CTTĐT - Với nhiều hoạt động tích cực trong triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã và đang góp phần thay đổi cuộc sống của chị em phụ nữ ở 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên.
Tổ truyền thông thôn Khe Cá xã Lương Thịnh tập huấn về bảo tồn chữ viết, tiếng nói cho người dân trong thôn
Cũng như bao người chồng khác trong cộng đồng người Mông, anh Cháng A Giàng ở thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca sống rất tình cảm, hòa thuận và chung thủy với vợ. Tuy nhiên, việc cùng chăm sóc, lắng nghe con cái, cùng nhau gánh vác trách nhiệm gia đình, chia sẻ những khó khăn rất ít xảy ra đối với người chồng. Gần đây, anh Cháng A Giàng được truyền thông về Dự án 8 đã giúp anh thay đổi suy nghĩ về cuộc sống gia đình, chủ động hơn khi bàn bạc, trao đổi với vợ những công việc chung trong gia đình với mong muốn xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Anh Cháng A Giàng thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca, Trấn Yên cho rằng: “Sau khi được truyền thông về dự án thì mọi thủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, vợ chồng đã biết chia sẻ mọi công việc trong gia đình, kinh tế ngày một đi lên và cùng chăm sóc con cái sao cho tốt nhất”.
Hiện nay, thôn Khe Cá xã Lương Thịnh có 94 hộ, 404 khẩu, 94% đồng bào dân tộc Dao, thu nhập bình quân của người dân đạt 36 triệu/người/năm; hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 20%, thôn Khe Cá là một trong 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên. Chính điều kiện còn khó khăn nên còn nhiều hủ tục lạc hậu như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình vẫn xảy ra. Từ khi có Dự án 8 triển khai, các hộ đã có sự thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dần được xóa bỏ. Vấn đề này được chị Dương Thị Điệp - Tổ truyền thông thôn Khe Cá xã Lương Thịnh cho biết thêm: “Chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con thay đổi tư duy, cách làm ăn, bạo lực gia đình, bình đẳng giới. Qua 2 năm, nhận thức của bà con tăng lên rất nhiều, ví dụ như: trước kia bà con chỉ cho con em mình học xong tiểu học rồi nghỉ để giúp đỡ bố mẹ. Qua các buổi tuyền truyền tại các buổi họp thôn, họp các chi hội, nhưng giờ đã có nhiều em bước chân vào giảng đường của các trường Đại học, kinh tế thì khá hơn, số hộ nghèo giảm theo từng năm. Dự án 8 thực sự hiệu quả với đồng bào chúng tôi”.
Tổ truyền thông cộng đồng họp bàn các nội dung để triển khai các hoạt động về bình đẳng giới
Huyện Trấn Yên có 4 thôn là Khe Ron, Hồng Lâu, Khe Tiến xã Hồng Ca và Khe Cá xã Lương Thịnh tham gia Dự án 8 với tổng kinh phí là 262 triệu đồng. Đây là 4 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính những khó khăn đó càng làm cho các định kiến và khuôn mẫu giới ăn sâu, bám rễ trong đời sống đồng bào. Để từng bước xóa bỏ định kiến, phát huy bình đẳng giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trấn Yên đã thành lập các 4 tổ truyền thông cộng đồng, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn, hội thi, các chiến dịch truyền thông cho hàng trăm lượt người trên 4 nội dung của Dự án, thành lập 1 địa chỉ tin cậy cộng đồng tại xã Lương Thịnh; thành lập 1 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.
Sau khi được thành lập, các tổ truyền thông cộng đồng đã duy trì các buổi sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần. Những câu chuyện của các hộ gia đình, của chị em phụ nữ chia sẻ tại đây và được thành viên trong tổ lắng nghe, tư vấn. Qua đó, giúp chị em phụ nữ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc phát huy vai trò của mình trong gia đình, cộng đồng. Đánh giá về Dự án 8 trên địa bàn xã, ông Hà Ngọc Điệp - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca khẳng định: “Dự án 8 được triển khai trên địa bàn 3 thôn người Mông đặc biệt khó khăn của xã Hồng Ca rất hiệu quả, bằng những việc làm hết sức cụ thể đã giúp người dân xóa bỏ suy nghĩ trọng nam khinh nữ, vợ chồng sống bình đẳng, cùng nhau vun đắp hạnh phúc, phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con cái ngày một tốt hơn”.
Các hoạt động về bình đẳng giới đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực ở 4 thôn trong huyện Trấn Yên. Những kết quả ấy là động lực để các tổ tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông; qua đó, góp phần giúp phụ nữ vùng cao từng bước khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội. Theo như lời của bà Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trấn Yên, năm 2024, Hội Phụ nữ Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên 4 nội dung của Dự án 8, như: “Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai các tiêu chí cốt lõi đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả. Tiếp tục nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho các tổ truyền thông cộng đồng; Vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, những tập tục lạc hậu, độc hại trong gia đình, cộng đồng để giải quyết tốt một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 mang đến cho phụ nữ và trẻ em vùng 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên nhiều cơ hội để thay đổi toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ và chăm sóc phát triển trẻ em vùng núi ngày càng tốt hơn./.
