CTTĐT - Thực hiện chủ trương của Đảng, Bác Hồ về vận động, điều chỉnh nhân lực và tài lực giữa miền xuôi và miền núi, 50 năm trước, 174 hộ, trên 1.000 khẩu của 10 xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã đồng lòng rời xa “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình để đến xã Hưng Khánh huyện Trấn Yên với nhiều lạ lẫm, bỡ ngỡ và lo lắng. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của chính quyền, cùng sự nỗ lực, đoàn kết của đồng bào miền xuôi và người dân sở tại… nên các thôn có đồng bào xây dựng vùng kinh tế mới không những ổn định cuộc sống, mà còn phát triển kinh tế, chuyển mình đi lên, xây dựng nông thôn mới, diện mạo ngày càng đổi thay.
Diện mạo nông thôn ở Hưng Khánh ngày càng đổi thay
Đã gần 90 tuổi nhưng ông Trần Văn Xuân một trong những người dân gốc Nam Định lên xây dựng vùng kinh tế mới vẫn nhớ như in, thôn Khe năm xã Hưng Khánh thời điểm 1973 toàn cây gỗ cao ngút tầm mắt; tiếng chim, tiếng thú rừng kêu liên hồi. Mọi người sống chung trong lán nhà dựng tạm, mỗi gian là một nhà và chỉ có chiếc chăn đơn không thấm vào đâu với cái lạnh của núi rừng. Cuộc sống vô cùng khó khăn, đường đi lối lại toàn rừng rậm, lau lách, song với ý chí quyết tâm không quản ngại khó khăn, gian khổ, những người dân Nam Định lên xây dựng kinh tế mới đã cùng với đồng bào nơi đây tập trung xây dựng phát triển kinh tế.
Ông Trần Văn Xuân - Thôn Khe Năm xã Hưng Khánh nhớ lại “Thời điểm mới lên cuộc sống của các hộ gặp rất nhiều khó khăn, rồi cũng nhờ sự quan tâm của Hợp tác xã, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, từ chỗ chỉ biết trồng săn, trồng ngô, đến nay thì chúng tôi đã trồng quế, trồng chè mà đời sống đã được nâng lên”.
Đất vốn không phụ người. 50 năm đã qua, với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, đồng hành vượt khó của cấp ủy, chính quyền địa phương, lớp thanh niên Trực Ninh ngày ấy cùng mang sức trẻ khai sơn phá thạch tại 3 thôn Đát Quang, Khe Năm và Tĩnh Hưng để xây dựng vùng kinh tế mới, xóa dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, tạo diện mạo mới cho xã Hưng Khánh trên con đường chuyển mình, hội nhập và phát triển. Nói về những thay đổi của quê hương Hưng Khánh ông Hoàng Văn Thành - Thôn Tĩnh Hưng xã Hưng Khánh cho biết “ Đến nay 3 thôn của xã Hưng Khánh có hộ dân lên xây dựng kinh tế mới đã có gần 90% số hộ đã xây được nhà kiên cố, đời sống ngày một được nâng cao, với sự nỗ lực của người dân, sự quan tâm của các cấp, các ngành chúng tôi tin tưởng xã Hưng Khánh sẽ sớm trở thành đô thị loại 5”.
Lãnh đạo xã Hưng Khánh thăm mô hình nuôi ong lấy mật
Hiện, 3 thôn đã hình thành được vùng sản xuất tập trung trên 670 ha, là những đồi chè trùng điệp và những rừng quế bạt ngàn, đây cũng là cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo. Cùng với việc phát triển các loại cây trồng chủ lực, chăn nuôi tập trung, 3 thôn đã hình thành được 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 53 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5%. Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện để nhân dân đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ đường giao thông được kiên cố hóa đạt 98%, có đầy đủ hệ thống biển báo, điện chiếu sáng, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang sạch đẹp, môi trường sống được cải thiện rõ rệt, cả 3 thôn Tĩnh Hưng, Đát Quang và Khe Năm đều được công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng được khẳng định và được nâng cao. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững mạnh. Đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng của cán bộ và nhân dân vùng kinh tế mới với người dân sở tại trong 50 năm qua, góp phần để xã Hưng Khánh được công nhận xã đạt NTM nâng cao vào năm 2022.
