CTTĐT - Nhằm chủ động ngăn chặn không để bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm, lan truyền diện rộng, gây thiệt hại cho đàn lợn trên địa bàn, huyện Lục Yên đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp với phương châm “phòng bệnh là chính”.
Cán bộ thú y huyện Lục Yên và người dân thôn Nà Kèn - Nặm Trọ xã Lâm Thượng tiến hành tiêu huỷ lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
Tại hộ gia đình ông Vương Duy Hồ, thôn Nà Kèn - Nặm Trọ, chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình đã trống không. Trước đó, đàn lợn 3 con của gia đình đã bị tiêu hủy do phát hiện nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Sau khi tiêu hủy, gia đình ông đã thực hiện ngay các biện pháp khử trùng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát tán, ông Hồ chia sẻ: “Nhận thức được ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy sau khi tiêu huỷ gia đình tôi luôn chú trọng khâu an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định để bảo đảm an toàn trong phòng dịch bệnh”.
Theo thống kê, từ ngày 10/5 đến ngày 27/5/2024, dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện ở các thôn: Nà Kèn - Nặm Trọ, Tông Pắng, Bẻ Chỏi và Chang Pồng. Xảy ra tại 30 hộ đã có 85 con lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh với tổng trọng lượng tiêu hủy 4.520kg. Trước tình hình trên, UBND xã Lâm Thượng đã tăng cường công tác chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể vào cuộc tuyên truyền cho các gia đình, hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn xã tích cực phòng, chống dịch bệnh, trong đó thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch tại các hộ chăn nuôi, khuyến cáo các gia đình chăn nuôi đảm bảo khu chuồng trại thoáng mát, cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng, nguồn nước sạch để lợn phát triển, hạn chế dịch bệnh.
Cùng với các biện pháp chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, Ban chỉ đạo xã còn tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi về xử lý lợn chết, lợn ốm chết đúng nơi quy định, cho các hộ giết mổ ký cam kết không giết mổ lợn ốm, lợn chết, lợn mua ở các vùng có dịch, ông Hoàng Văn Cói - Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng nói: “Chúng tôi cũng đã ban hành thông báo tới các thôn và tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh không dây của xã nhằm nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi. Ngay khi trên địa bàn xã có dịch tả lợn Châu Phi thì chúng tôi cũng đã tập trung khoanh vùng và phun thuốc khử khuẩn nhằm khống chế dịch không lây lan”.
Còn tại xã Mai Sơn, toàn xã có trên 3.600 con lợn, hiện tại các đàn lợn đang phát triển ổn định, không xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên để tránh tư tưởng chủ quan, lơ là UBND xã chỉ đạo các thôn tập trung cao cho công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi cách nhận biết dấu hiệu lợn nhiễm dịch tả lợn, quy trình xử lý khi lợn mắc bệnh, cơ chế hỗ trợ khi lợn mắc bệnh; giúp người dân có thêm kiến thức để chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi… Ông Âu Văn Tình - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Là xã giáp ranh với Lâm Thượng, vì vậy để chủ động phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi, UBND xã Mai Sơn đã và đang tập trung vào công tác tuyên truyền tới các hộ dân không buôn bán, vận chuyển lợn không có nguồn gốc ra vào địa bàn; thường xuyên phun tiêu độc khử trùng tại chuồng trại…”
Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có khoảng 101 nghìn con lợn, để chủ động trong công tác phòng chống dịch, UBND huyện Lục Yên đã ban hành công văn về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện. Theo đó UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát đến từng hộ nuôi lợn, quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, tái đàn lợn; chỉ khuyến khích việc tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang trại chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; báo cáo kịp thời để xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, không để lây lan; chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường làm lây lan dịch bệnh. Tích cực tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức. UBND huyện cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ Dịch vụ và phát triển nông nghiệp huyện chủ động nắm chắc diễn biến dịch bệnh của đàn lợn trên địa bàn huyện, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để sớm phát hiện, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, còn ở diện hẹp. Phối hợp UBND các xã, thị trấn nắm tình hình diễn biến tổng đàn lợn trên địa bàn để có kế hoạch tiêu thụ khi đến thời kỳ xuất bán, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng và người chăn nuôi. Thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên diện rộng, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, cũng như chủ động phương án xử lý, chú trọng chăn nuôi theo hướng an toàn, khép kín từ khâu chọn giống đến bảo quản thức ăn, để đàn lợn phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng./.
