CTTĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024.
Triển khai phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đầu năm đến ngày 19/02/2024, cả nước đã xảy 04 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 04 tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Long An và Tiền Giang, số gia cầm chết và tiêu hủy 6.663 con; 69 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi tại 18 tỉnh, tổng số lợn tiêu hủy 2.519 con; 07 ổ dịch Viêm da nổi cục tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Tiền Giang, tổng số 08 con trâu, bò mắc bệnh và 01 con tiêu hủy; 03 ổ dịch lở mồm long móng tại 02 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình với số gia súc mắc bệnh là 117 con, chết và tiêu hủy 53 con.
Tại tỉnh Yên Bái năm 2023 trên địa bàn tỉnh, bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại 03 thôn, 02 xã thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu, tổng số 44 con mắc bệnh; Bệnh Viêm da nổi cục xảy ra tại 02 hộ, 02 thôn, 1 xã của huyện Yên Bình, tổng số 02 con bò mắc bệnh; Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 02 hộ/cơ sở chăn nuôi, 02 bản, 02 xã của 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy 50 con. Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời ngăn ngừa bệnh truyền lây từ động vật sang người. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, Cúm gia cầm. Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh khử trùng, tiêu độc để tiêu diệt các loại mầm bệnh; giám sát lâm sàng, khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm Cúm gia cầm báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm; trường hợp phát hiện có kết quả dương tính với các chủng vi rút Cúm gia cầm cần xử lý tiêu hủy ngay và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/QĐ-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch; không vứt xác gia cầm mắc bệnh chết ra các sông, hồ,...
Tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch mới phát sinh; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh từ cơ sở đến cấp xã, huyện, tỉnh theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nhập con giống vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển buôn bán động vật, sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc.
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường từ ngày 01/3 - 31/03/2024. Thực hiện tổng vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc cơ sở chăn nuôi động vật, cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh…
Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ... động vật sản phẩm động vật, cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm thực hiện tiêu độc khử trùng; lưu ý tổng vệ sinh trước khi phun thuốc sát trùng. Ban quản lý chợ có buôn bán gia súc gia cầm chủ động tổ chức tổng vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng tại các chợ. Các hộ, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, hộ kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ chủ động bố trí nhân lực, nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
Triển khai tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024 cho đàn gia súc, gia cầm: (Trâu bò: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục; lợn: Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn hoặc vắc xin 3 bệnh (Dịch tả lợn + Tụ huyết trùng lợn + Phó thương hàn lợn); Dại động vật tiêm cho chó; gia cầm (Cúm gia cầm, Niu cát xơn, Dịch tả vịt)từ tháng 3 năm 2024. Các hộ, cơ sở chăn nuôi trả chi phí cho việc tiêm phòng vắc xin (gồm kinh phí mua vắc xin và công tiêm), riêng vắc xin Lở mồm long móng tiêm cho trâu, bò, tỉnh hỗ trợ vắc xin.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường thông tin tuyên truyền phòng, chống bệnh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là đối với bệnh Cúm gia cầm; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm chủ động để xác định vi rút cúm gia cầm lưu hành, nhằm phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời; tổ chức tiêu hủy gia cầm dương tính với vi rút cúm gia cầm theo quy định. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác Tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ đợt 1 cho đàn gia súc, gia cầm từ tháng 3 năm 2024; việc thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; chủ động phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
662 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024.Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đầu năm đến ngày 19/02/2024, cả nước đã xảy 04 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 04 tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Long An và Tiền Giang, số gia cầm chết và tiêu hủy 6.663 con; 69 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi tại 18 tỉnh, tổng số lợn tiêu hủy 2.519 con; 07 ổ dịch Viêm da nổi cục tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Tiền Giang, tổng số 08 con trâu, bò mắc bệnh và 01 con tiêu hủy; 03 ổ dịch lở mồm long móng tại 02 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình với số gia súc mắc bệnh là 117 con, chết và tiêu hủy 53 con.
Tại tỉnh Yên Bái năm 2023 trên địa bàn tỉnh, bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại 03 thôn, 02 xã thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu, tổng số 44 con mắc bệnh; Bệnh Viêm da nổi cục xảy ra tại 02 hộ, 02 thôn, 1 xã của huyện Yên Bình, tổng số 02 con bò mắc bệnh; Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 02 hộ/cơ sở chăn nuôi, 02 bản, 02 xã của 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy 50 con. Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời ngăn ngừa bệnh truyền lây từ động vật sang người. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, Cúm gia cầm. Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh khử trùng, tiêu độc để tiêu diệt các loại mầm bệnh; giám sát lâm sàng, khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm Cúm gia cầm báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm; trường hợp phát hiện có kết quả dương tính với các chủng vi rút Cúm gia cầm cần xử lý tiêu hủy ngay và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/QĐ-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch; không vứt xác gia cầm mắc bệnh chết ra các sông, hồ,...
Tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch mới phát sinh; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh từ cơ sở đến cấp xã, huyện, tỉnh theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nhập con giống vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển buôn bán động vật, sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc.
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường từ ngày 01/3 - 31/03/2024. Thực hiện tổng vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc cơ sở chăn nuôi động vật, cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh…
Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ... động vật sản phẩm động vật, cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm thực hiện tiêu độc khử trùng; lưu ý tổng vệ sinh trước khi phun thuốc sát trùng. Ban quản lý chợ có buôn bán gia súc gia cầm chủ động tổ chức tổng vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng tại các chợ. Các hộ, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến động vật, hộ kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ chủ động bố trí nhân lực, nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
Triển khai tiêm phòng vắc xin đợt 1 năm 2024 cho đàn gia súc, gia cầm: (Trâu bò: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục; lợn: Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn hoặc vắc xin 3 bệnh (Dịch tả lợn + Tụ huyết trùng lợn + Phó thương hàn lợn); Dại động vật tiêm cho chó; gia cầm (Cúm gia cầm, Niu cát xơn, Dịch tả vịt)từ tháng 3 năm 2024. Các hộ, cơ sở chăn nuôi trả chi phí cho việc tiêm phòng vắc xin (gồm kinh phí mua vắc xin và công tiêm), riêng vắc xin Lở mồm long móng tiêm cho trâu, bò, tỉnh hỗ trợ vắc xin.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường thông tin tuyên truyền phòng, chống bệnh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là đối với bệnh Cúm gia cầm; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm chủ động để xác định vi rút cúm gia cầm lưu hành, nhằm phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời; tổ chức tiêu hủy gia cầm dương tính với vi rút cúm gia cầm theo quy định. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác Tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ đợt 1 cho đàn gia súc, gia cầm từ tháng 3 năm 2024; việc thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; chủ động phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.