CTTĐT - Xác định phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững, năm 2023, huyện Yên Bình đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với xã Mỹ Gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bí xanh và bí ngô mật, góp phần từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Sản phẩm bí ngô mật trồng theo chuỗi liên kết giá trị tại xã Mỹ Gia
Trước đây, gia đình chị Nông Thị Thư ở thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia chủ yếu trồng rau và trồng sắn trên diện tích đất canh tác 1 ha. Tuy nhiên do cây trồng bị sâu bệnh, năng suất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao. Vụ xuân năm 2023, được Đảng ủy chính quyền xã cho đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại một số nơi, gia đình chị Thư đã chuyển đổi sang trồng cây bí đao xanh giống Kita với diện tích 0,5ha. Từ hiệu quả của vụ xuân, vụ đông năm 2023, gia đình chị Thư tham gia vào thực hiện chuỗi liên kết giá trị với diện tích 0,5ha bí xanh và 0,5ha bí ngô mật. Thực hiện chuỗi liên kết, gia đình chị được hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón, lưới từ chương trình mục tiêu quốc gia ,được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chu đáo và được hợp tác xã cam kết bao tiêu sản phẩm. Đến thời điểm này, diện tích bí xanh và bí ngô mật của gia đình chị Thư đang sinh trưởng và phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Dự kiến, trong vụ này gia đình chị thu khoảng trên 30 tấn quả bí xanh và 10 - 12 tấn bí ngô mật. Với giá bán trung bình 5.000 đồng - 6000 đồng/kg,sau khi trừ chi phí, gia đình chị Thư thu lãi trên 100 triệu đồng/vụ. Chị Nông Thị Thư, thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Tham gia chuỗi liên kết giá trị, gia đình tôi được hỗ trợ giống, phân bón, lưới và được cán bộ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vì vậy bí phát triển rất tốt, sai quả. Gia đình tôi dự tính sẽ tiếp tục triển khai trồng trong vụ xuân tới để tăng thu nhập”.
Để phát triển sản phẩm bí xanh và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người dân, năm 2023, xã Mỹ Gia đã tạo điều kiện thành lập hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Long. Hợp tác xã đã xây dựng liên kết chuỗi với sự tham gia của 11 hộ dân để trồng 12 ha bí xanh ruby 456 và bí ngô mật. Ngoài việc hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất bí theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa sản phẩm trở thành hàng hóa chất lượng cao, hợp tác xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng và quan tâm đến các khâu từ thu hoạch, bảo quản nhằm giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều đáng nói là từ khi bà con tham gia hợp tác xã và tham gia chuỗi liên kết giá trị, đầu ra cho sản phẩm bí xanh và bí ngô mật đã được giải quyết. Các doanh nghiệp đã về tận nơi khảo sát tình hình, đánh giá chất lượng, nguồn cung và ký hợp đồng dài hạn với hợp tác xã. Anh Nông Quốc Toản - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Long, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Khi chúng tôi mới triển khai chỉ có 5 hộ tham gia, sau đó thấy hiệu quả nên ở vụ này đã có 11 thành viên tham gia trồng bí xanh, bí ngô mật và được các doanh nghiệp đến tận vườn thu mua nên mọi người rất phấn khởi”.
Từ thành công bước đầu của mô hình bí xanh và bí ngô mật, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mỹ Gia đã tận dụng diện tích vườn của gia đình để trồng. Hiện tại đã có thêm 7 hộ tham gia trồng với diện tích khoảng 3ha, mang lại hiệu quả đáng kể. Ông Hoàng Ngọc Đề, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Gia đình tôi trồng tận dụng dưới tán thanh long nên không thuộc diện được hỗ trợ nhưng qua thực tế tôi thấy hiệu quả rất tốt”.
Mặc dù mới thực hiện chuỗi liên kết song 2 loại cây trồng ngắn ngày này rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, việc hình thành chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, khi triển khai thực hiện tốt chuỗi giá trị trong sản xuất đã giúp các hợp tác xã từng bước xây dựng được thương hiệu nông sản của mình, tăng khả năng chủ động ký hợp đồng với khách hàng nhờ quy mô và chất lượng sản phẩm đều đảm bảo. Chị Đào Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: “Trong quá trình thực hiện chuỗi, chúng tôi luôn chủ động kiểm tra, thăm vườn và hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ không chỉ trong dự án mà cả những hộ ngoài dự án tham gia thực hiện, góp phần nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác”.
Với những hiệu quả ban đầu của chuỗi liên kết sản xuất bí xanh và bí ngô mật tại xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ tư vấn liên kết, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh một số cây trồng có giá trị kinh tế cao… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân giảm nghèo bền vững.
