CTTĐT - Sáng 21/2/2024 (tức 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông đã diễn ra nghi lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong những lễ chính được mong chờ nhất trong Lễ hội đền Đông Cuông.
Lễ rước kiệu Mẫu (vua mẹ) từ Đền chính qua sông sang Miếu Đức Ông thăm Đức Ông
Đúng 8 giờ sáng, Lễ rước Mẫu sang sông được tiến hành tuần tự theo đúng nghi thức truyền thống trang nghiêm. Thầy Mo và những người giúp việc trong trang phục truyền thống của người Tày Khao làm thủ tục sửa soạn những vật dụng cần thiết để rước Mẫu. Sau đó tiến hành Lễ rước kiệu Mẫu (vua mẹ) từ Đền chính qua sông sang Miếu Đức Ông (Miếu Ghềnh Ngai) thăm Đức Ông, kiệu "Ông Báo" (vua con) đi tiếp sau kiệu Mẫu (vua mẹ). Theo quan niệm của đồng bào Tày xã Đông Cuông và các vùng lân cận, nghi lễ rước Mẫu là hình thức tái hiện lễ cưới lại "của Mẫu với Đức Ông”.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên cùng đông đảo nhân dân, du khách tham gia lễ rước Mẫu sang sông
Nghi thức vật hầu Mẫu trong Lễ rước Mẫu sang sông nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Khi tượng Mẫu đã sang tới Miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông, các thầy cúng làm thủ tục tế lễ. Sau đó, tượng Mẫu lại được rước quay về Đền chính vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu chính thức Lễ dâng hương tế Mẫu. Thầy Mo tiến hành các nghi lễ cúng chính tiệc để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, cuộc sống hạnh phúc.
Đông Cuông là ngôi Đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Từ lâu, Đông Cuông đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm ven sông Hồng. Ngôi đền còn là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Ở Đền Đông Cuông, hình tượng Mẫu Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng có sự pha trộn, chồng lớp bởi nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau. Theo truyền tụng, đây vốn là ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền.
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh, giúp dân lập bản lập mường, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói. Vua Lê Thái Tổ đã phong bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi bà phù hộ cho vua Lê đánh tan giặc. Đền Đông Cuông còn có tên là đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Ở đền Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là bậc anh linh, quyền cao tối thượng nhưng gần gũi, bình dị trong đời sống tâm linh của người dân.
Ngoài thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn, Đền Đông Cuông còn thờ thần Vệ quốc - các vị thần người bản địa có công trong kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… là những người từng lãnh đạo nhân dân nơi đây chống giặc Mông - Nguyên, bị tử trận.
Ngày 16/1/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 73 ghi danh Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 - 21/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc như: Nghi lễ dâng Trâu tế thần; Lễ dâng Chúc văn; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi… nhằm tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu xuân mới.
908 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 21/2/2024 (tức 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông đã diễn ra nghi lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong những lễ chính được mong chờ nhất trong Lễ hội đền Đông Cuông.Đúng 8 giờ sáng, Lễ rước Mẫu sang sông được tiến hành tuần tự theo đúng nghi thức truyền thống trang nghiêm. Thầy Mo và những người giúp việc trong trang phục truyền thống của người Tày Khao làm thủ tục sửa soạn những vật dụng cần thiết để rước Mẫu. Sau đó tiến hành Lễ rước kiệu Mẫu (vua mẹ) từ Đền chính qua sông sang Miếu Đức Ông (Miếu Ghềnh Ngai) thăm Đức Ông, kiệu "Ông Báo" (vua con) đi tiếp sau kiệu Mẫu (vua mẹ). Theo quan niệm của đồng bào Tày xã Đông Cuông và các vùng lân cận, nghi lễ rước Mẫu là hình thức tái hiện lễ cưới lại "của Mẫu với Đức Ông”.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên cùng đông đảo nhân dân, du khách tham gia lễ rước Mẫu sang sông
Nghi thức vật hầu Mẫu trong Lễ rước Mẫu sang sông nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Khi tượng Mẫu đã sang tới Miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông, các thầy cúng làm thủ tục tế lễ. Sau đó, tượng Mẫu lại được rước quay về Đền chính vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu chính thức Lễ dâng hương tế Mẫu. Thầy Mo tiến hành các nghi lễ cúng chính tiệc để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, cuộc sống hạnh phúc.
Đông Cuông là ngôi Đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Từ lâu, Đông Cuông đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm ven sông Hồng. Ngôi đền còn là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Ở Đền Đông Cuông, hình tượng Mẫu Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng có sự pha trộn, chồng lớp bởi nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau. Theo truyền tụng, đây vốn là ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền.
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh, giúp dân lập bản lập mường, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói. Vua Lê Thái Tổ đã phong bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi bà phù hộ cho vua Lê đánh tan giặc. Đền Đông Cuông còn có tên là đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Ở đền Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là bậc anh linh, quyền cao tối thượng nhưng gần gũi, bình dị trong đời sống tâm linh của người dân.
Ngoài thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn, Đền Đông Cuông còn thờ thần Vệ quốc - các vị thần người bản địa có công trong kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… là những người từng lãnh đạo nhân dân nơi đây chống giặc Mông - Nguyên, bị tử trận.
Ngày 16/1/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 73 ghi danh Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 - 21/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc như: Nghi lễ dâng Trâu tế thần; Lễ dâng Chúc văn; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi… nhằm tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu xuân mới.