CTTĐT - Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội, những năm vừa qua, chị em phụ nữ từ vùng thấp đến vùng cao trên địa bàn huyện Văn Chấn đã không ngừng cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình do phụ nữ làm chủ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
Mô hình thêu hoa văn đồng bào Mông của gia đình chị Cứ Thị Day, thôn Ngã 2 xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn
Giống như nhiều người phụ nữ Mông khác chị Cứ Thị Day ở thôn Ngã Hai, Sùng Đô đã phải chịu cảnh đói nghèo nhiều năm. Nhưng chị Day, đã không lùi bước và chấp nhận cuộc sống khó khăn, vất vả, mà quyết tâm vươn lên chiến thắng số phận. Năm 2000 gia đình chị Day là người đã tiên phong đi đầu trồng hơn 3ha quế, chăn nuôi đàn đại gia súc trên 30 con. Đến năm 2019, chị Day đã bàn với chồng khai thác hơn 3ha quế, mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng đầu tư mua máy xúc cho con trai có việc làm vừa phục vụ nhân dân. Có nguồn thu từ máy xúc và đàn đại gia súc, cuối năm 2022, chị Day tiếp tục đầu tư 600 triệu đồng mua hai dàn máy thêu hoa văn thổ cẩm người Mông để sản xuất vải phục vụ đồng bào. Việc sản xuất vải đã nâng cao thu nhập của gia đình và tạo việc làm thường xuyên cho hai lao động địa phương.
“Cùng với đó tôi còn bán hàng tạp hóa, ươm bầu quế để bán cho bà con trong xã và giảm bớt chi phí trong trồng rừng của gia đình. Hiện nay gia đình chị tôi đã trồng được hơn 20ha quế, và sở hữu mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập đạt gần 500 triệu đồng trừ chi phí”. Chị Cứ Thị Day, Thôn Ngã Hai, xã Sùng Đô chia sẻ.
Gia đình bà Trịnh Thị Trâm, tổ dân phố 19 5, thị trấn Nông trường Trần Phú đang thu hoạch ổi (Ba Trâm ở giữa)
Còn đối với gia đình bà Trịnh Thị Trâm, TDP 19/5, Thị trấn Nông trường Trần Phú, ngay sau khi toàn bộ diện tích 2ha cam của gia đình bà bị chết hàng loạt do mắc bệnh vàng lá thối rễ, bà đã kịp thời chuyển đổi sang mô hình trồng cây ổi xen hồng xiêm từ năm 2021. Những năm đầu khi hai loại cây trồng này chưa khép tán và để có nguồn thu thường xuyên, lấy ngắn nuôi dài bà Trâm đã tận dụng diện tích dưới tán để trồng các loại cây ngắn ngày như: gừng, khoai lệ phố, chanh tứ mùa, trồng thêm hoa cúc, hoa đồng tiền.
Bà Trịnh Thị Trâm, TDP 19/5, TTNT Trần Phú cho biết “Mặc dù nguồn thu không lớn như cây cam, nhưng với mô hình trồng cây ăn quả và xen canh các loại cây ngắn ngày đã đem lại nguồn thu 200 triệu đồng mỗi năm đã trừ chi phí cho gia đình bà. Quan trọng hơn là hai giống cây ăn quả này, có chi phí đầu tư thấp, chăm sóc dễ, ít sâu bệnh đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho gia đình tôi và nhiều hộ dân khác tại địa phương”.
Hội viên Tổ hợp tác Măng sặt Giàng Cài đang sơ chế măng sặt
Thực hiện phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, trong những năm vừa qua, Hội LHPN huyện Văn Chấn đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, định hướng xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Bên cạnh đó Hội Phụ nữ huyện còn chỉ đạo các chi hội thực hiện tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho hội viên vay vốn. Đến nay tổng dư nợ của Hội phụ nữ huyện là trên 202 tỷ đồng cho trên 3.600 hội viên vay vốn. Từ nguồn vốn vay đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, xây dựng những mô hình kinh tế tiêu biểu. Cùng với đó để chủ động nguồn vốn tại cơ sở, các chi Hội đã thành lập và vận hành hiệu quả các mô hình tiết kiệm tại các thôn bản với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, đã giúp cho gần 3 nghìn hội viên nghèo được vay vốn. Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực vươn lên của mỗi phụ nữ, đến nay, toàn huyện đã có trên 1.200 mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao từ 70 đến 1 tỷ đồng/năm. Không chỉ tập trung phát triển mô hình kinh tế tư nhân, mà trong những năm gần đây, chị em phụ nữ đã liên kết, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, đến nay toàn huyện đã có 15 doanh nghiệp, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoạt động hiệu quả.
