CTTĐT - Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động phòng chống thiên tai thời gian qua, huyện Yên Bình đã và đang tích cực chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ huyện đến cơ sở để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.
Các địa phương của huyện kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão.
Hán Đà là xã có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, trên địa bàn Hán Đà có tới 13 công trình thủy lợi lớn nhỏ, nhiều nhà dân nằm trong nguy cơ sạt lở ta luy và ngập úng. Nhận thức được mối nguy hiểm và mức độ thiệt hại do các đợt mưa to, bão lốc và sạt lở đất gây ra. Anh Phạm Minh Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Hán Đà, huyện Yên Bình cho biết: "Với phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, hàng năm xã Hán Đà đã chủ động củng cố kiện toàn ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các thôn, xây dựng kế hoạch, lập phương án phù hợp với tình hình cụ thể của từng thôn, thường xuyên duy trì nghiêm chế độ thường trực đặc biệt trong các tháng cao điểm. Đặc biệt là thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai để có phương án kiểm tra, theo dõi, cảnh báo. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động ứng cứu. Đặc biệt, khi nhận định nguy hiểm, tình huống cấp bách thì phải kiên quyết di chuyển dân khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Đại Minh là xã có nguy cơ cao về ngập úng của huyện Yên Bình. Để chủ động phòng chống, trước khi có dự báo mưa bão xã đã tiến hành thông báo liên tục trên hệ thống truyền thanh của xã về công điện của cấp trên cũng như phương án phòng chống khi có dự báo mưa bão, cử cán bộ đến từng địa bàn đôn đốc, vận động người dân tập trung, thực hiện các phương án đã chỉ đạo, ra quân phát dọn, khơi thông các khu vực suối, kênh mương. Huy động lực lượng thay phiên trực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức tự phòng tránh trong mùa mưa bão. Chị Trần Thị Nguyên trưởng thôn Cầu Mơ xã Đại Minh huyện Yên Bình chia sẻ: “Với đặc thù là thôn có nguy cơ ngập úng, bên cạnh việc thường xuyên nắm bắt tình hình dự báo thời tiết để thôn tin tới bà con thôn Cầu Mơ chúng tôi còn thường xuyên vận động nhân dân ra quân vệ sinh, phát dọn khơi thông các dòng chảy hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi ngập úng xảy ra”.
Là huyện có địa bàn rộng lại bị chia cắt bởi hồ Thác Bà, địa hình nhiều đồi núi, sông, suối nên Yên Bình luôn nằm trong nguy cơ về sạt lở ta luy, lũ ống, lũ quét và ngập úng. Theo rà soát thống kê hiện nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 4 khu vực có nguy cơ ngập lụt, 13 khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, 22 vùng có nguy cơ sạt lở đất đá tập trung ở các xã Tân Nguyên, Phúc An, Hán Đà, Đại Đồng, Phú Thịnh, Bạch Hà, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Long…Trên địa bàn huyện vẫn còn trên 600 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét.
Xác địch công tác phòng chống thiên tại tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm song hành với phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện đã được kiện toàn, tăng cường chỉ đạo các thành viên thường xuyên bám sát địa bàn các xã, thị trấn để đôn đốc cơ sở chủ động triển khai và thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
Nhờ chủ động ứng phó nên thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Bình đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra. Trong 5 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Bình xảy ra 3 đợt mưa bão làm 15 nhà bị tốc mái, gẫy đổ 2,82 ha lúa; 15,74 ha ngô; 2,5 ha keo, chìm 5 lồng nuôi cá ước tính khoảng 1.000 kg; làm chết khoảng 50 con dê từ 6 tháng tuổi trở lên do ngạt nước, sạt lở ta luy gần công trình nhà văn hóa, 300m đường tại khu vực trung tâm xã Thịnh Hưng bị ngập úng, ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Từ thực tiễn công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai gây ra trong những năm qua, bước vào mùa mưa bão năm 2024, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Yên Bình xác định công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để cùng triển khai đối phó. Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo và tổ chức gần 30 lớp tập huấn tại tất cả các xã thị trấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ quét, sạt lở đất và cách phòng tránh cho các cấp chính quyền và người dân nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ công tác chỉ huy, điều hành và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân; chủ động phòng tránh, đối phó hiệu quả với thiên tai.
