CTTĐT - Với mục tiêu tiếp tục dành thắng lợi cả về diện tích, năng xuất và sản lượng, ngay sau những ngày vui tết đón xuân Giáp Thìn, bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Bình đã tập trung xuống đồng gieo cấy lúa xuân để bảo đảm đúng khung thời vụ tốt nhất.
Vụ Đông xuân năm 2024 huyện Yên Bình có kế hoạch gieo cấy 2.200 ha lúa
Ngay sau những ngày vui tết đón xuân, từ ngày mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn, trên cánh đồng lúa của thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà bà con nông dân đã hối hả xuống đồng gieo cấy lúa Đông xuân, cho kịp thời vụ. Ông Trần Thanh Bình, thôn Ngòi Lẻn chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi cấy 4 sào chủ yếu là giống lúa chiêm hương. Ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn khoa học kỹ thuật nên hiện tại gia đình tôi đã cấy xong”.
Là xã vùng trọng điểm lúa của huyện, vụ Đông xuân năm nay toàn xã Bạch Hà có kế hoạch gieo cấy 150 ha lúa với cơ cấu 60% giống lúa lai, còn lại là giống lúa thuần chất lượng cao. Anh Bùi Xuân Quý - Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: “Mặc dù thời điểm đầu vụ thời tiết rét đậm song nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chu đáo nên bà con đã chủ động theo dõi thời tiết, gieo mạ có che chăn nilon nên diện tích mạ đều phát triển tốt. Hiện tại bà con nông dân đã cấy xong toàn bộ diện tích, chúng tôi đang chỉ đạo cán bộ chuyên môn tích cực cùng bà con thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại”.
Tại xã Tân Hương, vụ Đông xuân năm nay toàn xã có kế hoạch gieo cấy 90 ha, nhờ chủ động huy động nhân dân ra quân làm thuỷ lợi, tập huấn quy trình sản xuất lúa đồng thời vận động các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn nhập thóc giống và phân bón đảm bảo chất lượng về cung ứng cho bà con. Cùng với chuẩn bị về đất, giống bà con xã Tân Hương cũng đã độn ủ phân hữu cơ để bón lót. Đến nay toàn xã đã hoàn thành gieo cấy lúa xuân, riêng 30 ha trà sớm đã bén rễ lên xanh. Chị Lâm Thị Sơn, thôn Yên Thắng xã Tân Hương bộc bạch: “Gia đình tôi có 7 sào, tôi gieo cấy toàn bộ diện tích ở trà sớm nên hiện tại lúa đã bén rễ lên xanh, hiện tại thời tiết có mưa phùn trời âm u nên rễ phát sinh sâu bệnh hại vì vậy phải thường xuyên thăm đồng nếu phát hiện sâu bệnh thì sẽ phòng trừ kịp thời”.
Vụ Đông xuân năm 2024 huyện Yên Bình có kế hoạch gieo cấy 2200 ha lúa với cơ cấu chủ yếu là giống lúa lai đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, nhất là vùng trọng điểm lúa thuộc các xã Bạch Hà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bảo Ái…
Để đảm bảo gieo cấy vụ xuân 2024 đúng với thời vụ, từ những ngày cuối năm 2023 huyện Yên Bình đã chỉ đạo các ngành trong khối Nông nghiệp, các xã, thị trấn vận động nhân dân thực hiện đúng lịch gieo cấy của huyện thông qua việc chủ động ra quân tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo đủ nước, cày bừa đổ ải, chuẩn bị giống, phân bón. Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã chủ động tăng cường mở trên 100 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật gieo cấy, phòng chống rét cho mạ bằng cách gieo mạ khay che nilon và kỹ thuật chăm sóc lúa cho bà con đặc biệt là thực hiện nghiêm việc không cấy lúa vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C.
Đến thời điểm này, toàn huyện Yên Bình đã hoàn thành gieo cấy lúa Đông xuân, trà xuân sớm đã bắn đầu bén rễ. Hiện nay bà con ở các xã đang khẩn trương tập trung nhân lực gieo cấy nốt diện tích còn lại. Đối với những xã có diện tích đất dưới cốt thì tranh thủ thời gian nước rút đến đâu gieo cấy đến đó góp phần tăng diện tíc, và sản lượng thóc trên địa bàn. Đồng chí Phạm Thành Đạt - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Để vụ xuân đạt năng suất cao, chúng tôi đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất; tranh thủ thời tiết thuận lợi trong những ngày đầu năm mới khẩn trương xuống đồng gieo cấy cho kịp thời vụ; đồng thời phân công cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, điều tiết nguồn nước hợp lý cho bà con gieo cấy. Đối với những diện tích lúa gieo cấy trước tết Nguyên đán đôn đốc nông dân nhanh chóng xuống đồng dẫn nước vào ruộng, tỉa dặm lại những diện tích lúa gieo sạ không đều hoặc do chuột, ốc bưu vàng cắn phá cho đúng mật độ kỹ thuật; sục bùn, bón thúc các loại phân bón đợt 01 giúp cây lúa nhanh phục hồi đẻ nhánh khỏe, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh mới phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời theo nguyên tắc 04 đúng, tạo mọi điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt”.
Hiện nay các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở đồng hành cùng bà con thăm đồng theo dõi thời gian sinh trưởng để bón phân đúng thời điểm cũng như kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời không để ảnh hưởng tới năng xuất.
Với sự điều hành, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chủ động của nhân dân, huyện Yên Bình quyết tâm tiếp tục dành thắng lợi trong vụ sản xuất Đông xuân, góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực năm 2024 ./.
