CTTĐT - Trong không khí của ngày đầu xuân mới, ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn, huyện Yên Bình đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà. Đây là lễ hội thường niên đầu xuân vùng sông Chảy của huyện Yên Bình.
Nghi thức tế lễ tại Lễ khai hội đền Mẫu Thác Bà xuân Giáp Thìn
Đền Mẫu Thác Bà nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đời các vua Hùng trị vì đất nước có một nàng công chúa tên gọi là Minh Đạt được vua cha cắt cử trông coi vùng Trôi Thuỷ (vùng sông Chảy ngày nay) để dạy nhân dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải để hình thành nên Châu Thu, Châu Vật, Phủ Bình trù phú. Khi bà mất, nhớ ơn đến công lao to lớn của bà nên nhân dân đã lập đền thờ phụng ngay trên ngọn thác tại xã Đạo Ngạn, nay là Thị trấn Thác Bà. Hàng năm Công chúa thường hiển linh tạo phúc giúp nhân dân vượt thác vượt ghềnh giao lưu buôn bán, làm cho gió thuận mưa hoà, mùa màng tốt tươi.
Truyền thuyết còn kể lại rằng, dưới thời nhà Trần, tướng quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong một lần xuất quân đánh quân xâm lược, khi qua đền, ông và nghĩa quân đã vào đền kính bái và được Thánh Mẫu giúp đỡ đã dẹp yên giặc thù. Khi đoàn quân thắng trận trở về, tướng quân Chiêu Văn Vương đã ban tặng Mỹ Tự Thác Bà tối linh từ. Qua các triều đại, Vua đã ban 6 sắc phong cho đền. Từ đó đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 4, ngày 17 tháng 7 và rằm tháng Chạp là ngày lễ tri ân Thánh Mẫu. Trong đó, ngày mùng 9 tháng Giêng là ngày lễ hội chính để trăm họ tụ họp, mở hội rước Mẫu, dâng lên Thánh Mẫu lễ vật hoa tươi, trái ngọt, chè kho và rước cá để tỏ lòng tôn kính và cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ.
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ hội chính thức bắt đầu với các nghi thức như: rước kiệu cá, rước lễ vật, nổi trống chiêng khai hội và nghi thức tế lễ. Sau phần Lễ kính Mẫu là phần hội với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như kéo co, ném còn, bóng chuyền, cờ tướng… đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Việt kiều đến từ Cộng hòa Liên bang Đức phấn khởi cho biết: “Trở về quê hương lần này, tôi rất vinh dự được tham gia buổi Lễ khai hội tại Đền Mẫu Thác Bà. Buổi lễ được huyện Yên Bình tổ chức rất trang trọng, ý nghĩa. Trước đó, tôi cũng được đi tham quan hồ Thác Bà, phong cảnh ở đây rất đẹp,người dân rất mến khách. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài biết đến Yên Bình để cùng tham quan, trải nghiệm”
Cũng là một trong những du khách đến dự lễ, bà Triệu Thị Hồng - dân tộc Dao quần trắng thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh cho biết: “Đầu năm tôi đi lễ cầu mạnh khỏe, bình an cho gia đình. Thấy huyện tổ chức lễ hội rất trang trọng và được xem nhiều hoạt động văn nghệ thể thao, tôi cảm thấy rất vui”.
Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà được huyện Yên Bình tổ chức hàng năm không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa tâm linh để mọi người tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân mà còn là dịp để giáo dục các thế hệ biết trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi ngay từ đầu năm mới để tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1309 lượt xem
CTV: Hải Yến - Hữu Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong không khí của ngày đầu xuân mới, ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn, huyện Yên Bình đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà. Đây là lễ hội thường niên đầu xuân vùng sông Chảy của huyện Yên Bình. Đền Mẫu Thác Bà nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đời các vua Hùng trị vì đất nước có một nàng công chúa tên gọi là Minh Đạt được vua cha cắt cử trông coi vùng Trôi Thuỷ (vùng sông Chảy ngày nay) để dạy nhân dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải để hình thành nên Châu Thu, Châu Vật, Phủ Bình trù phú. Khi bà mất, nhớ ơn đến công lao to lớn của bà nên nhân dân đã lập đền thờ phụng ngay trên ngọn thác tại xã Đạo Ngạn, nay là Thị trấn Thác Bà. Hàng năm Công chúa thường hiển linh tạo phúc giúp nhân dân vượt thác vượt ghềnh giao lưu buôn bán, làm cho gió thuận mưa hoà, mùa màng tốt tươi.
Truyền thuyết còn kể lại rằng, dưới thời nhà Trần, tướng quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong một lần xuất quân đánh quân xâm lược, khi qua đền, ông và nghĩa quân đã vào đền kính bái và được Thánh Mẫu giúp đỡ đã dẹp yên giặc thù. Khi đoàn quân thắng trận trở về, tướng quân Chiêu Văn Vương đã ban tặng Mỹ Tự Thác Bà tối linh từ. Qua các triều đại, Vua đã ban 6 sắc phong cho đền. Từ đó đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 4, ngày 17 tháng 7 và rằm tháng Chạp là ngày lễ tri ân Thánh Mẫu. Trong đó, ngày mùng 9 tháng Giêng là ngày lễ hội chính để trăm họ tụ họp, mở hội rước Mẫu, dâng lên Thánh Mẫu lễ vật hoa tươi, trái ngọt, chè kho và rước cá để tỏ lòng tôn kính và cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ.
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ hội chính thức bắt đầu với các nghi thức như: rước kiệu cá, rước lễ vật, nổi trống chiêng khai hội và nghi thức tế lễ. Sau phần Lễ kính Mẫu là phần hội với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như kéo co, ném còn, bóng chuyền, cờ tướng… đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Việt kiều đến từ Cộng hòa Liên bang Đức phấn khởi cho biết: “Trở về quê hương lần này, tôi rất vinh dự được tham gia buổi Lễ khai hội tại Đền Mẫu Thác Bà. Buổi lễ được huyện Yên Bình tổ chức rất trang trọng, ý nghĩa. Trước đó, tôi cũng được đi tham quan hồ Thác Bà, phong cảnh ở đây rất đẹp,người dân rất mến khách. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài biết đến Yên Bình để cùng tham quan, trải nghiệm”
Cũng là một trong những du khách đến dự lễ, bà Triệu Thị Hồng - dân tộc Dao quần trắng thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh cho biết: “Đầu năm tôi đi lễ cầu mạnh khỏe, bình an cho gia đình. Thấy huyện tổ chức lễ hội rất trang trọng và được xem nhiều hoạt động văn nghệ thể thao, tôi cảm thấy rất vui”.
Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà được huyện Yên Bình tổ chức hàng năm không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa tâm linh để mọi người tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân mà còn là dịp để giáo dục các thế hệ biết trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi ngay từ đầu năm mới để tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.