564 lượt xem
CTV: Lộc Chầm - Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với nhiều hoạt động tích cực trong triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã và đang góp phần thay đổi cuộc sống của chị em phụ nữ ở 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên.Cũng như bao người chồng khác trong cộng đồng người Mông, anh Cháng A Giàng ở thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca sống rất tình cảm, hòa thuận và chung thủy với vợ. Tuy nhiên, việc cùng chăm sóc, lắng nghe con cái, cùng nhau gánh vác trách nhiệm gia đình, chia sẻ những khó khăn rất ít xảy ra đối với người chồng. Gần đây, anh Cháng A Giàng được truyền thông về Dự án 8 đã giúp anh thay đổi suy nghĩ về cuộc sống gia đình, chủ động hơn khi bàn bạc, trao đổi với vợ những công việc chung trong gia đình với mong muốn xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Anh Cháng A Giàng thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca, Trấn Yên cho rằng: “Sau khi được truyền thông về dự án thì mọi thủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, vợ chồng đã biết chia sẻ mọi công việc trong gia đình, kinh tế ngày một đi lên và cùng chăm sóc con cái sao cho tốt nhất”.
Hiện nay, thôn Khe Cá xã Lương Thịnh có 94 hộ, 404 khẩu, 94% đồng bào dân tộc Dao, thu nhập bình quân của người dân đạt 36 triệu/người/năm; hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 20%, thôn Khe Cá là một trong 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên. Chính điều kiện còn khó khăn nên còn nhiều hủ tục lạc hậu như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình vẫn xảy ra. Từ khi có Dự án 8 triển khai, các hộ đã có sự thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dần được xóa bỏ. Vấn đề này được chị Dương Thị Điệp - Tổ truyền thông thôn Khe Cá xã Lương Thịnh cho biết thêm: “Chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con thay đổi tư duy, cách làm ăn, bạo lực gia đình, bình đẳng giới. Qua 2 năm, nhận thức của bà con tăng lên rất nhiều, ví dụ như: trước kia bà con chỉ cho con em mình học xong tiểu học rồi nghỉ để giúp đỡ bố mẹ. Qua các buổi tuyền truyền tại các buổi họp thôn, họp các chi hội, nhưng giờ đã có nhiều em bước chân vào giảng đường của các trường Đại học, kinh tế thì khá hơn, số hộ nghèo giảm theo từng năm. Dự án 8 thực sự hiệu quả với đồng bào chúng tôi”.
Tổ truyền thông cộng đồng họp bàn các nội dung để triển khai các hoạt động về bình đẳng giới
Huyện Trấn Yên có 4 thôn là Khe Ron, Hồng Lâu, Khe Tiến xã Hồng Ca và Khe Cá xã Lương Thịnh tham gia Dự án 8 với tổng kinh phí là 262 triệu đồng. Đây là 4 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính những khó khăn đó càng làm cho các định kiến và khuôn mẫu giới ăn sâu, bám rễ trong đời sống đồng bào. Để từng bước xóa bỏ định kiến, phát huy bình đẳng giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trấn Yên đã thành lập các 4 tổ truyền thông cộng đồng, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn, hội thi, các chiến dịch truyền thông cho hàng trăm lượt người trên 4 nội dung của Dự án, thành lập 1 địa chỉ tin cậy cộng đồng tại xã Lương Thịnh; thành lập 1 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.
Sau khi được thành lập, các tổ truyền thông cộng đồng đã duy trì các buổi sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần. Những câu chuyện của các hộ gia đình, của chị em phụ nữ chia sẻ tại đây và được thành viên trong tổ lắng nghe, tư vấn. Qua đó, giúp chị em phụ nữ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc phát huy vai trò của mình trong gia đình, cộng đồng. Đánh giá về Dự án 8 trên địa bàn xã, ông Hà Ngọc Điệp - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca khẳng định: “Dự án 8 được triển khai trên địa bàn 3 thôn người Mông đặc biệt khó khăn của xã Hồng Ca rất hiệu quả, bằng những việc làm hết sức cụ thể đã giúp người dân xóa bỏ suy nghĩ trọng nam khinh nữ, vợ chồng sống bình đẳng, cùng nhau vun đắp hạnh phúc, phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con cái ngày một tốt hơn”.
Các hoạt động về bình đẳng giới đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực ở 4 thôn trong huyện Trấn Yên. Những kết quả ấy là động lực để các tổ tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông; qua đó, góp phần giúp phụ nữ vùng cao từng bước khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội. Theo như lời của bà Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trấn Yên, năm 2024, Hội Phụ nữ Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên 4 nội dung của Dự án 8, như: “Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai các tiêu chí cốt lõi đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả. Tiếp tục nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho các tổ truyền thông cộng đồng; Vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, những tập tục lạc hậu, độc hại trong gia đình, cộng đồng để giải quyết tốt một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 mang đến cho phụ nữ và trẻ em vùng 4 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên nhiều cơ hội để thay đổi toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ và chăm sóc phát triển trẻ em vùng núi ngày càng tốt hơn./.