1597 lượt xem
CTV: Hải Yến
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu tiếp tục dành thắng lợi cả về diện tích, năng xuất và sản lượng, ngay sau những ngày vui tết đón xuân Giáp Thìn, bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Bình đã tập trung xuống đồng gieo cấy lúa xuân để bảo đảm đúng khung thời vụ tốt nhất. Ngay sau những ngày vui tết đón xuân, từ ngày mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn, trên cánh đồng lúa của thôn Ngòi Lẻn, xã Bạch Hà bà con nông dân đã hối hả xuống đồng gieo cấy lúa Đông xuân, cho kịp thời vụ. Ông Trần Thanh Bình, thôn Ngòi Lẻn chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi cấy 4 sào chủ yếu là giống lúa chiêm hương. Ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn khoa học kỹ thuật nên hiện tại gia đình tôi đã cấy xong”.
Là xã vùng trọng điểm lúa của huyện, vụ Đông xuân năm nay toàn xã Bạch Hà có kế hoạch gieo cấy 150 ha lúa với cơ cấu 60% giống lúa lai, còn lại là giống lúa thuần chất lượng cao. Anh Bùi Xuân Quý - Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: “Mặc dù thời điểm đầu vụ thời tiết rét đậm song nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chu đáo nên bà con đã chủ động theo dõi thời tiết, gieo mạ có che chăn nilon nên diện tích mạ đều phát triển tốt. Hiện tại bà con nông dân đã cấy xong toàn bộ diện tích, chúng tôi đang chỉ đạo cán bộ chuyên môn tích cực cùng bà con thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại”.
Tại xã Tân Hương, vụ Đông xuân năm nay toàn xã có kế hoạch gieo cấy 90 ha, nhờ chủ động huy động nhân dân ra quân làm thuỷ lợi, tập huấn quy trình sản xuất lúa đồng thời vận động các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn nhập thóc giống và phân bón đảm bảo chất lượng về cung ứng cho bà con. Cùng với chuẩn bị về đất, giống bà con xã Tân Hương cũng đã độn ủ phân hữu cơ để bón lót. Đến nay toàn xã đã hoàn thành gieo cấy lúa xuân, riêng 30 ha trà sớm đã bén rễ lên xanh. Chị Lâm Thị Sơn, thôn Yên Thắng xã Tân Hương bộc bạch: “Gia đình tôi có 7 sào, tôi gieo cấy toàn bộ diện tích ở trà sớm nên hiện tại lúa đã bén rễ lên xanh, hiện tại thời tiết có mưa phùn trời âm u nên rễ phát sinh sâu bệnh hại vì vậy phải thường xuyên thăm đồng nếu phát hiện sâu bệnh thì sẽ phòng trừ kịp thời”.
Vụ Đông xuân năm 2024 huyện Yên Bình có kế hoạch gieo cấy 2200 ha lúa với cơ cấu chủ yếu là giống lúa lai đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, nhất là vùng trọng điểm lúa thuộc các xã Bạch Hà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bảo Ái…
Để đảm bảo gieo cấy vụ xuân 2024 đúng với thời vụ, từ những ngày cuối năm 2023 huyện Yên Bình đã chỉ đạo các ngành trong khối Nông nghiệp, các xã, thị trấn vận động nhân dân thực hiện đúng lịch gieo cấy của huyện thông qua việc chủ động ra quân tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo đủ nước, cày bừa đổ ải, chuẩn bị giống, phân bón. Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã chủ động tăng cường mở trên 100 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật gieo cấy, phòng chống rét cho mạ bằng cách gieo mạ khay che nilon và kỹ thuật chăm sóc lúa cho bà con đặc biệt là thực hiện nghiêm việc không cấy lúa vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C.
Đến thời điểm này, toàn huyện Yên Bình đã hoàn thành gieo cấy lúa Đông xuân, trà xuân sớm đã bắn đầu bén rễ. Hiện nay bà con ở các xã đang khẩn trương tập trung nhân lực gieo cấy nốt diện tích còn lại. Đối với những xã có diện tích đất dưới cốt thì tranh thủ thời gian nước rút đến đâu gieo cấy đến đó góp phần tăng diện tíc, và sản lượng thóc trên địa bàn. Đồng chí Phạm Thành Đạt - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Để vụ xuân đạt năng suất cao, chúng tôi đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất; tranh thủ thời tiết thuận lợi trong những ngày đầu năm mới khẩn trương xuống đồng gieo cấy cho kịp thời vụ; đồng thời phân công cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, điều tiết nguồn nước hợp lý cho bà con gieo cấy. Đối với những diện tích lúa gieo cấy trước tết Nguyên đán đôn đốc nông dân nhanh chóng xuống đồng dẫn nước vào ruộng, tỉa dặm lại những diện tích lúa gieo sạ không đều hoặc do chuột, ốc bưu vàng cắn phá cho đúng mật độ kỹ thuật; sục bùn, bón thúc các loại phân bón đợt 01 giúp cây lúa nhanh phục hồi đẻ nhánh khỏe, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh mới phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời theo nguyên tắc 04 đúng, tạo mọi điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt”.
Hiện nay các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở đồng hành cùng bà con thăm đồng theo dõi thời gian sinh trưởng để bón phân đúng thời điểm cũng như kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời không để ảnh hưởng tới năng xuất.
Với sự điều hành, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chủ động của nhân dân, huyện Yên Bình quyết tâm tiếp tục dành thắng lợi trong vụ sản xuất Đông xuân, góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực năm 2024 ./.