CTTĐT - Để phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, UBND huyện Trấn Yên yêu cầu các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác tài nguyên nước phục vụ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn và các ngành chức năng có liên quan chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở trong mùa mưa lũ năm 2024.
Tu sửa hệ thống bể chứa bùn thải (Ảnh minh họa).
Theo đó, UBND huyện yêu cầu các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác tài nguyên nước phục vụ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn huyện thường xuyên theo dõi sát dự báo tình hình thời tiết tại địa phương, cập nhật thông tin về mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến toàn thể công nhân, nhân viên trong doanh nghiệp về công tác phòng, tránh mưa, lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn; tăng cường kiểm tra, đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ; đánh giá mức độ an toàn của các khu vực khai thác mỏ, các công trình hồ đập; chủ động biện pháp đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ đối với các công trình thủy điện, hồ chứa thủy lợi; tổ chức trực ban nghiêm túc, đánh giá dự báo lưu lượng nước về hồ chứa và chủ động thực hiện xả nước đón lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra; đặc biệt phải bố trí lực lượng canh gác 24/24, hướng dẫn người qua lại các ngầm tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước xung quanh hồ đập để thông tin cảnh báo đến người dân, đặc biệt đối với các hồ đã đầy nước, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu thực hiện công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại các hầm lò khai thác khoáng sản, công trình đang thi công, các công trình hồ đập để đánh giá nguy cơ sự cố sạt lở đất, đá tại moong khai thác, bãi thải, nứt vỡ đê đập hồ chứa nước thải tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản để có biện pháp gia cố, phòng tránh các sự cố xảy ra; thực hiện biện pháp chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn. Khi xảy ra mưa lũ phải dừng ngay các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, chủ động sơ tán người, phương tiện, máy móc đến khu vực an toàn; bố trí người canh gác tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và kịp thời tiếp nhận thông tin ứng cứu và hỗ trợ cứu nạn.
Chủ các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý phải chủ động theo dõi, phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để có đầy đủ thông tin về mưa lũ; đặc biệt là các thông tin dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, các số liệu dự báo về dòng chảy, về mưa lũ; thông báo qua điện thoại cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện (SĐT liên lạc 02163.825.117; 0945.558.655); BCH PCTT&TKCN của tỉnh; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh hoặc Phòng Tài nguyên nước KTTV-BĐKH, Phòng Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường (ĐT: 0913.505.745) các thông tin liên quan hoặc sự cố xảy ra để kịp thời có biện pháp xử lý, ứng cứu.
UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi sát dự báo tình hình thời tiết tại địa phương, cập nhật thông tin về mưa lũ, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến toàn thể người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức đóng trên địa bàn quản lý về công tác phòng, tránh mưa lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn; tăng cường kiểm tra, đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ; đánh giá mức độ an toàn của các khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, mất an toàn hồ đập, lũ ống, lũ quét để chủ động có các biện pháp bảo vệ an toàn về người, tài sản và các công trình.
Đồng thời, có phương án chuẩn bị về nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng, phương tiện ứng cứu theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng huy động phòng chống lũ quét, sạt lở đất đề phòng mưa lũ gây chia cắt; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thông tin mùa lũ, đảm bảo kịp thời báo cáo ngay UBND huyện; BCH PCTT&TKCN huyện và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có nguy cơ xảy ra nguy hiểm.
Chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại công trình (như: Hầm lò khai thác khoáng sản, moong khai thác, bãi thải, hồ đập, công trình đang thi công, các công trình khác không đảm bảo an toàn) để có biện pháp gia cố, phòng tránh các sự cố xảy ra; thực hiện biện pháp chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất để giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. Khi xảy ra mưa lũ phải dừng ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chủ động sơ tán người, phương tiện, máy móc đến khu vực an toàn; bố trí người canh gác tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và kịp thời tiếp nhận thông tin ứng cứu và hỗ trợ cứu nạn.