Đời sống người dân ổn định nhờ phát triển kinh tế đồi rừng
Ông Nguyễn Gia Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Khánh cho biết “Qua 50 năm bà con của 10 xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Hưng Khánh đã luôn giữ vững tinh thần đoàn kết với người dân sở tại, tích cực phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, đến này xã đã đạt nông thôn mới nâng cao và đang hoàn thiện các tiêu chí để sớm được công nhận xã NTM kiểu mẫu, đô thị loại V”.
Trải qua 50 năm, núi rừng Hưng Khánh đã níu chân đồng bào các xã thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định và trở thành quê hương thứ hai mà nhân dân lựa chọn gắn bó. Lịch sử đó là cầu nối, các thế hệ mới tiếp nối ông cha tiếp tục chung sức, đồng lòng để xây dựng xã Hưng Khánh phát triển bền vững, tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nói về vai trò cũng như trách nhiệm của những thế hệ trẻ Anh Trần Văn Thanh, thôn Khe Năm xã Hưng Khánh cho biết “Ông bà, cha, mẹ tôi đã lên Hưng Khánh để xây dựng vùng kinh tế mới, chúng tôi là thế hệ trẻ luôn tâm niệm là không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế xây dựng quê hương Hưng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn”.
Mảnh đất vùng cao Hưng Khánh đã níu chân, trở thành quê hương thứ 2 mà đồng bào Trực Ninh, Nam Định lựa chọn, gắn bó, đồng lòng, góp sức để xây dựng quê hương Hưng Khánh ngày càng đổi mới. Xuân đã về trên vùng kinh tế mới với muôn thanh sắc rộn ràng cùng niềm tin yêu và hy vọng mới của bà con./.
2213 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chủ trương của Đảng, Bác Hồ về vận động, điều chỉnh nhân lực và tài lực giữa miền xuôi và miền núi, 50 năm trước, 174 hộ, trên 1.000 khẩu của 10 xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã đồng lòng rời xa “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình để đến xã Hưng Khánh huyện Trấn Yên với nhiều lạ lẫm, bỡ ngỡ và lo lắng. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của chính quyền, cùng sự nỗ lực, đoàn kết của đồng bào miền xuôi và người dân sở tại… nên các thôn có đồng bào xây dựng vùng kinh tế mới không những ổn định cuộc sống, mà còn phát triển kinh tế, chuyển mình đi lên, xây dựng nông thôn mới, diện mạo ngày càng đổi thay.Đã gần 90 tuổi nhưng ông Trần Văn Xuân một trong những người dân gốc Nam Định lên xây dựng vùng kinh tế mới vẫn nhớ như in, thôn Khe năm xã Hưng Khánh thời điểm 1973 toàn cây gỗ cao ngút tầm mắt; tiếng chim, tiếng thú rừng kêu liên hồi. Mọi người sống chung trong lán nhà dựng tạm, mỗi gian là một nhà và chỉ có chiếc chăn đơn không thấm vào đâu với cái lạnh của núi rừng. Cuộc sống vô cùng khó khăn, đường đi lối lại toàn rừng rậm, lau lách, song với ý chí quyết tâm không quản ngại khó khăn, gian khổ, những người dân Nam Định lên xây dựng kinh tế mới đã cùng với đồng bào nơi đây tập trung xây dựng phát triển kinh tế.
Ông Trần Văn Xuân - Thôn Khe Năm xã Hưng Khánh nhớ lại “Thời điểm mới lên cuộc sống của các hộ gặp rất nhiều khó khăn, rồi cũng nhờ sự quan tâm của Hợp tác xã, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, từ chỗ chỉ biết trồng săn, trồng ngô, đến nay thì chúng tôi đã trồng quế, trồng chè mà đời sống đã được nâng lên”.
