CTTĐT - Chú trọng công tác vận động quần chúng; chủ động phát hiện các đối tượng có dấu hiệu cho vay lãi nặng; tích cực phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục rà soát, nắm tình hình các đường dây, đối tượng có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, các công ty tài chính đòi nợ và tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”... nhờ đó, tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được kiềm chế, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh triển khai kế hoạch đấu tranh với tội phạm trên địa bàn
Dân vận khéo để phá án thành công
Nói về những điểm nhấn nổi bật, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm “tín dụng đen” trên địa bàn, Thượng tá Quách Minh Điệp - Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái cho biết: Cùng với vai trò nòng cốt của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái còn có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành địa phương và sự đồng thuận của người dân nhờ đó, tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được kiềm chế, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Trong năm 2023 và đặc biệt là đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhiều đối tượng cho vay lãi nặng đã bị phát hiện từ nguồn tin tố giác tội phạm của quần chúng. Cụ thể, ngày 22/12/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái tiếp nhận đơn tố giác của người dân, tố cáo Phạm Quốc Anh (SN 1986, trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) cho nhiều người vay lãi nặng với lãi suất cao gấp nhiều lần quy định cho phép của Nhà nước.
Sau khi tiếp nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của Quốc Anh; xử lý đối tượng về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Tại cơ quan điều tra, Quốc Anh khai, từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023, đối tượng đã cho 4 người vay nhiều lần với thỏa thuận mức lãi là 3 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương với mức lãi suất 108%/năm, gấp 5,4 lần lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự với hình thức vay lãi “đứng” (tức là nộp lãi theo hàng tháng).
Cũng từ tin tố giác tội phạm của quần chúng, ngày 17/11/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Phạm Đình Hải (SN 1997, trú tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2023, Hải đã cho 6 người vay với lãi suất mỗi lần từ 109,5% năm đến 182,5% năm, tương ứng gấp từ 5,46 đến 9,125 lần so với mức lãi suất cao nhất theo quy định tại Bộ luật Dân sự với hình thức vay “lãi đứng”. Việc giao dịch tiền vay và nhận tiền lãi được Hải và những người vay tiền thực hiện bằng hình thức giao dịch tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản ngân hàng. Nhiều “con nợ” vay tiền của Hải đã rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”, một trong số đó là trường hợp của N.Đ.D (trú tại Yên Bái). Trước đó, vào 5/6/2021, NĐD đã vay của Hải 15 triệu đồng, với mức lãi thoả thuận là 5 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương với lãi suất 182,5%/ năm. Chỉ với số tiền vay như vậy nhưng đến tháng 6/2023, Duy đã phải trả cho Hải số tiền lãi lên tới hơn 51 triệu đồng. Đến lúc N.Đ.D không còn khả năng chi trả, hai bên mới thống nhất không tiếp tục trả lãi nữa mà chỉ trả tiền gốc. Sau đó, N.Đ.D cũng mới trả được 8 triệu đồng tiền gốc, số còn lại vẫn nợ… Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái xác định, số tiền Hải đã thu lời bất chính từ các khoản cho vay lãi nặng là 162 triệu đồng.
Trường hợp của Nguyễn Công Dũng (trú tại thị trấn Yên Bình, tỉnh Yên Bái), đối tượng trước đó có hành vi cho vay tiền với lãi suất cao, gây dư luận xấu trên địa bàn thị trấn Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng bị phát hiện từ thông tin tố giác tội phạm của quần chúng. Dũng đã sử dụng nhà riêng để thực hiện hành vi cho vay lãi nặng. Ngày 8/11/2023, từ nguồn tin tố giác tội phạm của quần chúng, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã vào cuộc thu thập tài liệu; chứng minh, làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng. Quá trình điều tra xác định, từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2023, Dũng đã cho 4 người vay nhiều lần với lãi suất từ 121,6% /năm đến 182,5%/năm.
Nhiều giải pháp góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Quách Minh Điệp cho biết: Năm thứ tư thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo; thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các giải pháp của ngành chức năng. Trong đó, các ngành là thành viên Ban chủ nhiệm Đề án 2 tỉnh Yên Bái đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ quản lý.
