CTTĐT - Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình mục tiêu y tế quốc gia được coi là thành công nhất ở Việt Nam nói chung và ở Yên Bái nói riêng, việc tiếp tục phát huy và kế thừa thành quả của chương trình TCMR là hết sức quan trọng và cần thiết, từ năm 1996 đến nay, tỉnh Yên Bái tập trung duy trì và nâng cao chất lượng tiêm chủng, mục tiêu tiếp tục những năm tiếp theo là bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi hàng năm đạt 98,5% trở lên, nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tai biến nặng và tử vong sau tiêm chủng.
Cán bộ y tế tiêm vắc xin Bạch hầu - ho gà - uốn ván trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ
Mặc dù từ năm 2020 đến năm 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công tác TCMR trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các đợt cao điểm dịch bệnh, một số địa bàn dân cư phải thực hiện phong tỏa, nhiều gia đình phải thực hiện cách ly y tế, lịch tiêm chủng bị chậm lại, một số phụ huynh e ngại không đưa con đi tiêm chủng đúng lịch do sợ mắc bệnh, năm 2022 và năm 2023 nguồn vắc xin trong chương trình TCMR thường xuyên bị gián đoạn, số lượng vắc xin không đủ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị để triển khai tiêm phòng cho trẻ, việc thiếu vắc xin trong chương trình TCMR trong thời gian kéo dài là hệ lụy đáng lo ngại vì có nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều dẫn đến nguy cơ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin dự phòng quay trở lại, lây lan và gây dịch như: bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản… Mặc dù trong thời gian qua việc triển khai tiêm chủng tại Yên Bái gặp rất khó khăn nhưng thực tế cho thấy, chương trình TCMR trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện hiệu quả và bài bản, nên kết quả TCMR năm 2023 đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,5%; Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại các cơ sở y tế đạt 95,4%; Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh lao (BCG) trong bệnh viện đạt 80,0%... Nhờ triển khai tốt chương trình TCMR một số loại dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ đã được phòng ngừa một cách hiệu quả, như: bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, rubella...; số ca mắc các bệnh truyền nhiễm giảm dần qua từng năm, sức khỏe của trẻ em và người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Để đạt được những kết quả đó, phải kể đến được sự quan tâm chỉ đạo sâu, sát của lãnh đạo tỉnh, của Sở y tế, sự phối hợp và tham gia của các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh, huyện, xã đặc biệt là các cán bộ y tế tuyến xã nhiệt tình, lăn lộn, trèo đèo, lội suối, đi bộ cả ngày đường trong những ngày mưa, lũ đi đến từng thôn, bản mang vắc xin đến điểm tiêm chủng lưu động để tiêm chủng cho trẻ em và người dân trong độ tuổi tiêm chủng; công tác thông tin, tuyên truyền tại cộng đồng được tăng cường giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ tiêm chủng là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi gia đình nhằm bảo đảm sức khỏe cho con em mình và khẳng định tính ưu việt của công tác TCMR trong phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm cho trẻ.
Xác định chương trình TCMR là nhiệm vụ trọng tâm, trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục Huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, vai trò của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, để người dân hiểu việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm để chủ động đưa con em mình đi tiêm chủng phòng bệnh, đồng thời vận động người dân tích cực đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch, đủ liều theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương rà soát đối tượng trong diện tiêm chủng để dự trù vắc xin, lập kế hoạch tiêm vét, tiêm bổ sung cho các đối tượng trong diện tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vắc xin ngay sau khi được cấp vắc xin không để bỏ sót đối tượng tiêm chủng. Đối với các xã khó khăn lập kế hoạch tăng thêm số ngày tiêm chủng và triển khai thêm các điểm tiêm chủng ngoài trạm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đưa con em đi tiêm chủng nhưng vẫn đảm bảo tiêm chủng an toàn. Chủ động giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, phát hiện sớm ca mắc đầu tiên để quản lý, xử lý kịp thời không để dịch xảy ra, kiểm tra, giám sát hỗ trợ cho trạm y tế, các điểm tiêm chủng thực hiện tiêm chủng, quản lý vắc xin, vật tư tiêm chủng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiêm chủng. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trong quản lý đối tượng tiêm chủng. Kiện toàn đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các điểm tiêm chủng, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng; công tác giám sát, đôn đốc các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn triển khai tiêm chủng đúng quy trình, đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Hằng năm tổ chức đào tạo, tập huấn, đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm chủng cho tất cả các cán bộ y tế tham gia tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
