Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông - 2018” với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em”, mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.
Ảnh minh họa
Kế hoạch này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho trẻ em.
Giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2017; giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải; không để xảy ra tai nạn giao thông lĩnh vực hàng không dân dụng.
Tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch “Năm An toàn giao thông - 2018”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành tiếp tục chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ.
Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị chú trọng thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng trong công tác chỉ đạo, thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải; công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông.
Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa; nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông; tăng cường hợp tác quốc tế; thực hiện các giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2269 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông - 2018” với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em”, mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.Kế hoạch này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho trẻ em.
Giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2017; giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải; không để xảy ra tai nạn giao thông lĩnh vực hàng không dân dụng.
Tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch “Năm An toàn giao thông - 2018”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành tiếp tục chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ.
Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị chú trọng thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng trong công tác chỉ đạo, thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải; công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông.
Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa; nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông; tăng cường hợp tác quốc tế; thực hiện các giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.