Đồng chí Phạm Thành Đạt - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: "Thực hiện phương châm phòng là chính, nên công tác chuẩn bị ứng phó với lũ quét, sạt lở đất là khâu hết sức quan trọng. Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất phải cụ thể, chi tiết đến từng thôn, bản, đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế. Khi thiên tai xảy ra, việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là lực lượng xung kích tại chỗ và cơ chế vận hành thống nhất, chỉ huy thống nhất của cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng; cần phải xác định tư tưởng cho người dân biết tự cứu lấy mình trước khi nhà nước đến cứu.
Đặc biệt các lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ lực trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Trong quy hoạch, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, không được làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai nhất là xây dựng các công trình hạ tầng như: Bạt núi, đồi mở đường, làm ngầm, tràn, cầu qua suối làm nhà ở phải đảm bảo ổn định, không tạo thêm nguy cơ sạt trượt; không làm cản trở, ách tắc thoát lũ; các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng khi xây dựng mới phải theo hướng kiên cố, bền vững lâu dài làm nơi sơ tán dân khi cần thiết; các công trình giao thông liên thôn, liên xã khi xây dựng phải đủ rộng, đủ kiên cố, giảm sạt lở để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vừa phục vụ công tác sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố thiên tai xảy ra; không quy hoạch các khu dân cư ở các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Trước mùa mưa lũ tổ chức kiểm tra, rà soát những vị trí mặt cắt bị thu hẹp của tất cả các con suối thuộc khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai để có phương án khơi thông, mở rộng mặt cắt, không để xảy ra tắc nghẽn dòng chảy tạo ra lũ quét đột ngột.
Với sự chuẩn bị chu đáo của chính quyền địa phương, cùng với ý thức chủ động phòng chống bão lũ của người dân, công tác phòng chống bão lũ - tìm kiếm cứu nạn đã và đang được huyện Yên Bình tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở tất cả các địa phương đơn vị, trong tâm là thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: là lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra góp phần ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.
1115 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động phòng chống thiên tai thời gian qua, huyện Yên Bình đã và đang tích cực chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ huyện đến cơ sở để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.Hán Đà là xã có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, trên địa bàn Hán Đà có tới 13 công trình thủy lợi lớn nhỏ, nhiều nhà dân nằm trong nguy cơ sạt lở ta luy và ngập úng. Nhận thức được mối nguy hiểm và mức độ thiệt hại do các đợt mưa to, bão lốc và sạt lở đất gây ra. Anh Phạm Minh Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Hán Đà, huyện Yên Bình cho biết: "Với phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, hàng năm xã Hán Đà đã chủ động củng cố kiện toàn ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các thôn, xây dựng kế hoạch, lập phương án phù hợp với tình hình cụ thể của từng thôn, thường xuyên duy trì nghiêm chế độ thường trực đặc biệt trong các tháng cao điểm. Đặc biệt là thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai để có phương án kiểm tra, theo dõi, cảnh báo. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động ứng cứu. Đặc biệt, khi nhận định nguy hiểm, tình huống cấp bách thì phải kiên quyết di chuyển dân khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Đại Minh là xã có nguy cơ cao về ngập úng của huyện Yên Bình. Để chủ động phòng chống, trước khi có dự báo mưa bão xã đã tiến hành thông báo liên tục trên hệ thống truyền thanh của xã về công điện của cấp trên cũng như phương án phòng chống khi có dự báo mưa bão, cử cán bộ đến từng địa bàn đôn đốc, vận động người dân tập trung, thực hiện các phương án đã chỉ đạo, ra quân phát dọn, khơi thông các khu vực suối, kênh mương. Huy động lực lượng thay phiên trực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức tự phòng tránh trong mùa mưa bão. Chị Trần Thị Nguyên trưởng thôn Cầu Mơ xã Đại Minh huyện Yên Bình chia sẻ: “Với đặc thù là thôn có nguy cơ ngập úng, bên cạnh việc thường xuyên nắm bắt tình hình dự báo thời tiết để thôn tin tới bà con thôn Cầu Mơ chúng tôi còn thường xuyên vận động nhân dân ra quân vệ sinh, phát dọn khơi thông các dòng chảy hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi ngập úng xảy ra”.
