Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin Sở, Ngành, Địa phương >> Văn hóa - Xã hội

Văn Yên: Xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024

16/04/2024 08:23:21 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Theo Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 vừa được UBND huyện ban hành, huyện Văn Yên phấn đấu đạt chuẩn huyện chuyển đổi số, trong đó có trên 50% các xã, thị trấn đạt chuyển đổi số; 30% xã, thị trấn đạt chuyển đổi số nâng cao. Xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trao đổi về công tác chuyển đổi số tại thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên

Huyện Văn Yên đặt mục tiêu tiếp tục chuyển đổi số toàn dân, toàn diện; đẩy mạnh số hóa, cập nhật thông tin vào các cơ sở dữ liệu, nền tảng đã xây dựng; kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung. Đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện chuyển đổi số của huyện năm 2024 đảm bảo bám sát tinh thần chỉ đạo của tỉnh; cụ thể hóa các phần việc năm 2024 đề ra trong Đề án chuyển đổi số của huyện; bổ sung các đầu việc cụ thể hóa các ý tưởng mới, sáng tạo, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện để tổ chức thực hiện.

Xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn huyện chuyển đổi số theo Quyết định 240/QĐ-UBND ngày 06/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá, công nhận sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn đạt chuyển đổi số/chuyển đổi số nâng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025”; trong đó: Trên 50% các xã, thị trấn đạt chuyển đổi số; 30% xã, thị trấn đạt chuyển đổi số nâng cao: Thị trấn Mậu A, Đông Cuông, An Thịnh, Yên Hợp, Xuân Ái, Đại Phác, Tân Hợp. Xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024.

Huyện cũng đề ra 36 chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó có 7 chỉ tiêu về phát triển hạ tầng số; 12 chỉ tiêu về phát triển chính quyền số; 8 chỉ tiêu về phát triển kinh tế số; 9 chỉ tiêu về phát triển xã hội số.

 

Người dân huyện Văn Yên tích cực hưởng ứng phong trào chuyển đổi số, huyện Văn Yên phấn đấu năm 2024 đạt 90% công dân số

 

Các giải pháp được huyện đưa ra cụ thể, rõ ràng trên từng trụ cột về phát triển hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Huyện Văn Yên có kế hoạch cụ thể trong sử dụng hạ tầng điện toán đám mây vào các hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trước mắt tại Bộ phận phục vụ hành chính công thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin; khuyến khích, thúc đẩy các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân sử dùng các nền tảng điện toán đám mây, sản phẩm dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của doanh nghiệp Việt Nam. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ trong các ngành, lĩnh vực. Tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Tiếp tục triển khai một số nền tảng đặc trưng của tỉnh Yên Bái “Make in Yên Bái” tại huyện như: Nền tảng Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức; Nền tảng Tra cứu số liệu thống kế các ngành, lĩnh vực tỉnh Yên Bái; Nền tảng chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm…

Tiếp tục triển khai nâng cấp ứng dụng “make in Văn Yên” Auto Data bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2024 đạt 18%. Tổ chức triển khai mô hình thôn chuyển đổi số, làng số, xã chuyển đổi số gắn với mục tiêu chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Triển khai thí điểm 5 mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản.

Triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện, khai khoáng, năng lượng...; sử dụng hiệu quả các nền tảng số do Bộ Công Thương triển khai. Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, chế tạo chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp. Triển khai hợp đồng điện tử cho 40 doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành công nghiệp đạt 17%.

Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp; ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số mới trong lĩnh vực xây dựng như: BIM, In 3D, quét 3D, vật liệu tiên tiến… Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành xây dựng đạt 8%.

Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 10/9/2021 phát triển thương mại điện tử tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Yên Bái. Phấn đấu tỉ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ của huyệt đạt 11%.

Tiếp tục triển khai mô hình chợ 4.0 tại 4 chợ trọng điểm của huyện tại 4 xã: Xuân Ái, An Thịnh, An Bình, Lâm Giang. Hỗ trợ 03 Doanh nghiệp tiêu biểu của huyện đưa các sản phẩm đặc trưng của huyện lên sàn thương mại lớn.

Triển khai ứng dụng công nghệ, nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải nhằm thúc đẩy gia tăng tỷ trọng kinh tế số trong dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải hành khách. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành giao thông vận tải đạt 11,5%.

Triển khai cấp chữ ký số công cộng từ xa cho người dân theo hướng vận động doanh nghiệp viễn thông, công nghệ số ưu tiên cấp miễn phí chữ ký số cho người dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng, phấn đấu đạt 50%.

Tiếp tục triển khai ứng dụng Công dân số Yên Bái-S sâu rộng trong toàn dân, gắn với triển khai Bộ tiêu chí tạm thời Công dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025; phấn đấu năm 2024 đạt 90% công dân số.

Triển khai mô hình thôn chuyển đổi số, làng chuyển đổi số, xã chuyển đổi số, chuyển đổi số nâng cao gắn với thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

Triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình công tác dạy - học tập - thi cử cho học sinh, giáo viên từ đó hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đảm bảo tỷ trọng nội dung dạy học bằng hình thức trực tuyến đạt 10% ở cấp tiểu học, 15% ở cấp trung học; triển khai nền tảng lưu trữ hồ sơ số (sổ điểm, học bạ điện tử; hồ sơ sổ sách chuyên môn, các sổ sách khác...) ở các trường học.

Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, phấn đấu 40% hệ thống thông tin trở lên được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định.

 

2010 lượt xem
CTV: Thành Trung - Trịnh Tuấn

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h