Triển khai đến chủ các cơ sở là chủ các công trình thủy điện, hồ chứa thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ, tổ chức trực ban nghiêm túc, đánh giá dự báo lưu lượng nước về hồ chứa và chủ động thực hiện xả nước đón lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra; đặc biệt phải bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người qua lại các ngầm tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước xung quanh hồ đập để thông tin cảnh báo đến người dân, đặc biệt đối với các hồ đã đầy nước, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu thực hiện công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Chủ động bố trí quỹ đất để di chuyển sắp xếp dân cư trên địa bàn quản lý ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm. Chủ động thực hiện xử lý môi trường sau mưa lũ theo hướng dẫn tại Văn bản số 1549/STNMT-BVMT ngày 19/7/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý môi trường sau mưa lũ tại các huyện, thị xã, thành phố…
2284 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, UBND huyện Trấn Yên yêu cầu các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác tài nguyên nước phục vụ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn và các ngành chức năng có liên quan chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở trong mùa mưa lũ năm 2024.Theo đó, UBND huyện yêu cầu các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác tài nguyên nước phục vụ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn huyện thường xuyên theo dõi sát dự báo tình hình thời tiết tại địa phương, cập nhật thông tin về mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến toàn thể công nhân, nhân viên trong doanh nghiệp về công tác phòng, tránh mưa, lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn; tăng cường kiểm tra, đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ; đánh giá mức độ an toàn của các khu vực khai thác mỏ, các công trình hồ đập; chủ động biện pháp đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ đối với các công trình thủy điện, hồ chứa thủy lợi; tổ chức trực ban nghiêm túc, đánh giá dự báo lưu lượng nước về hồ chứa và chủ động thực hiện xả nước đón lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra; đặc biệt phải bố trí lực lượng canh gác 24/24, hướng dẫn người qua lại các ngầm tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước xung quanh hồ đập để thông tin cảnh báo đến người dân, đặc biệt đối với các hồ đã đầy nước, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu thực hiện công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại các hầm lò khai thác khoáng sản, công trình đang thi công, các công trình hồ đập để đánh giá nguy cơ sự cố sạt lở đất, đá tại moong khai thác, bãi thải, nứt vỡ đê đập hồ chứa nước thải tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản để có biện pháp gia cố, phòng tránh các sự cố xảy ra; thực hiện biện pháp chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn. Khi xảy ra mưa lũ phải dừng ngay các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, chủ động sơ tán người, phương tiện, máy móc đến khu vực an toàn; bố trí người canh gác tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và kịp thời tiếp nhận thông tin ứng cứu và hỗ trợ cứu nạn.
Chủ các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý phải chủ động theo dõi, phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để có đầy đủ thông tin về mưa lũ; đặc biệt là các thông tin dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, các số liệu dự báo về dòng chảy, về mưa lũ; thông báo qua điện thoại cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện (SĐT liên lạc 02163.825.117; 0945.558.655); BCH PCTT&TKCN của tỉnh; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh hoặc Phòng Tài nguyên nước KTTV-BĐKH, Phòng Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường (ĐT: 0913.505.745) các thông tin liên quan hoặc sự cố xảy ra để kịp thời có biện pháp xử lý, ứng cứu.
UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi sát dự báo tình hình thời tiết tại địa phương, cập nhật thông tin về mưa lũ, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến toàn thể người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức đóng trên địa bàn quản lý về công tác phòng, tránh mưa lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn; tăng cường kiểm tra, đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ; đánh giá mức độ an toàn của các khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, mất an toàn hồ đập, lũ ống, lũ quét để chủ động có các biện pháp bảo vệ an toàn về người, tài sản và các công trình.
Đồng thời, có phương án chuẩn bị về nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng, phương tiện ứng cứu theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng huy động phòng chống lũ quét, sạt lở đất đề phòng mưa lũ gây chia cắt; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thông tin mùa lũ, đảm bảo kịp thời báo cáo ngay UBND huyện; BCH PCTT&TKCN huyện và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có nguy cơ xảy ra nguy hiểm.
Chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại công trình (như: Hầm lò khai thác khoáng sản, moong khai thác, bãi thải, hồ đập, công trình đang thi công, các công trình khác không đảm bảo an toàn) để có biện pháp gia cố, phòng tránh các sự cố xảy ra; thực hiện biện pháp chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất để giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. Khi xảy ra mưa lũ phải dừng ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chủ động sơ tán người, phương tiện, máy móc đến khu vực an toàn; bố trí người canh gác tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và kịp thời tiếp nhận thông tin ứng cứu và hỗ trợ cứu nạn.
Triển khai đến chủ các cơ sở là chủ các công trình thủy điện, hồ chứa thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ, tổ chức trực ban nghiêm túc, đánh giá dự báo lưu lượng nước về hồ chứa và chủ động thực hiện xả nước đón lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra; đặc biệt phải bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người qua lại các ngầm tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước xung quanh hồ đập để thông tin cảnh báo đến người dân, đặc biệt đối với các hồ đã đầy nước, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu thực hiện công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Chủ động bố trí quỹ đất để di chuyển sắp xếp dân cư trên địa bàn quản lý ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm. Chủ động thực hiện xử lý môi trường sau mưa lũ theo hướng dẫn tại Văn bản số 1549/STNMT-BVMT ngày 19/7/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý môi trường sau mưa lũ tại các huyện, thị xã, thành phố…