CTTĐT - Ngày 3/4/2024, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6, IPv6 For Gov năm 2024 và định hướng 2025.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Sở TT&TT tỉnh Yên Bái
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng chủ trì Hội nghị, tham dự Hội nghị có các cơ quan chuyên trách về CNTT của các Bộ, ban ngành, các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, đại diện các tập đoàn viễn thông, CNTT…
Tại điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở dự Hội nghị cùng với sự tham dự của đại diện các doanh nghiệp VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái, FPT Yên Bái, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh; phòng Hạ tầng và Kinh tế số, Trung tâm chuyển đổi số.
Hội nghị nhằm đánh giá lại toàn diện kết quả công tác chuyển đổi IPv6 Việt Nam; làm rõ vấn đề tồn tại; nhận định kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các giải pháp, kế hoạch, mục tiêu năm 2024, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu đến năm 2025 vả định hướng đến năm 2030.
Theo báo cáo đánh giá của VNNIC đến hết năm 2023 tỷ lệ người dùng địa chỉ Ipv6 trên toàn cầu đạt 45%, các quốc gia tăng cường thúc đẩy chuyển đổi IPv6 và đạt kết quả cao: Ấn Độ, Pháp, Malaysia, Bỉ, Đức,… Trong đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 8 trên toàn cầu với tỷ lệ 60, 07% người sử dụng.
Nguồn báo cáo kết quả chuyển đổi Ipv6, Ipv6 For Gov và kế hoạch năm 2024 của VNNIC.
Trong giai đoạn 2021-2025 hoạt động chuyển đổi IPv6 trong thời gia qua đã đạt được những kết quả khả quan song vẫn còn một số hạn chế như: hạ tầng và dịch vụ tới người dùng băng rộng chưa liên tục, chưa toàn diện; thiết bị hỗ trợ IPv6 nhưng chưa được cấp IPv6; thiết bị được cấp IPv6, nhưng người dùng WiFi, LAN không truy cập được qua IPv6; một số thiết bị đầu cuối chưa hỗ trợ IPv6.
Về dịch vụ đám mây, trung tâm dữ liệu (IDC), hosting, mới đạt tỷ lệ sử dụng IPv6 ước tính 5%; phần lớn chưa triển khai IPv6 cho hạ tầng mạng lõi; chưa triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 (còn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, tỷ lệ IPv6 dưới 1%); mức độ quan tâm thấp, chưa đầu tư, nghiên cứu triển khai.
Công tác triển khai chương trình IPv6 for Gov trong khối cơ quan nhà nước phần lớn chưa hoàn thành 03 giai đoạn - 10 bước theo chương trình. 03/22 Bộ, ngành chưa có kế hoạch IPv6. 9/22 Bộ, ngành chưa chuyển đổi Cổng. Phần lớn Bộ, Ngành chưa triển khai IPv6 cho IDC, mạng truy cập, hệ thống CNTT nội bộ; chưa quy hoạch mạng hiện đại; còn phụ thuộc vào DN ISP, IDC…
Để tiếp tục triển khai bảo đảm các mục tiêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 ngày 25/3/2024, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-BTTTT phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 For Gov năm 2024” với mục tiêu hết năm 2024, tỷ lệ chuyển đổi IPv6 đạt tối thiểu 65% và hoàn thành cơ bản Chương trình IPv6 For Gov (2021-2025). Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề nghị: "Cần đẩy nhanh kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đồng thời triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ với IPv6"
Đối với các doanh nghiệp ISP, Mobile, IDC, Cloud, nội dung số, OTT/Media đảm bảo hạ tầng cung cấp dịch vụ IPv6 toàn diện, liên tục, cấp IPv6 tới toàn bộ thuê bao, có giám sát, theo dõi định kỳ, thực hiện đúng cam kết về số lượng kích hoạt thuê bao mới IPv6; Thay thế thiết bị đầu cuối không hỗ trợ IPv6 theo lộ trình chủ động của doanh nghiệp, hoàn thành trong giai đoạn 2024 - 2025. Các doanh nghiệp cần chủ động tuyên truyền trên website và cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho khách hàng. Cùng với đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho các dịch vụ IDC, Cloud; chuyển đổi sử dụng IPv6 cho các dịch vụ OTT/Media; triển khai các gói dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển đổi IPv6 dành riêng cho nhóm cơ quan nhà nước và công bố trên Website của doanh nghiệp; triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho khách hàng cơ quan nhà nước (hosting, đường truyền, cloud, …).