Đất vốn không phụ người. 50 năm đã qua, với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, đồng hành vượt khó của cấp ủy, chính quyền địa phương, lớp thanh niên Trực Ninh ngày ấy cùng mang sức trẻ khai sơn phá thạch tại 3 thôn Đát Quang, Khe Năm và Tĩnh Hưng để xây dựng vùng kinh tế mới, xóa dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, tạo diện mạo mới cho xã Hưng Khánh trên con đường chuyển mình, hội nhập và phát triển. Nói về những thay đổi của quê hương Hưng Khánh ông Hoàng Văn Thành - Thôn Tĩnh Hưng xã Hưng Khánh cho biết “ Đến nay 3 thôn của xã Hưng Khánh có hộ dân lên xây dựng kinh tế mới đã có gần 90% số hộ đã xây được nhà kiên cố, đời sống ngày một được nâng cao, với sự nỗ lực của người dân, sự quan tâm của các cấp, các ngành chúng tôi tin tưởng xã Hưng Khánh sẽ sớm trở thành đô thị loại 5”.
Lãnh đạo xã Hưng Khánh thăm mô hình nuôi ong lấy mật
Hiện, 3 thôn đã hình thành được vùng sản xuất tập trung trên 670 ha, là những đồi chè trùng điệp và những rừng quế bạt ngàn, đây cũng là cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo. Cùng với việc phát triển các loại cây trồng chủ lực, chăn nuôi tập trung, 3 thôn đã hình thành được 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 53 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5%. Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện để nhân dân đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ đường giao thông được kiên cố hóa đạt 98%, có đầy đủ hệ thống biển báo, điện chiếu sáng, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang sạch đẹp, môi trường sống được cải thiện rõ rệt, cả 3 thôn Tĩnh Hưng, Đát Quang và Khe Năm đều được công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng được khẳng định và được nâng cao. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững mạnh. Đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng của cán bộ và nhân dân vùng kinh tế mới với người dân sở tại trong 50 năm qua, góp phần để xã Hưng Khánh được công nhận xã đạt NTM nâng cao vào năm 2022.
Đời sống người dân ổn định nhờ phát triển kinh tế đồi rừng
Ông Nguyễn Gia Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Khánh cho biết “Qua 50 năm bà con của 10 xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Hưng Khánh đã luôn giữ vững tinh thần đoàn kết với người dân sở tại, tích cực phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, đến này xã đã đạt nông thôn mới nâng cao và đang hoàn thiện các tiêu chí để sớm được công nhận xã NTM kiểu mẫu, đô thị loại V”.
Trải qua 50 năm, núi rừng Hưng Khánh đã níu chân đồng bào các xã thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định và trở thành quê hương thứ hai mà nhân dân lựa chọn gắn bó. Lịch sử đó là cầu nối, các thế hệ mới tiếp nối ông cha tiếp tục chung sức, đồng lòng để xây dựng xã Hưng Khánh phát triển bền vững, tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nói về vai trò cũng như trách nhiệm của những thế hệ trẻ Anh Trần Văn Thanh, thôn Khe Năm xã Hưng Khánh cho biết “Ông bà, cha, mẹ tôi đã lên Hưng Khánh để xây dựng vùng kinh tế mới, chúng tôi là thế hệ trẻ luôn tâm niệm là không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế xây dựng quê hương Hưng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn”.
Mảnh đất vùng cao Hưng Khánh đã níu chân, trở thành quê hương thứ 2 mà đồng bào Trực Ninh, Nam Định lựa chọn, gắn bó, đồng lòng, góp sức để xây dựng quê hương Hưng Khánh ngày càng đổi mới. Xuân đã về trên vùng kinh tế mới với muôn thanh sắc rộn ràng cùng niềm tin yêu và hy vọng mới của bà con./.