Công an tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong đó, với vai trò là đơn vị chủ công, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ANTT như siết chặt công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; tăng cường công tác rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh tài chính có dấu hiệu hoạt động “tín dụng đen”; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư, tố giác, tin báo về tội phạm…
Đồng thời đã chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, nắm tình hình các băng nhóm, đường dây, đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, các công ty tài chính, đòi nợ; tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động “tín dụng đen". Chủ động phát hiện các đối tượng cho vay lãi nặng, tổ chức lực lượng xác minh làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật khi có vụ việc xảy ra. Qua đó, đã trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, nhất là tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các loại tội phạm khác có liên quan như gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Đến thời điểm này, tỷ lệ điều tra khám phá, khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong các vụ việc liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói chung và các hành vi cho vay lãi nặng nói riêng, tăng so với thời gian trước đây; công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Qua đó, tạo sự răn đe, phòng ngừa tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” và nâng cao ý thức cảnh giác đối với người dân.
Kết quả đó đã được chính quyền địa phương, người dân ghi nhận và đánh giá cao. Anh Nguyễn Văn An - một người dân sinh sống ở thành phố Yên Bái nói: Hiện nay trên địa bàn không còn xảy ra tình trạng đổ chất thải bẩn, sơn dầu tại nơi ở của người vay tiền và thân nhân của họ để gây áp lực đòi nợ. Với sự vào cuộc tích cực của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái, việc sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin xuyên tạc nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, từ đó tạo áp lực đòi nợ cũng đã giảm rõ rệt…
Để có được những kết quả đáng ghi nhận đó là một sự nỗ lực không ngừng, từ công tác tham mưu đến việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ. Nhớ lại những khó khăn từ những ngày đầu triển khai, Thượng tá Quách Minh Điệp cho biết, cũng như nhiều địa bàn, trước khi có Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” tại một số nơi trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Trên địa bàn vào năm 2019 đã xảy ra vụ Nguyễn Văn Tùng (SN 1991, trú tại thành phố Yên Bái) cùng đồng bọn bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; vụ Hoàng Thị Hin (SN 1971, trú tại huyện Văn Yên, Yên Bái) bắt giữ người trái pháp luật liên quan đến việc vay nợ diễn ra tại một địa phương khác… Xác định hệ lụy của “tín dụng đen”, Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các ban, ngành tham mưu UBND tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Kiên trì, bền bỉ, với nhiều cách làm phù hợp với tình hình địa bàn; tạo được sự đồng thuận, đồng lòng của cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân, đến thời điểm này, công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, mang lại sự bình yên cho địa bàn.
733 lượt xem
CTV: Lý Hồng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chú trọng công tác vận động quần chúng; chủ động phát hiện các đối tượng có dấu hiệu cho vay lãi nặng; tích cực phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục rà soát, nắm tình hình các đường dây, đối tượng có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, các công ty tài chính đòi nợ và tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”... nhờ đó, tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được kiềm chế, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.Dân vận khéo để phá án thành công
Nói về những điểm nhấn nổi bật, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm “tín dụng đen” trên địa bàn, Thượng tá Quách Minh Điệp - Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái cho biết: Cùng với vai trò nòng cốt của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái còn có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành địa phương và sự đồng thuận của người dân nhờ đó, tội phạm hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được kiềm chế, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Trong năm 2023 và đặc biệt là đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhiều đối tượng cho vay lãi nặng đã bị phát hiện từ nguồn tin tố giác tội phạm của quần chúng. Cụ thể, ngày 22/12/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái tiếp nhận đơn tố giác của người dân, tố cáo Phạm Quốc Anh (SN 1986, trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) cho nhiều người vay lãi nặng với lãi suất cao gấp nhiều lần quy định cho phép của Nhà nước.
Sau khi tiếp nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của Quốc Anh; xử lý đối tượng về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Tại cơ quan điều tra, Quốc Anh khai, từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023, đối tượng đã cho 4 người vay nhiều lần với thỏa thuận mức lãi là 3 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương với mức lãi suất 108%/năm, gấp 5,4 lần lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự với hình thức vay lãi “đứng” (tức là nộp lãi theo hàng tháng).
