CTTĐT - Để bảo đảm công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa hiệu quả, an toàn, chất lượng phục vụ nhân dân được tốt nhất, Sở Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị bến xe, bến thuỷ, các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5.
Các bến xe khách xây dựng và tổ chức kế hoạch phục vụ vận tải khách
Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các bến xe khách, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông xây dựng và tổ chức kế hoạch phục vụ vận tải khách; tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể để bố trí nhân viên tại bến xe, bến thủy để hướng dẫn, hỗ trợ, ưu tiên hành khách ra, vào, lên xuống bến được thuận tiện trong mua vé và sử dụng các dịch vụ khác tại bến; đẩy mạnh các hình thức bán, đặt vé trực tuyến và qua điện thoại; niêm yết công khai giá vé, dịch vụ vận chuyển; không để tình trạng tăng giá vé trái quy định. Áp dụng và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho phương tiện ra, vào bến; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến; kiên quyết không cho các phương tiện không đảm bảo an toàn xuất bến theo quy định.
Cùng với đó, thực hiện việc chỉnh trang nhà điều hành, khu vực đỗ xe, tàu đảm bảo thoáng mát, vệ sinh môi trường sạch sẽ; yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến cam kết không tăng giá dịch vụ và chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành lập Tổ an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trực thuộc bến xe, bến tàu; xây dựng phương án, quy trình xử lý nội bộ đối với các tình huống gây mất an toàn, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông tại bến có thể xảy ra. Tăng cường nâng cao cảnh giác, tinh thần tự giác, chủ động đảm bảo an toàn cho phương tiện và hành khách; phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, vận chuyển hàng cấm, hàng nguy hiểm.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ cần có kế hoạch bố trí đủ số lượng phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; xây dựng phương án dự phòng hoặc tăng cường phương tiện và công tác đảm bảo an toàn giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; quán triệt, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian lái xe trong ngày, tuyệt đối không điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; duy trì hoạt động, truyền dẫn đầy đủ, chính xác, kịp thời dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, từ camera (đối với các phương tiện thuộc đối tượng phải lắp) theo đúng quy định. Bố trí nhân sự, tăng cường công tác theo dõi dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình, từ camera trên các phương tiện của đơn vị để quản lý, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi gây mất an toàn giao thông do lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc từ bên thứ ba gây ra; đảm bảo các chuyến xe phải luôn an toàn, thuận lợi cho hành khách.
Các đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và hành khách. Trong đó, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm an toàn kỹ thuật. Thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; hướng dẫn hành khách mặc, sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thủy nội địa. Hành khách khi đi trên trên các phương tiện thủy nội địa phải mặc phao áo, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải; công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn xảy ra. Thường xuyên khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô nhằm giám sát, kịp thời cung cấp dữ liệu cho các lực lượng chức năng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện và lái xe vi phạm; đặc biệt tập trung vào các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với lái xe ô tô kinh doanh vận tải.
Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên các tuyến đường thường xuyên có tình trạng, hiện tượng nhiều “xe dù, bến cóc”, xe quá tải hoạt động để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định. Tăng cường kiểm tra các bến xe khách, bến thuỷ nội địa, nhất là việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông, việc thực hiện quy định về giá vé, phòng chống cháy nổ trên phương tiện; cương quyết đình chỉ hoạt động các bến cóc, bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không đáp ứng điều kiện theo quy định.
976 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để bảo đảm công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa hiệu quả, an toàn, chất lượng phục vụ nhân dân được tốt nhất, Sở Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị bến xe, bến thuỷ, các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5.Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các bến xe khách, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông xây dựng và tổ chức kế hoạch phục vụ vận tải khách; tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể để bố trí nhân viên tại bến xe, bến thủy để hướng dẫn, hỗ trợ, ưu tiên hành khách ra, vào, lên xuống bến được thuận tiện trong mua vé và sử dụng các dịch vụ khác tại bến; đẩy mạnh các hình thức bán, đặt vé trực tuyến và qua điện thoại; niêm yết công khai giá vé, dịch vụ vận chuyển; không để tình trạng tăng giá vé trái quy định. Áp dụng và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho phương tiện ra, vào bến; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến; kiên quyết không cho các phương tiện không đảm bảo an toàn xuất bến theo quy định.
Cùng với đó, thực hiện việc chỉnh trang nhà điều hành, khu vực đỗ xe, tàu đảm bảo thoáng mát, vệ sinh môi trường sạch sẽ; yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến cam kết không tăng giá dịch vụ và chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành lập Tổ an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trực thuộc bến xe, bến tàu; xây dựng phương án, quy trình xử lý nội bộ đối với các tình huống gây mất an toàn, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông tại bến có thể xảy ra. Tăng cường nâng cao cảnh giác, tinh thần tự giác, chủ động đảm bảo an toàn cho phương tiện và hành khách; phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, vận chuyển hàng cấm, hàng nguy hiểm.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ cần có kế hoạch bố trí đủ số lượng phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; xây dựng phương án dự phòng hoặc tăng cường phương tiện và công tác đảm bảo an toàn giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; quán triệt, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian lái xe trong ngày, tuyệt đối không điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; duy trì hoạt động, truyền dẫn đầy đủ, chính xác, kịp thời dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, từ camera (đối với các phương tiện thuộc đối tượng phải lắp) theo đúng quy định. Bố trí nhân sự, tăng cường công tác theo dõi dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình, từ camera trên các phương tiện của đơn vị để quản lý, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi gây mất an toàn giao thông do lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc từ bên thứ ba gây ra; đảm bảo các chuyến xe phải luôn an toàn, thuận lợi cho hành khách.
Các đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và hành khách. Trong đó, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm an toàn kỹ thuật. Thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; hướng dẫn hành khách mặc, sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thủy nội địa. Hành khách khi đi trên trên các phương tiện thủy nội địa phải mặc phao áo, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải; công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn xảy ra. Thường xuyên khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô nhằm giám sát, kịp thời cung cấp dữ liệu cho các lực lượng chức năng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện và lái xe vi phạm; đặc biệt tập trung vào các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với lái xe ô tô kinh doanh vận tải.
Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên các tuyến đường thường xuyên có tình trạng, hiện tượng nhiều “xe dù, bến cóc”, xe quá tải hoạt động để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định. Tăng cường kiểm tra các bến xe khách, bến thuỷ nội địa, nhất là việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông, việc thực hiện quy định về giá vé, phòng chống cháy nổ trên phương tiện; cương quyết đình chỉ hoạt động các bến cóc, bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không đáp ứng điều kiện theo quy định.