783 lượt xem
CTV: Hải Yến
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững, năm 2023, huyện Yên Bình đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với xã Mỹ Gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bí xanh và bí ngô mật, góp phần từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.Trước đây, gia đình chị Nông Thị Thư ở thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia chủ yếu trồng rau và trồng sắn trên diện tích đất canh tác 1 ha. Tuy nhiên do cây trồng bị sâu bệnh, năng suất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao. Vụ xuân năm 2023, được Đảng ủy chính quyền xã cho đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại một số nơi, gia đình chị Thư đã chuyển đổi sang trồng cây bí đao xanh giống Kita với diện tích 0,5ha. Từ hiệu quả của vụ xuân, vụ đông năm 2023, gia đình chị Thư tham gia vào thực hiện chuỗi liên kết giá trị với diện tích 0,5ha bí xanh và 0,5ha bí ngô mật. Thực hiện chuỗi liên kết, gia đình chị được hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón, lưới từ chương trình mục tiêu quốc gia ,được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chu đáo và được hợp tác xã cam kết bao tiêu sản phẩm. Đến thời điểm này, diện tích bí xanh và bí ngô mật của gia đình chị Thư đang sinh trưởng và phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Dự kiến, trong vụ này gia đình chị thu khoảng trên 30 tấn quả bí xanh và 10 - 12 tấn bí ngô mật. Với giá bán trung bình 5.000 đồng - 6000 đồng/kg,sau khi trừ chi phí, gia đình chị Thư thu lãi trên 100 triệu đồng/vụ. Chị Nông Thị Thư, thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Tham gia chuỗi liên kết giá trị, gia đình tôi được hỗ trợ giống, phân bón, lưới và được cán bộ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vì vậy bí phát triển rất tốt, sai quả. Gia đình tôi dự tính sẽ tiếp tục triển khai trồng trong vụ xuân tới để tăng thu nhập”.
Để phát triển sản phẩm bí xanh và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người dân, năm 2023, xã Mỹ Gia đã tạo điều kiện thành lập hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Long. Hợp tác xã đã xây dựng liên kết chuỗi với sự tham gia của 11 hộ dân để trồng 12 ha bí xanh ruby 456 và bí ngô mật. Ngoài việc hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất bí theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa sản phẩm trở thành hàng hóa chất lượng cao, hợp tác xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng và quan tâm đến các khâu từ thu hoạch, bảo quản nhằm giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều đáng nói là từ khi bà con tham gia hợp tác xã và tham gia chuỗi liên kết giá trị, đầu ra cho sản phẩm bí xanh và bí ngô mật đã được giải quyết. Các doanh nghiệp đã về tận nơi khảo sát tình hình, đánh giá chất lượng, nguồn cung và ký hợp đồng dài hạn với hợp tác xã. Anh Nông Quốc Toản - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Long, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Khi chúng tôi mới triển khai chỉ có 5 hộ tham gia, sau đó thấy hiệu quả nên ở vụ này đã có 11 thành viên tham gia trồng bí xanh, bí ngô mật và được các doanh nghiệp đến tận vườn thu mua nên mọi người rất phấn khởi”.
Từ thành công bước đầu của mô hình bí xanh và bí ngô mật, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mỹ Gia đã tận dụng diện tích vườn của gia đình để trồng. Hiện tại đã có thêm 7 hộ tham gia trồng với diện tích khoảng 3ha, mang lại hiệu quả đáng kể. Ông Hoàng Ngọc Đề, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình cho biết: “Gia đình tôi trồng tận dụng dưới tán thanh long nên không thuộc diện được hỗ trợ nhưng qua thực tế tôi thấy hiệu quả rất tốt”.
Mặc dù mới thực hiện chuỗi liên kết song 2 loại cây trồng ngắn ngày này rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, việc hình thành chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, khi triển khai thực hiện tốt chuỗi giá trị trong sản xuất đã giúp các hợp tác xã từng bước xây dựng được thương hiệu nông sản của mình, tăng khả năng chủ động ký hợp đồng với khách hàng nhờ quy mô và chất lượng sản phẩm đều đảm bảo. Chị Đào Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: “Trong quá trình thực hiện chuỗi, chúng tôi luôn chủ động kiểm tra, thăm vườn và hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ không chỉ trong dự án mà cả những hộ ngoài dự án tham gia thực hiện, góp phần nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác”.
Với những hiệu quả ban đầu của chuỗi liên kết sản xuất bí xanh và bí ngô mật tại xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ tư vấn liên kết, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh một số cây trồng có giá trị kinh tế cao… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân giảm nghèo bền vững.