CTTĐT - Động viên cựu chiến binh (CCB) nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững và làm giàu hợp pháp là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ thực hiện có hiệu quả trong nhiệm kỳ 2012 - 2017. Thông qua phong trào phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều mô hình mới, nhiều tấm gương CCB làm kinh tế giỏi, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của thị xã.
Mô hình nuôi dê sinh sản của Hội CCB xã Nghĩa An phát huy hiệu quả
Tham gia đánh giặc trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1975, nay là bộ đội phục viên, cựu chiến binh Đào Hữu Thu ở Tổ 10, phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ là một CCB gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng. Năm 1992, ông Thu quyết định đầu tư vào kinh doanh máy móc nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, sau nhiều năm kinh doanh hiệu quả, hiện nay ông đã có 3 nhà xưởng cung cấp các dịch vụ mua bán, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, bừa, tuốt lúa và máy móc phục vụ công trình xây dựng cho tổng thu nhập khoảng 3 tỷ đồng/năm. CCB Đào Hữu Thu - Tổ 10, phường Trung Tâm cho biết: Những năm đầu, gia đình tôi rất vất vả bởi kinh doanh nghề này lúc đó còn rất mới, người dân chưa có thu nhập cao để đầu tư vào máy móc nông nghiệp. Bản thân tôi phải tự học hỏi và tìm kiếm thị trường. Đến hiện tại thu nhập của gia đình cũng khá ổn định, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Cũng là một CCB sản xuất kinh doanh giỏi, Ông Hoàng Văn Giờ ở thôn Phán Hạ - xã Nghĩa Lợi lại lựa chọn mô hình chăn nuôi tổng hợp bởi phù hợp với điều kiện gia đình và đặc thù địa phương. Với tinh thần CCB vượt khó, ông Giờ đã tự học hỏi, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cách chăn nuôi, làm giàu của các hộ chăn nuôi lớn ở trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, để áp dụng vào điều kiện của gia đình. Năm 2014, CCB Hoàng Văn Giờ đã đầu tư mua 10 con trâu, bò và 6 con dê về chăn nuôi, để tạo nguồn thức ăn tại chỗ đàn vật nuôi, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 2.000 m2 ruộng sang trồng cỏ voi. Ngoài ra, ông còn xây dựng quy hoạch hệ thống chuồng trại để chăn nuôi hơn 20 con lợn, trên 100 con gia cầm và đào ao thả cá, đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Đến nay, CCB Hoàng Văn Giờ không chỉ được biết đến là cựu chiến binh phát triển kinh tế giỏi mà còn được biết đến là gia đình CCB gương mẫu tiêu biểu, nhiều năm liên tục được công nhận gia đình văn hóa. Cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ - Thôn Phán Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: Phát triển kinh tế theo mô hình này là gia đình tôi cùng quyết tâm thực hiện, hơn nữa được sự ủng hộ của Hội CCB xã, Hội CCB thị xã nên tôi rất yên tâm làm và cố gắng, cuộc sống gia đình cũng khấm khá đi lên.
Hiện nay, toàn thị xã có trên 1.400 hội viên, trong 5 năm qua, thực hiện phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được 2 doanh nghiệp, 6 trang trại, 242 gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm, vườn ao chuồng; 50 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, 8 cơ sở sản xuất gạch không nung, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Qua đó đã giúp được 137 hộ CCB thoát nghèo, nâng tỷ lệ hộ hội viên khá giàu đạt hơn 52% từ năm 2012 lên gần 62% năm 2016, tăng so với đầu nhiệm kỳ 195 hộ; có 883 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Ông Bùi Quốc Trình - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Nhiều mô hình CCB tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt đã được các cấp ngành vinh danh tạo thành phong trào, sức sống của Hội trong những năm qua.
Phong trào động viên giúp nhau làm kinh tế giỏi trong các cấp Hội Cựu chiến binh từ thị xã đến cơ sở ở Nghĩa Lộ đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp trong hội viên CCB, đưa tổ chức Hội trở thành địa chỉ tin cậy, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên./.
