Chính phủ đã ban hành Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Ảnh minh họa
Nghị định nêu rõ, mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động khai thác, kinh doanh của đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Nhà nước từng bước tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và thực hiện khai thác theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm
Nghị định nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản như sau: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc trường hợp trên thì giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện theo phân cấp trực tiếp quản lý.
Về việc giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, Nghị định quy định: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, công trình quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 ĐIều 23 Luật Thủy lợi để khai thác theo các phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và các phương thức khác theo quy định.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc trường hợp trên thì được giao cho đơn vị khai thác theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng và các phương thức khác theo quy định.
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Nghị định cũng quy định cụ thể các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng gồm: a- Nhà nước giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện khai thác theo quy định; b- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; c- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; d- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu thoát nước. Khi sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mục đích kinh doanh không được ảnh hưởng đến hoạt động tưới, tiêu thoát nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Tất cả tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, cơ quan quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.
Bộ Tài chính cho biết, đến nay, với sự đầu tư rất lớn của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức quốc tế trên phạm vi toàn quốc, đã xây dựng được 904 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha).
Cùng với đó, đã xây dựng được 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ 50 tỷ m3, trong đó có 150 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 39,6 tỷ m3, 6.681 hồ thuỷ lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m3. Các hồ chứa đã và đang phục vụ cho phát điện, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế, bảo đảm tưới cho 800.000 ha đất canh tác.
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng, khai thác khối tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nêu trên (trước khi Quốc hội ban hành Luật Thủy lợi, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) còn hạn chế do phân công, phân cấp quản lý Nhà nước còn bất cập. Thực tế, doanh nghiệp thủy lợi làm cả chức năng về quản lý nhà nước đối với tài sản hạ tầng thủy lợi; tài chính bù đắp cho hoạt động thủy lợi không tuân thủ quy luật kinh tế khách quan, không bù đắp đủ chi phí. Bao cấp của Nhà nước cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi còn rất lớn...
|
1306 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ đã ban hành Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý.Nghị định nêu rõ, mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động khai thác, kinh doanh của đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Nhà nước từng bước tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và thực hiện khai thác theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm
Nghị định nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản như sau: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc trường hợp trên thì giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện theo phân cấp trực tiếp quản lý.
Về việc giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, Nghị định quy định: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, công trình quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 ĐIều 23 Luật Thủy lợi để khai thác theo các phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và các phương thức khác theo quy định.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc trường hợp trên thì được giao cho đơn vị khai thác theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng và các phương thức khác theo quy định.
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Nghị định cũng quy định cụ thể các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng gồm: a- Nhà nước giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện khai thác theo quy định; b- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; c- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; d- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu thoát nước. Khi sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mục đích kinh doanh không được ảnh hưởng đến hoạt động tưới, tiêu thoát nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Tất cả tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, cơ quan quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.
Bộ Tài chính cho biết, đến nay, với sự đầu tư rất lớn của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức quốc tế trên phạm vi toàn quốc, đã xây dựng được 904 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha).
Cùng với đó, đã xây dựng được 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ 50 tỷ m3, trong đó có 150 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 39,6 tỷ m3, 6.681 hồ thuỷ lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m3. Các hồ chứa đã và đang phục vụ cho phát điện, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế, bảo đảm tưới cho 800.000 ha đất canh tác.
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng, khai thác khối tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nêu trên (trước khi Quốc hội ban hành Luật Thủy lợi, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) còn hạn chế do phân công, phân cấp quản lý Nhà nước còn bất cập. Thực tế, doanh nghiệp thủy lợi làm cả chức năng về quản lý nhà nước đối với tài sản hạ tầng thủy lợi; tài chính bù đắp cho hoạt động thủy lợi không tuân thủ quy luật kinh tế khách quan, không bù đắp đủ chi phí. Bao cấp của Nhà nước cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi còn rất lớn...