Cũng từ tin tố giác tội phạm của quần chúng, ngày 17/11/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Phạm Đình Hải (SN 1997, trú tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2023, Hải đã cho 6 người vay với lãi suất mỗi lần từ 109,5% năm đến 182,5% năm, tương ứng gấp từ 5,46 đến 9,125 lần so với mức lãi suất cao nhất theo quy định tại Bộ luật Dân sự với hình thức vay “lãi đứng”. Việc giao dịch tiền vay và nhận tiền lãi được Hải và những người vay tiền thực hiện bằng hình thức giao dịch tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản ngân hàng. Nhiều “con nợ” vay tiền của Hải đã rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”, một trong số đó là trường hợp của N.Đ.D (trú tại Yên Bái). Trước đó, vào 5/6/2021, NĐD đã vay của Hải 15 triệu đồng, với mức lãi thoả thuận là 5 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương với lãi suất 182,5%/ năm. Chỉ với số tiền vay như vậy nhưng đến tháng 6/2023, Duy đã phải trả cho Hải số tiền lãi lên tới hơn 51 triệu đồng. Đến lúc N.Đ.D không còn khả năng chi trả, hai bên mới thống nhất không tiếp tục trả lãi nữa mà chỉ trả tiền gốc. Sau đó, N.Đ.D cũng mới trả được 8 triệu đồng tiền gốc, số còn lại vẫn nợ… Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái xác định, số tiền Hải đã thu lời bất chính từ các khoản cho vay lãi nặng là 162 triệu đồng.
Trường hợp của Nguyễn Công Dũng (trú tại thị trấn Yên Bình, tỉnh Yên Bái), đối tượng trước đó có hành vi cho vay tiền với lãi suất cao, gây dư luận xấu trên địa bàn thị trấn Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng bị phát hiện từ thông tin tố giác tội phạm của quần chúng. Dũng đã sử dụng nhà riêng để thực hiện hành vi cho vay lãi nặng. Ngày 8/11/2023, từ nguồn tin tố giác tội phạm của quần chúng, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã vào cuộc thu thập tài liệu; chứng minh, làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng. Quá trình điều tra xác định, từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2023, Dũng đã cho 4 người vay nhiều lần với lãi suất từ 121,6% /năm đến 182,5%/năm.
Nhiều giải pháp góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Quách Minh Điệp cho biết: Năm thứ tư thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo; thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các giải pháp của ngành chức năng. Trong đó, các ngành là thành viên Ban chủ nhiệm Đề án 2 tỉnh Yên Bái đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ quản lý.
Công an tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong đó, với vai trò là đơn vị chủ công, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ANTT như siết chặt công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; tăng cường công tác rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh tài chính có dấu hiệu hoạt động “tín dụng đen”; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư, tố giác, tin báo về tội phạm…
Đồng thời đã chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, nắm tình hình các băng nhóm, đường dây, đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, các công ty tài chính, đòi nợ; tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động “tín dụng đen". Chủ động phát hiện các đối tượng cho vay lãi nặng, tổ chức lực lượng xác minh làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật khi có vụ việc xảy ra. Qua đó, đã trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, nhất là tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các loại tội phạm khác có liên quan như gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Đến thời điểm này, tỷ lệ điều tra khám phá, khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong các vụ việc liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói chung và các hành vi cho vay lãi nặng nói riêng, tăng so với thời gian trước đây; công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Qua đó, tạo sự răn đe, phòng ngừa tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” và nâng cao ý thức cảnh giác đối với người dân.
Kết quả đó đã được chính quyền địa phương, người dân ghi nhận và đánh giá cao. Anh Nguyễn Văn An - một người dân sinh sống ở thành phố Yên Bái nói: Hiện nay trên địa bàn không còn xảy ra tình trạng đổ chất thải bẩn, sơn dầu tại nơi ở của người vay tiền và thân nhân của họ để gây áp lực đòi nợ. Với sự vào cuộc tích cực của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái, việc sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin xuyên tạc nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, từ đó tạo áp lực đòi nợ cũng đã giảm rõ rệt…
Để có được những kết quả đáng ghi nhận đó là một sự nỗ lực không ngừng, từ công tác tham mưu đến việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ. Nhớ lại những khó khăn từ những ngày đầu triển khai, Thượng tá Quách Minh Điệp cho biết, cũng như nhiều địa bàn, trước khi có Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” tại một số nơi trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Trên địa bàn vào năm 2019 đã xảy ra vụ Nguyễn Văn Tùng (SN 1991, trú tại thành phố Yên Bái) cùng đồng bọn bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; vụ Hoàng Thị Hin (SN 1971, trú tại huyện Văn Yên, Yên Bái) bắt giữ người trái pháp luật liên quan đến việc vay nợ diễn ra tại một địa phương khác… Xác định hệ lụy của “tín dụng đen”, Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các ban, ngành tham mưu UBND tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Kiên trì, bền bỉ, với nhiều cách làm phù hợp với tình hình địa bàn; tạo được sự đồng thuận, đồng lòng của cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân, đến thời điểm này, công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, mang lại sự bình yên cho địa bàn.