1760 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình mục tiêu y tế quốc gia được coi là thành công nhất ở Việt Nam nói chung và ở Yên Bái nói riêng, việc tiếp tục phát huy và kế thừa thành quả của chương trình TCMR là hết sức quan trọng và cần thiết, từ năm 1996 đến nay, tỉnh Yên Bái tập trung duy trì và nâng cao chất lượng tiêm chủng, mục tiêu tiếp tục những năm tiếp theo là bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi hàng năm đạt 98,5% trở lên, nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tai biến nặng và tử vong sau tiêm chủng.Mặc dù từ năm 2020 đến năm 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công tác TCMR trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các đợt cao điểm dịch bệnh, một số địa bàn dân cư phải thực hiện phong tỏa, nhiều gia đình phải thực hiện cách ly y tế, lịch tiêm chủng bị chậm lại, một số phụ huynh e ngại không đưa con đi tiêm chủng đúng lịch do sợ mắc bệnh, năm 2022 và năm 2023 nguồn vắc xin trong chương trình TCMR thường xuyên bị gián đoạn, số lượng vắc xin không đủ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị để triển khai tiêm phòng cho trẻ, việc thiếu vắc xin trong chương trình TCMR trong thời gian kéo dài là hệ lụy đáng lo ngại vì có nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều dẫn đến nguy cơ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin dự phòng quay trở lại, lây lan và gây dịch như: bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản… Mặc dù trong thời gian qua việc triển khai tiêm chủng tại Yên Bái gặp rất khó khăn nhưng thực tế cho thấy, chương trình TCMR trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện hiệu quả và bài bản, nên kết quả TCMR năm 2023 đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,5%; Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại các cơ sở y tế đạt 95,4%; Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh lao (BCG) trong bệnh viện đạt 80,0%... Nhờ triển khai tốt chương trình TCMR một số loại dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ đã được phòng ngừa một cách hiệu quả, như: bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, rubella...; số ca mắc các bệnh truyền nhiễm giảm dần qua từng năm, sức khỏe của trẻ em và người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Để đạt được những kết quả đó, phải kể đến được sự quan tâm chỉ đạo sâu, sát của lãnh đạo tỉnh, của Sở y tế, sự phối hợp và tham gia của các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh, huyện, xã đặc biệt là các cán bộ y tế tuyến xã nhiệt tình, lăn lộn, trèo đèo, lội suối, đi bộ cả ngày đường trong những ngày mưa, lũ đi đến từng thôn, bản mang vắc xin đến điểm tiêm chủng lưu động để tiêm chủng cho trẻ em và người dân trong độ tuổi tiêm chủng; công tác thông tin, tuyên truyền tại cộng đồng được tăng cường giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ tiêm chủng là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi gia đình nhằm bảo đảm sức khỏe cho con em mình và khẳng định tính ưu việt của công tác TCMR trong phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm cho trẻ.
Xác định chương trình TCMR là nhiệm vụ trọng tâm, trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục Huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, vai trò của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, để người dân hiểu việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm để chủ động đưa con em mình đi tiêm chủng phòng bệnh, đồng thời vận động người dân tích cực đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch, đủ liều theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương rà soát đối tượng trong diện tiêm chủng để dự trù vắc xin, lập kế hoạch tiêm vét, tiêm bổ sung cho các đối tượng trong diện tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vắc xin ngay sau khi được cấp vắc xin không để bỏ sót đối tượng tiêm chủng. Đối với các xã khó khăn lập kế hoạch tăng thêm số ngày tiêm chủng và triển khai thêm các điểm tiêm chủng ngoài trạm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đưa con em đi tiêm chủng nhưng vẫn đảm bảo tiêm chủng an toàn. Chủ động giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, phát hiện sớm ca mắc đầu tiên để quản lý, xử lý kịp thời không để dịch xảy ra, kiểm tra, giám sát hỗ trợ cho trạm y tế, các điểm tiêm chủng thực hiện tiêm chủng, quản lý vắc xin, vật tư tiêm chủng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiêm chủng. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trong quản lý đối tượng tiêm chủng. Kiện toàn đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các điểm tiêm chủng, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng; công tác giám sát, đôn đốc các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn triển khai tiêm chủng đúng quy trình, đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Hằng năm tổ chức đào tạo, tập huấn, đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm chủng cho tất cả các cán bộ y tế tham gia tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.