CTTĐT - Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra mùa mưa bão năm nay, huyện Lục Yên đã tập trung làm tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các lực lượng hỗ trợ khắc phục nhà bị sập đổ tại thôn 10 xã Động Quan xảy ra trung tuần tháng 4
Trong năm 2023, thời tiết tại huyện Lục Yên có nhiều nét diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của 12 đợt thiên tai dông lốc, mưa lớn gây thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi của nhân dân; 53 nhà bị ảnh hưởng, trong đó 4 nhà sập đổ hoàn toàn tại các xã: Tân Lập, Phúc Lợi, Động Quan; gần 131ha diện tích cây nông nghiệp và trên 44ha diện tích lâm nghiệp bị ảnh hưởng...Ngoài ra, thiên tai cũng làm hư hỏng một số công trình, cơ sở hạ tầng...tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,1 tỷ đồng.
Hiện nay, đang là thời điểm thời tiết giao mùa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: dông lốc, mưa đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngay trong tháng 4 năm nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 đợt mưa dông kèm gió lốc đã làm 4 nhà dân bị sập đổ; hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng và nhiều diện tích lúa, ngô của nhân dân bị thiệi tại. Chính vì vậy, huyện Lục Yên tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại nếu thiên tai xảy ra. UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban của huyện phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó nếu có thiên tai xảy ra. Tiếp tục yêu cầu UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền người dân chằng chống lại nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Rà soát các hộ dân sống ở khu vực ven sông, suối; khu vực có nguy cơ sạt lở để hỗ trợ di chuyển đến nơi ở an toàn. Khắc phục hậu quả tác động của thiên tai trong thời gian ngắn nhất; các địa phương, doanh nghiệp và các hộ gia đình có kế hoạch dự phòng vật tư, phương tiện, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác, nhất là những ngày mưa kéo dài”.
Ngoài ra, huyện còn huy động tối đa các lực lượng gồm: Bộ đội, công an, doanh nghiệp… trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, các công trình của Nhà nước trên địa bàn, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại nếu thiên tai xảy ra. Chủ động chuẩn bị các điều kiện theo phương châm “4 tại chỗ” trong phòng ngừa thiên tai; theo dõi sát tình hình khí tượng thủy văn, thường xuyên thông báo để Nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, chỉ thị, văn bản về công tác phòng, chống thiên tai. Đồng thời tuyên truyền phổ biến cho Nhân dân các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, mạng xã hội và các hình thức khác....
Cán bộ, nhân dân xã An Phú giúp người dân tu sửa lại nhà cửa
Tại xã Động Quan, là xã có địa bàn rộng nhiều đồi núi, suối, hồ...chính vì vậy nguy cơ thiên tai có thể xảy ra cao, ngay trong 2 đợt thiên tai xảy ra vào trung tuần tháng 4 năm nay, xã đã có 2 nhà dân bị sập đổ hoàn toàn do dông lốc, hàng chục nhà bị tốc mái từ 30-70%. Chính vì vậy, hiện nay Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã đã triển khai công tác trực 24/24h; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các bản thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để dự báo, cảnh báo tới người dân; chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng tránh, sẵn sàng ứng phó, khắc phục thiệt hại, ông Hoàng Văn Đình – Chủ tịch UBND xã Động Quan cho biết: “Để đảm bảo tốt công tác phòng, chống gió lốc và thiên tai, xã chỉ đạo bà con tập trung kiểm tra, chằng chống và gia cố lại nhà cửa. Đồng thời cử cán bộ xã, lực lượng dân quân, thanh niên đi từng thôn hướng dẫn bà con các biện pháp phòng, chống gió lốc, mưa đá nhằm giảm thiệt hại khi có mưa đá, dông lốc xảy ra”.
Không chỉ cấp ủy, chính quyền chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, hiện nay tinh thần chủ động của người dân trên địa bàn xã cũng được nâng cao. Ông Hoàng Đình Lực, thôn 12 xã Động Quan cho biết: “Được cán bộ tuyên truyền nên những ngày mưa to, dông lốc là tôi không lên nương, ở lán để đảm bảo an toàn. Những năm trước ở xã, ở thôn đã có hộ bị gió lốc, mưa đá làm thiệt hại tài sản, nhà bay hết tấm lợp. Nếu không chủ động phòng, chống, để xảy ra thiệt hại tài sản sẽ rất khó khăn”.
Theo dự báo, năm 2024 tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến khó lường, trái quy luật, thiên tai tác động tiêu cực ngày càng phức tạp. Việc các đơn vị, lực lượng, địa phương trong huyện Lục Yên chủ động có giải pháp phối hợp, hiệp đồng, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp sẽ góp phần quan trọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.