Bà Hà Thị Thúy, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện khẳng định thêm: Bằng bàn tay, khối óc của mình, những người phụ nữ ở Văn Chấn đang từng bước khẳng định mình không chỉ là người phụ nữ của gia đình, mà chị em còn gặt hái được rất nhiều thành công trong mọi lĩnh vực từ phát triển kinh tế đến công tác xã hội. Từ những mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao do hội phụ nữ làm chủ đã góp phần lan tỏa và trở thành động lực cho chị em phụ nữ cố gắng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
855 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội, những năm vừa qua, chị em phụ nữ từ vùng thấp đến vùng cao trên địa bàn huyện Văn Chấn đã không ngừng cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình do phụ nữ làm chủ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
Giống như nhiều người phụ nữ Mông khác chị Cứ Thị Day ở thôn Ngã Hai, Sùng Đô đã phải chịu cảnh đói nghèo nhiều năm. Nhưng chị Day, đã không lùi bước và chấp nhận cuộc sống khó khăn, vất vả, mà quyết tâm vươn lên chiến thắng số phận. Năm 2000 gia đình chị Day là người đã tiên phong đi đầu trồng hơn 3ha quế, chăn nuôi đàn đại gia súc trên 30 con. Đến năm 2019, chị Day đã bàn với chồng khai thác hơn 3ha quế, mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng đầu tư mua máy xúc cho con trai có việc làm vừa phục vụ nhân dân. Có nguồn thu từ máy xúc và đàn đại gia súc, cuối năm 2022, chị Day tiếp tục đầu tư 600 triệu đồng mua hai dàn máy thêu hoa văn thổ cẩm người Mông để sản xuất vải phục vụ đồng bào. Việc sản xuất vải đã nâng cao thu nhập của gia đình và tạo việc làm thường xuyên cho hai lao động địa phương.
“Cùng với đó tôi còn bán hàng tạp hóa, ươm bầu quế để bán cho bà con trong xã và giảm bớt chi phí trong trồng rừng của gia đình. Hiện nay gia đình chị tôi đã trồng được hơn 20ha quế, và sở hữu mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập đạt gần 500 triệu đồng trừ chi phí”. Chị Cứ Thị Day, Thôn Ngã Hai, xã Sùng Đô chia sẻ.
Gia đình bà Trịnh Thị Trâm, tổ dân phố 19 5, thị trấn Nông trường Trần Phú đang thu hoạch ổi (Ba Trâm ở giữa)
Còn đối với gia đình bà Trịnh Thị Trâm, TDP 19/5, Thị trấn Nông trường Trần Phú, ngay sau khi toàn bộ diện tích 2ha cam của gia đình bà bị chết hàng loạt do mắc bệnh vàng lá thối rễ, bà đã kịp thời chuyển đổi sang mô hình trồng cây ổi xen hồng xiêm từ năm 2021. Những năm đầu khi hai loại cây trồng này chưa khép tán và để có nguồn thu thường xuyên, lấy ngắn nuôi dài bà Trâm đã tận dụng diện tích dưới tán để trồng các loại cây ngắn ngày như: gừng, khoai lệ phố, chanh tứ mùa, trồng thêm hoa cúc, hoa đồng tiền.
Bà Trịnh Thị Trâm, TDP 19/5, TTNT Trần Phú cho biết “Mặc dù nguồn thu không lớn như cây cam, nhưng với mô hình trồng cây ăn quả và xen canh các loại cây ngắn ngày đã đem lại nguồn thu 200 triệu đồng mỗi năm đã trừ chi phí cho gia đình bà. Quan trọng hơn là hai giống cây ăn quả này, có chi phí đầu tư thấp, chăm sóc dễ, ít sâu bệnh đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho gia đình tôi và nhiều hộ dân khác tại địa phương”.
Hội viên Tổ hợp tác Măng sặt Giàng Cài đang sơ chế măng sặt
Thực hiện phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, trong những năm vừa qua, Hội LHPN huyện Văn Chấn đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, định hướng xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Bên cạnh đó Hội Phụ nữ huyện còn chỉ đạo các chi hội thực hiện tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho hội viên vay vốn. Đến nay tổng dư nợ của Hội phụ nữ huyện là trên 202 tỷ đồng cho trên 3.600 hội viên vay vốn. Từ nguồn vốn vay đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, xây dựng những mô hình kinh tế tiêu biểu. Cùng với đó để chủ động nguồn vốn tại cơ sở, các chi Hội đã thành lập và vận hành hiệu quả các mô hình tiết kiệm tại các thôn bản với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, đã giúp cho gần 3 nghìn hội viên nghèo được vay vốn. Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực vươn lên của mỗi phụ nữ, đến nay, toàn huyện đã có trên 1.200 mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao từ 70 đến 1 tỷ đồng/năm. Không chỉ tập trung phát triển mô hình kinh tế tư nhân, mà trong những năm gần đây, chị em phụ nữ đã liên kết, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, đến nay toàn huyện đã có 15 doanh nghiệp, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoạt động hiệu quả.
Bà Hà Thị Thúy, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện khẳng định thêm: Bằng bàn tay, khối óc của mình, những người phụ nữ ở Văn Chấn đang từng bước khẳng định mình không chỉ là người phụ nữ của gia đình, mà chị em còn gặt hái được rất nhiều thành công trong mọi lĩnh vực từ phát triển kinh tế đến công tác xã hội. Từ những mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao do hội phụ nữ làm chủ đã góp phần lan tỏa và trở thành động lực cho chị em phụ nữ cố gắng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.