CTTĐT - Tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh giảm mức sinh tại các xã vùng cao, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt hững vấn đề về cơ cấu dân số, tăng cường kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đó là mục tiêu trong Kế hoạch thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020.
Cán bộ dân số tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại đến chị em phụ nữ vùng cao (ảnh minh họa)
Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Trạm Tấu đã ban hành nhiều văn bản và các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và Kế hoạch thực hiện chi tiết cụ thể cho xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện; phát động phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết thực hiện công tác thi đua; các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giám sát thực hiện chi tiêu kế hoạch công tác Dân số -KHHGĐ, thôn bản tổ nhân dân không sinh con thứ 3 trở lên.
Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy làm công tác dân số và mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); Kiện toàn Ban chỉ đạo Dân số - KHHGĐ huyện và các xã, thị trấn. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) được mở rộng và nâng cao chất lượng ở cả 02 tuyến.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản được triển khai đồng bộ và sau rộng, lồng ghép vào hoạt động của Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện truyền thông, cổ động, cấp phát tài liệu ấn phẩm truyền thông, tờ rơi về Dân số - KHHGĐ cho các đối tượng. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tại thôn, bản, chú trọng cung cấp thông tin đến người dân, tới các đối tượng phụ nữ trọng độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, nam giới tập trung tại 11 xã đặc biệt khó khăn. Trong 05 năm, đã tổ chức được 20 đợt với 80 chiến dịch truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn 11 xã đặc biệt khó khăn và chiến dịch truyền thông lồng ghép quy mô nhỏ tại các thôn bản 300 đợt…
Thông qua các hoạt động truyền thông đã tạo được ý thức xã hội rộng rãi, nhận thức và hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản được nâng lên rõ rệt, góp phần tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi trong công tác dân số và góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số và sức khỏe sinh sản.
Năm 2015, dân số trung bình của huyện ở mức 31.004 người, cao hơn so với mục tiêu 190 người; xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì đạt 0,6%o; tổng tỷ xuất sinh năm 2011 là 3,3 con/phụ nữ, năm 2015 giảm còn 2,8 con/phụ nữ, giảm 0,5 con/phụ nữ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,8%.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác dân số. kế hoạch hóa gia đình ở Trạm Tấu vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là: Mức sinh tuy có giảm nhưng tỷ tệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao; tiềm năng sinh đẻ còn lớn do dân số trẻ, số cặp vợ chồng có 1-2 con các xã vùng cao tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai còn ít; chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ suy dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao; một số hoạt động nâng cao chất lượng dân số chưa đựợc triển khai như sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Sức khỏe sinh sản vị thành niên và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức; Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động ở cơ sở xã, thôn bản chưa chủ động, không thường xuyên; chậm đổi mới về nội dung hình thức. Việc lồng ghép công tác dân số/SKSS/KHHGĐ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vào hoạt động của các ngành, đoàn thể tại xã, thôn bản hiệu quả chưa …
Theo Kế hoạch thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh giảm mức sinh tại các xã vùng cao, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, tăng cường kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Trong đó, tiếp tục giảm mức sinh tại 11 xã đặc biệt khó khăn, duy trì mức sinh thay thế tại thị trấn để tiến tới ổn định quy mô dân số hợp lý. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,5%; giảm tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) còn dưới 2,5 con; quy mô dân số trong toàn huyện không quá 35.900 người; tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng lên 72%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 18%; Kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em; đến năm 2020 tỷ lệ bà mẹ mang thai được khám thai định kỳ đủ 3 lần đạt 87,5%, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 20%...
Để đạt được mục tiêu này, huyện Trạm Tấu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dân số, sức khỏe sinh sản (SKSS). Đưa kết quả thực hiện công tác dân số/SKSS thành tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, thị trấn, đơn vị, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan tổ chức. Kết hợp hiệu quả quản lý dân số/SKSS theo ngành và xã, thị trấn, thôn, bản; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật về dân số - KHHGĐ. Quản lý và thực hiện hiệu quả các đề án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân số/SKSS và các chương trình, dự án liên quan.
Triển khai đồng bộ trên cả diện rộng và chiều sâu các hoạt động tuyên truyền, vận động và truyền thông giáo dục thy đổi hành vi nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán trong toàn xã hội ủng hộ thực hiện mục tiêu của công tác dân số; chú trọng đa dạng hóa hình thức, nội dung nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lấy mạng lưới cán bộ làm chuyên môn về dân số/SKSS làm lực lượng nòng cốt. Thực hiện thường xuyên truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản. Kết hợp thường xuyên giữa truyền thông, tư vấn với cung cấp dịch vụ dân số/SKSS tại hộ gia đình và cơ sở y tế, các cụm dân cư.
Đẩy mạnh can thiệp truyền thông lồng ghép của các đơn vị truyền thông lưu động, các chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng khó khăn; các mô hình và dịch vụ tư vấn trực tiếp, thân thiện cho đối tượng sinh con một bề, đối tượng nghèo, dân tộc ít người, người di cư; mô hình sàng lọc, chuẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; mô hình khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân.
Rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể với lộ trình phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ dân số/SKSS của các tuyến y tế. Thường xuyên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị đồng bộ; bổ sung nhân lực, đẩy nhanh việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ dân số/SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số; triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ thích hợp với địa phương. Tiếp tục duy trì hoạt động của các đội cung cấp dịch vụ dân số/SKSS lưu động, nòng cốt là Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện để đưa dịch vụ dân số/SKSS có chất lượng đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
(Nguồn: Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020)
1377 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh giảm mức sinh tại các xã vùng cao, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt hững vấn đề về cơ cấu dân số, tăng cường kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đó là mục tiêu trong Kế hoạch thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020.Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Trạm Tấu đã ban hành nhiều văn bản và các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và Kế hoạch thực hiện chi tiết cụ thể cho xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện; phát động phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết thực hiện công tác thi đua; các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giám sát thực hiện chi tiêu kế hoạch công tác Dân số -KHHGĐ, thôn bản tổ nhân dân không sinh con thứ 3 trở lên.
Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy làm công tác dân số và mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); Kiện toàn Ban chỉ đạo Dân số - KHHGĐ huyện và các xã, thị trấn. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) được mở rộng và nâng cao chất lượng ở cả 02 tuyến.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản được triển khai đồng bộ và sau rộng, lồng ghép vào hoạt động của Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện truyền thông, cổ động, cấp phát tài liệu ấn phẩm truyền thông, tờ rơi về Dân số - KHHGĐ cho các đối tượng. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tại thôn, bản, chú trọng cung cấp thông tin đến người dân, tới các đối tượng phụ nữ trọng độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, nam giới tập trung tại 11 xã đặc biệt khó khăn. Trong 05 năm, đã tổ chức được 20 đợt với 80 chiến dịch truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn 11 xã đặc biệt khó khăn và chiến dịch truyền thông lồng ghép quy mô nhỏ tại các thôn bản 300 đợt…
Thông qua các hoạt động truyền thông đã tạo được ý thức xã hội rộng rãi, nhận thức và hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản được nâng lên rõ rệt, góp phần tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi trong công tác dân số và góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số và sức khỏe sinh sản.
Năm 2015, dân số trung bình của huyện ở mức 31.004 người, cao hơn so với mục tiêu 190 người; xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì đạt 0,6%o; tổng tỷ xuất sinh năm 2011 là 3,3 con/phụ nữ, năm 2015 giảm còn 2,8 con/phụ nữ, giảm 0,5 con/phụ nữ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,8%.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác dân số. kế hoạch hóa gia đình ở Trạm Tấu vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là: Mức sinh tuy có giảm nhưng tỷ tệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao; tiềm năng sinh đẻ còn lớn do dân số trẻ, số cặp vợ chồng có 1-2 con các xã vùng cao tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai còn ít; chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ suy dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao; một số hoạt động nâng cao chất lượng dân số chưa đựợc triển khai như sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Sức khỏe sinh sản vị thành niên và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức; Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động ở cơ sở xã, thôn bản chưa chủ động, không thường xuyên; chậm đổi mới về nội dung hình thức. Việc lồng ghép công tác dân số/SKSS/KHHGĐ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vào hoạt động của các ngành, đoàn thể tại xã, thôn bản hiệu quả chưa …
Theo Kế hoạch thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh giảm mức sinh tại các xã vùng cao, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, tăng cường kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Trong đó, tiếp tục giảm mức sinh tại 11 xã đặc biệt khó khăn, duy trì mức sinh thay thế tại thị trấn để tiến tới ổn định quy mô dân số hợp lý. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,5%; giảm tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) còn dưới 2,5 con; quy mô dân số trong toàn huyện không quá 35.900 người; tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng lên 72%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 18%; Kiểm soát duy trì cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em; đến năm 2020 tỷ lệ bà mẹ mang thai được khám thai định kỳ đủ 3 lần đạt 87,5%, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 20%...
Để đạt được mục tiêu này, huyện Trạm Tấu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dân số, sức khỏe sinh sản (SKSS). Đưa kết quả thực hiện công tác dân số/SKSS thành tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, thị trấn, đơn vị, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan tổ chức. Kết hợp hiệu quả quản lý dân số/SKSS theo ngành và xã, thị trấn, thôn, bản; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật về dân số - KHHGĐ. Quản lý và thực hiện hiệu quả các đề án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân số/SKSS và các chương trình, dự án liên quan.
Triển khai đồng bộ trên cả diện rộng và chiều sâu các hoạt động tuyên truyền, vận động và truyền thông giáo dục thy đổi hành vi nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán trong toàn xã hội ủng hộ thực hiện mục tiêu của công tác dân số; chú trọng đa dạng hóa hình thức, nội dung nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lấy mạng lưới cán bộ làm chuyên môn về dân số/SKSS làm lực lượng nòng cốt. Thực hiện thường xuyên truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản. Kết hợp thường xuyên giữa truyền thông, tư vấn với cung cấp dịch vụ dân số/SKSS tại hộ gia đình và cơ sở y tế, các cụm dân cư.
Đẩy mạnh can thiệp truyền thông lồng ghép của các đơn vị truyền thông lưu động, các chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng khó khăn; các mô hình và dịch vụ tư vấn trực tiếp, thân thiện cho đối tượng sinh con một bề, đối tượng nghèo, dân tộc ít người, người di cư; mô hình sàng lọc, chuẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; mô hình khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân.
Rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể với lộ trình phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ dân số/SKSS của các tuyến y tế. Thường xuyên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị đồng bộ; bổ sung nhân lực, đẩy nhanh việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ dân số/SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số; triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ thích hợp với địa phương. Tiếp tục duy trì hoạt động của các đội cung cấp dịch vụ dân số/SKSS lưu động, nòng cốt là Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện để đưa dịch vụ dân số/SKSS có chất lượng đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
(Nguồn: Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020)