837 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra mùa mưa bão năm nay, huyện Lục Yên đã tập trung làm tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.Trong năm 2023, thời tiết tại huyện Lục Yên có nhiều nét diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của 12 đợt thiên tai dông lốc, mưa lớn gây thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi của nhân dân; 53 nhà bị ảnh hưởng, trong đó 4 nhà sập đổ hoàn toàn tại các xã: Tân Lập, Phúc Lợi, Động Quan; gần 131ha diện tích cây nông nghiệp và trên 44ha diện tích lâm nghiệp bị ảnh hưởng...Ngoài ra, thiên tai cũng làm hư hỏng một số công trình, cơ sở hạ tầng...tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,1 tỷ đồng.
Hiện nay, đang là thời điểm thời tiết giao mùa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: dông lốc, mưa đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngay trong tháng 4 năm nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 đợt mưa dông kèm gió lốc đã làm 4 nhà dân bị sập đổ; hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng và nhiều diện tích lúa, ngô của nhân dân bị thiệi tại. Chính vì vậy, huyện Lục Yên tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại nếu thiên tai xảy ra. UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban của huyện phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó nếu có thiên tai xảy ra. Tiếp tục yêu cầu UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền người dân chằng chống lại nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Rà soát các hộ dân sống ở khu vực ven sông, suối; khu vực có nguy cơ sạt lở để hỗ trợ di chuyển đến nơi ở an toàn. Khắc phục hậu quả tác động của thiên tai trong thời gian ngắn nhất; các địa phương, doanh nghiệp và các hộ gia đình có kế hoạch dự phòng vật tư, phương tiện, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác, nhất là những ngày mưa kéo dài”.
Ngoài ra, huyện còn huy động tối đa các lực lượng gồm: Bộ đội, công an, doanh nghiệp… trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, các công trình của Nhà nước trên địa bàn, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại nếu thiên tai xảy ra. Chủ động chuẩn bị các điều kiện theo phương châm “4 tại chỗ” trong phòng ngừa thiên tai; theo dõi sát tình hình khí tượng thủy văn, thường xuyên thông báo để Nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, chỉ thị, văn bản về công tác phòng, chống thiên tai. Đồng thời tuyên truyền phổ biến cho Nhân dân các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, mạng xã hội và các hình thức khác....
Cán bộ, nhân dân xã An Phú giúp người dân tu sửa lại nhà cửa
Tại xã Động Quan, là xã có địa bàn rộng nhiều đồi núi, suối, hồ...chính vì vậy nguy cơ thiên tai có thể xảy ra cao, ngay trong 2 đợt thiên tai xảy ra vào trung tuần tháng 4 năm nay, xã đã có 2 nhà dân bị sập đổ hoàn toàn do dông lốc, hàng chục nhà bị tốc mái từ 30-70%. Chính vì vậy, hiện nay Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã đã triển khai công tác trực 24/24h; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các bản thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để dự báo, cảnh báo tới người dân; chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng tránh, sẵn sàng ứng phó, khắc phục thiệt hại, ông Hoàng Văn Đình – Chủ tịch UBND xã Động Quan cho biết: “Để đảm bảo tốt công tác phòng, chống gió lốc và thiên tai, xã chỉ đạo bà con tập trung kiểm tra, chằng chống và gia cố lại nhà cửa. Đồng thời cử cán bộ xã, lực lượng dân quân, thanh niên đi từng thôn hướng dẫn bà con các biện pháp phòng, chống gió lốc, mưa đá nhằm giảm thiệt hại khi có mưa đá, dông lốc xảy ra”.
Không chỉ cấp ủy, chính quyền chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, hiện nay tinh thần chủ động của người dân trên địa bàn xã cũng được nâng cao. Ông Hoàng Đình Lực, thôn 12 xã Động Quan cho biết: “Được cán bộ tuyên truyền nên những ngày mưa to, dông lốc là tôi không lên nương, ở lán để đảm bảo an toàn. Những năm trước ở xã, ở thôn đã có hộ bị gió lốc, mưa đá làm thiệt hại tài sản, nhà bay hết tấm lợp. Nếu không chủ động phòng, chống, để xảy ra thiệt hại tài sản sẽ rất khó khăn”.
Theo dự báo, năm 2024 tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến khó lường, trái quy luật, thiên tai tác động tiêu cực ngày càng phức tạp. Việc các đơn vị, lực lượng, địa phương trong huyện Lục Yên chủ động có giải pháp phối hợp, hiệp đồng, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp sẽ góp phần quan trọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.