Trong năm 2024, trên 90% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các địa phương chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng TTĐT, DVC; phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chương trình IPv6 For Gov…
2289 lượt xem
CTV: Cao Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 3/4/2024, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6, IPv6 For Gov năm 2024 và định hướng 2025. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng chủ trì Hội nghị, tham dự Hội nghị có các cơ quan chuyên trách về CNTT của các Bộ, ban ngành, các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, đại diện các tập đoàn viễn thông, CNTT…
Tại điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở dự Hội nghị cùng với sự tham dự của đại diện các doanh nghiệp VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái, FPT Yên Bái, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh; phòng Hạ tầng và Kinh tế số, Trung tâm chuyển đổi số.
Hội nghị nhằm đánh giá lại toàn diện kết quả công tác chuyển đổi IPv6 Việt Nam; làm rõ vấn đề tồn tại; nhận định kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các giải pháp, kế hoạch, mục tiêu năm 2024, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu đến năm 2025 vả định hướng đến năm 2030.
Theo báo cáo đánh giá của VNNIC đến hết năm 2023 tỷ lệ người dùng địa chỉ Ipv6 trên toàn cầu đạt 45%, các quốc gia tăng cường thúc đẩy chuyển đổi IPv6 và đạt kết quả cao: Ấn Độ, Pháp, Malaysia, Bỉ, Đức,… Trong đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 8 trên toàn cầu với tỷ lệ 60, 07% người sử dụng.
Nguồn báo cáo kết quả chuyển đổi Ipv6, Ipv6 For Gov và kế hoạch năm 2024 của VNNIC.
Trong giai đoạn 2021-2025 hoạt động chuyển đổi IPv6 trong thời gia qua đã đạt được những kết quả khả quan song vẫn còn một số hạn chế như: hạ tầng và dịch vụ tới người dùng băng rộng chưa liên tục, chưa toàn diện; thiết bị hỗ trợ IPv6 nhưng chưa được cấp IPv6; thiết bị được cấp IPv6, nhưng người dùng WiFi, LAN không truy cập được qua IPv6; một số thiết bị đầu cuối chưa hỗ trợ IPv6.
Về dịch vụ đám mây, trung tâm dữ liệu (IDC), hosting, mới đạt tỷ lệ sử dụng IPv6 ước tính 5%; phần lớn chưa triển khai IPv6 cho hạ tầng mạng lõi; chưa triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 (còn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, tỷ lệ IPv6 dưới 1%); mức độ quan tâm thấp, chưa đầu tư, nghiên cứu triển khai.
Công tác triển khai chương trình IPv6 for Gov trong khối cơ quan nhà nước phần lớn chưa hoàn thành 03 giai đoạn - 10 bước theo chương trình. 03/22 Bộ, ngành chưa có kế hoạch IPv6. 9/22 Bộ, ngành chưa chuyển đổi Cổng. Phần lớn Bộ, Ngành chưa triển khai IPv6 cho IDC, mạng truy cập, hệ thống CNTT nội bộ; chưa quy hoạch mạng hiện đại; còn phụ thuộc vào DN ISP, IDC…
Để tiếp tục triển khai bảo đảm các mục tiêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 ngày 25/3/2024, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-BTTTT phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 For Gov năm 2024” với mục tiêu hết năm 2024, tỷ lệ chuyển đổi IPv6 đạt tối thiểu 65% và hoàn thành cơ bản Chương trình IPv6 For Gov (2021-2025). Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề nghị: "Cần đẩy nhanh kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đồng thời triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ với IPv6"
Đối với các doanh nghiệp ISP, Mobile, IDC, Cloud, nội dung số, OTT/Media đảm bảo hạ tầng cung cấp dịch vụ IPv6 toàn diện, liên tục, cấp IPv6 tới toàn bộ thuê bao, có giám sát, theo dõi định kỳ, thực hiện đúng cam kết về số lượng kích hoạt thuê bao mới IPv6; Thay thế thiết bị đầu cuối không hỗ trợ IPv6 theo lộ trình chủ động của doanh nghiệp, hoàn thành trong giai đoạn 2024 - 2025. Các doanh nghiệp cần chủ động tuyên truyền trên website và cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho khách hàng. Cùng với đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho các dịch vụ IDC, Cloud; chuyển đổi sử dụng IPv6 cho các dịch vụ OTT/Media; triển khai các gói dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển đổi IPv6 dành riêng cho nhóm cơ quan nhà nước và công bố trên Website của doanh nghiệp; triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho khách hàng cơ quan nhà nước (hosting, đường truyền, cloud, …).
Trong năm 2024, trên 90% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các địa phương chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng TTĐT, DVC; phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chương trình IPv6 For Gov…