Là huyện có địa bàn rộng lại bị chia cắt bởi hồ Thác Bà, địa hình nhiều đồi núi, sông, suối nên Yên Bình luôn nằm trong nguy cơ về sạt lở ta luy, lũ ống, lũ quét và ngập úng. Theo rà soát thống kê hiện nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 4 khu vực có nguy cơ ngập lụt, 13 khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, 22 vùng có nguy cơ sạt lở đất đá tập trung ở các xã Tân Nguyên, Phúc An, Hán Đà, Đại Đồng, Phú Thịnh, Bạch Hà, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Long…Trên địa bàn huyện vẫn còn trên 600 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét.
Xác địch công tác phòng chống thiên tại tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm song hành với phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện đã được kiện toàn, tăng cường chỉ đạo các thành viên thường xuyên bám sát địa bàn các xã, thị trấn để đôn đốc cơ sở chủ động triển khai và thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
Nhờ chủ động ứng phó nên thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Bình đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra. Trong 5 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Bình xảy ra 3 đợt mưa bão làm 15 nhà bị tốc mái, gẫy đổ 2,82 ha lúa; 15,74 ha ngô; 2,5 ha keo, chìm 5 lồng nuôi cá ước tính khoảng 1.000 kg; làm chết khoảng 50 con dê từ 6 tháng tuổi trở lên do ngạt nước, sạt lở ta luy gần công trình nhà văn hóa, 300m đường tại khu vực trung tâm xã Thịnh Hưng bị ngập úng, ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Từ thực tiễn công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai gây ra trong những năm qua, bước vào mùa mưa bão năm 2024, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Yên Bình xác định công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để cùng triển khai đối phó. Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo và tổ chức gần 30 lớp tập huấn tại tất cả các xã thị trấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ quét, sạt lở đất và cách phòng tránh cho các cấp chính quyền và người dân nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ công tác chỉ huy, điều hành và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân; chủ động phòng tránh, đối phó hiệu quả với thiên tai.
Đồng chí Phạm Thành Đạt - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: "Thực hiện phương châm phòng là chính, nên công tác chuẩn bị ứng phó với lũ quét, sạt lở đất là khâu hết sức quan trọng. Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất phải cụ thể, chi tiết đến từng thôn, bản, đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế. Khi thiên tai xảy ra, việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là lực lượng xung kích tại chỗ và cơ chế vận hành thống nhất, chỉ huy thống nhất của cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng; cần phải xác định tư tưởng cho người dân biết tự cứu lấy mình trước khi nhà nước đến cứu.
Đặc biệt các lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ lực trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Trong quy hoạch, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, không được làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai nhất là xây dựng các công trình hạ tầng như: Bạt núi, đồi mở đường, làm ngầm, tràn, cầu qua suối làm nhà ở phải đảm bảo ổn định, không tạo thêm nguy cơ sạt trượt; không làm cản trở, ách tắc thoát lũ; các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng khi xây dựng mới phải theo hướng kiên cố, bền vững lâu dài làm nơi sơ tán dân khi cần thiết; các công trình giao thông liên thôn, liên xã khi xây dựng phải đủ rộng, đủ kiên cố, giảm sạt lở để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vừa phục vụ công tác sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố thiên tai xảy ra; không quy hoạch các khu dân cư ở các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Trước mùa mưa lũ tổ chức kiểm tra, rà soát những vị trí mặt cắt bị thu hẹp của tất cả các con suối thuộc khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai để có phương án khơi thông, mở rộng mặt cắt, không để xảy ra tắc nghẽn dòng chảy tạo ra lũ quét đột ngột.
Với sự chuẩn bị chu đáo của chính quyền địa phương, cùng với ý thức chủ động phòng chống bão lũ của người dân, công tác phòng chống bão lũ - tìm kiếm cứu nạn đã và đang được huyện Yên Bình tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở tất cả các địa phương đơn vị, trong tâm là thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: là lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra góp phần ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.