1278 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Động viên cựu chiến binh (CCB) nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững và làm giàu hợp pháp là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ thực hiện có hiệu quả trong nhiệm kỳ 2012 - 2017. Thông qua phong trào phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều mô hình mới, nhiều tấm gương CCB làm kinh tế giỏi, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của thị xã.Tham gia đánh giặc trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1975, nay là bộ đội phục viên, cựu chiến binh Đào Hữu Thu ở Tổ 10, phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ là một CCB gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng. Năm 1992, ông Thu quyết định đầu tư vào kinh doanh máy móc nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, sau nhiều năm kinh doanh hiệu quả, hiện nay ông đã có 3 nhà xưởng cung cấp các dịch vụ mua bán, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, bừa, tuốt lúa và máy móc phục vụ công trình xây dựng cho tổng thu nhập khoảng 3 tỷ đồng/năm. CCB Đào Hữu Thu - Tổ 10, phường Trung Tâm cho biết: Những năm đầu, gia đình tôi rất vất vả bởi kinh doanh nghề này lúc đó còn rất mới, người dân chưa có thu nhập cao để đầu tư vào máy móc nông nghiệp. Bản thân tôi phải tự học hỏi và tìm kiếm thị trường. Đến hiện tại thu nhập của gia đình cũng khá ổn định, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Cũng là một CCB sản xuất kinh doanh giỏi, Ông Hoàng Văn Giờ ở thôn Phán Hạ - xã Nghĩa Lợi lại lựa chọn mô hình chăn nuôi tổng hợp bởi phù hợp với điều kiện gia đình và đặc thù địa phương. Với tinh thần CCB vượt khó, ông Giờ đã tự học hỏi, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cách chăn nuôi, làm giàu của các hộ chăn nuôi lớn ở trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, để áp dụng vào điều kiện của gia đình. Năm 2014, CCB Hoàng Văn Giờ đã đầu tư mua 10 con trâu, bò và 6 con dê về chăn nuôi, để tạo nguồn thức ăn tại chỗ đàn vật nuôi, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 2.000 m2 ruộng sang trồng cỏ voi. Ngoài ra, ông còn xây dựng quy hoạch hệ thống chuồng trại để chăn nuôi hơn 20 con lợn, trên 100 con gia cầm và đào ao thả cá, đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Đến nay, CCB Hoàng Văn Giờ không chỉ được biết đến là cựu chiến binh phát triển kinh tế giỏi mà còn được biết đến là gia đình CCB gương mẫu tiêu biểu, nhiều năm liên tục được công nhận gia đình văn hóa. Cựu chiến binh Hoàng Văn Giờ - Thôn Phán Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: Phát triển kinh tế theo mô hình này là gia đình tôi cùng quyết tâm thực hiện, hơn nữa được sự ủng hộ của Hội CCB xã, Hội CCB thị xã nên tôi rất yên tâm làm và cố gắng, cuộc sống gia đình cũng khấm khá đi lên.
Hiện nay, toàn thị xã có trên 1.400 hội viên, trong 5 năm qua, thực hiện phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, Hội CCB thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được 2 doanh nghiệp, 6 trang trại, 242 gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm, vườn ao chuồng; 50 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, 8 cơ sở sản xuất gạch không nung, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Qua đó đã giúp được 137 hộ CCB thoát nghèo, nâng tỷ lệ hộ hội viên khá giàu đạt hơn 52% từ năm 2012 lên gần 62% năm 2016, tăng so với đầu nhiệm kỳ 195 hộ; có 883 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Ông Bùi Quốc Trình - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Nhiều mô hình CCB tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt đã được các cấp ngành vinh danh tạo thành phong trào, sức sống của Hội trong những năm qua.
Phong trào động viên giúp nhau làm kinh tế giỏi trong các cấp Hội Cựu chiến binh từ thị xã đến cơ sở ở Nghĩa Lộ đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp trong hội viên CCB, đưa tổ chức Hội trở thành địa chỉ tin cậy, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên./.