tấu hy vọng nhờ sự ưu ái của khách du lịch mà số lượng người đến sẽ sớm được vượt qua mốc dự tính ban đầu.
Theo ông Khang A Chua – Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu: "du lịch Trạm Tấu có liên quan đến những hộ gia đình kinh doanh du lịch nhỏ lẻ như làm homestay. Điều huyện lo lắng nhất là quỹ đất không nằm trong quy hoạch dịch vụ mà trong đất rừng. Chúng tôi đã lường trước, nên vừa rồi việc quy hoạch đất năm 2022 - 2025, những khu nào có tiềm năng làm du lịch huyện đã quy hoạch đất để hỗ trợ người dân. Một việc nữa, khi phát triển du lịch thì ít nhiều sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường. Rút kinh nghiệm từ các tỉnh khác, cán bộ lãnh đạo huyện khuyến khích người dân làm du lịch xanh, hạn chế bê tông hóa. Hiện nay, các homestay của huyện cố gắng tận dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Trong quá trình phát triển du lịch, tất nhiên còn nhiều phát sinh, huyện cố gắng lường trước một vài tình huống xấu để có biện pháp xử lý kịp thời".
Ở huyện Trạm Tấu có 2 đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa, không chỉ có độ cao mà phong cảnh cũng rất đẹp. Lấy ví dụ, đỉnh Tà Xùa, là một nơi “săn mây” đẹp, ngoài ra còn có cánh đồng hoa chi pâu tím, đặc biệt khi chinh phục đỉnh núi, du khách được ngắm những đàn gia súc chăn thả tự nhiên - đặc trưng của người Mông đem lại cho du khách rất nhiều cảm xúc. Đó vừa là cung đường mạo hiểm, vừa là một miền cổ tích thơ mộng.
Giải leo núi lần này bắt đầu từ mô hình năm 2021, Báo Pháp luật Việt Nam cũng đã có thành viên tham gia. Năm nay, giải do Công ty Hưng Việt, Báo Pháp luật Việt Nam và huyện phối hợp tổ chức. Giải leo núi lần này là thành công ngoài mong đợi, khi tất cả các vận động viên đều về đích an toàn. Hơn nữa, thành tích leo núi của các vận động viên rất vượt trội, người về nhất chỉ mất hơn 2 tiếng để chinh phục đỉnh núi, đây là một điều bất ngờ đối với tất cả chúng tôi. Và mỗi vận động viên đã mang lại những hiệu ứng tích cực để du khách đến với Trạm Tấu với rất nhiều trải nghiệm khác nhau…
Ban đầu, đến với du lịch Trạm Tấu, đặc biệt là du lịch mạo hiểm như leo đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa chưa được nhiều người biết đến. Nhưng sau khoảng 3 năm tích cực truyền thông, hiện nay lượng khách đi leo núi khá đều. Trung bình mỗi ngày 200 khách, chủ yếu vào cuối tuần. Một tháng khoảng 1.000 khách. Hiện nay, du lịch ở Trạm Tấu bắt đầu “khởi sắc” được mọi người lựa chọn đến nhiều hơn.
Làn sóng khách du lịch đã đến với Trạm Tấu, giúp cho nông sản của Trạm Tấu được tiêu thụ rất mạnh. Ví như mặt hàng Khoai sọ, tóa mèo, đã cháy hàng ngay khi đến mùa thu hoạch. Bà con thu hoạch tới đâu, bán hết tới đó, với giá rất tốt. Giá bán gấp 2, 3 lần giá của năm trước mà vẫn không đủ để phục vụ du khách. Đầu năm, lãnh đạo huyện Trạm Tấu đã thúc đẩy bà con mở rộng diện tích trồng khoai sọ, "mạnh miệng" cam kết: Nếu không bán được bà con cứ đến đổ vào sân ủy ban. Rất may, thu hoạch tới đâu, cháy hàng tới đó. Năm tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai sọ.
Thời gian tới, huyện Trạm Tấu sẽ tổ chức các sự kiện gắn với các địa danh huyện có lợi thế; tiếp tục truyền thông sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương để du khách biết đến Trạm Tấu nhiều hơn. Tổ chức nhiều lớp tập huấn về văn hóa truyền thống với mục tiêu phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
Khách đến Trạm Tấu không chỉ được leo núi, tắm khoáng, mà sẽ đến với cộng đồng dân tộc để trải nghiệm cuộc sống của bà con. Chúng tôi xác định đến 2030 – du lịch là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Du lịch phát triển, sản phẩm nông nghiệp sẽ ăn theo, đời sống của người dân được nâng lên.
Ngày 7/1 tới đây, Trạm Tấu sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào. Đây là sinh hoạt tín ngưỡng có từ lâu đời của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu, thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hàng năm. Lễ hội có nhiều hoạt động mang màu sắc riêng có của địa phương.
Lễ hội Gầu Tào được thực hiện theo phong tục dân tộc Mông. Nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây nêu với nội dung tổ chức lễ tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối ... đã cho đồng bào địa phương một năm có nhiều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho mọi người một năm mới nhiều may mắn.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay, bắn nỏ, lẩy pao, đánh cầu lông gà và các trò chơi dân gian khác của dân tộc Mông.
Ngày hội hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách và đồng bào các xã trong huyện đến tham dự tạo không khí tưng bừng phấn khởi và thắm tình đoàn kết. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đón mừng năm mới 2024.