972 lượt xem
CTV: Khắc Điệp
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm chủ động ngăn chặn không để bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm, lan truyền diện rộng, gây thiệt hại cho đàn lợn trên địa bàn, huyện Lục Yên đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp với phương châm “phòng bệnh là chính”.Tại hộ gia đình ông Vương Duy Hồ, thôn Nà Kèn - Nặm Trọ, chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình đã trống không. Trước đó, đàn lợn 3 con của gia đình đã bị tiêu hủy do phát hiện nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Sau khi tiêu hủy, gia đình ông đã thực hiện ngay các biện pháp khử trùng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát tán, ông Hồ chia sẻ: “Nhận thức được ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy sau khi tiêu huỷ gia đình tôi luôn chú trọng khâu an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định để bảo đảm an toàn trong phòng dịch bệnh”.
Theo thống kê, từ ngày 10/5 đến ngày 27/5/2024, dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện ở các thôn: Nà Kèn - Nặm Trọ, Tông Pắng, Bẻ Chỏi và Chang Pồng. Xảy ra tại 30 hộ đã có 85 con lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh với tổng trọng lượng tiêu hủy 4.520kg. Trước tình hình trên, UBND xã Lâm Thượng đã tăng cường công tác chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể vào cuộc tuyên truyền cho các gia đình, hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn xã tích cực phòng, chống dịch bệnh, trong đó thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch tại các hộ chăn nuôi, khuyến cáo các gia đình chăn nuôi đảm bảo khu chuồng trại thoáng mát, cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng, nguồn nước sạch để lợn phát triển, hạn chế dịch bệnh.
Cùng với các biện pháp chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, Ban chỉ đạo xã còn tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi về xử lý lợn chết, lợn ốm chết đúng nơi quy định, cho các hộ giết mổ ký cam kết không giết mổ lợn ốm, lợn chết, lợn mua ở các vùng có dịch, ông Hoàng Văn Cói - Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng nói: “Chúng tôi cũng đã ban hành thông báo tới các thôn và tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh không dây của xã nhằm nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi. Ngay khi trên địa bàn xã có dịch tả lợn Châu Phi thì chúng tôi cũng đã tập trung khoanh vùng và phun thuốc khử khuẩn nhằm khống chế dịch không lây lan”.
Còn tại xã Mai Sơn, toàn xã có trên 3.600 con lợn, hiện tại các đàn lợn đang phát triển ổn định, không xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên để tránh tư tưởng chủ quan, lơ là UBND xã chỉ đạo các thôn tập trung cao cho công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi cách nhận biết dấu hiệu lợn nhiễm dịch tả lợn, quy trình xử lý khi lợn mắc bệnh, cơ chế hỗ trợ khi lợn mắc bệnh; giúp người dân có thêm kiến thức để chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi… Ông Âu Văn Tình - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Là xã giáp ranh với Lâm Thượng, vì vậy để chủ động phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi, UBND xã Mai Sơn đã và đang tập trung vào công tác tuyên truyền tới các hộ dân không buôn bán, vận chuyển lợn không có nguồn gốc ra vào địa bàn; thường xuyên phun tiêu độc khử trùng tại chuồng trại…”
Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có khoảng 101 nghìn con lợn, để chủ động trong công tác phòng chống dịch, UBND huyện Lục Yên đã ban hành công văn về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện. Theo đó UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát đến từng hộ nuôi lợn, quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, tái đàn lợn; chỉ khuyến khích việc tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang trại chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; báo cáo kịp thời để xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, không để lây lan; chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường làm lây lan dịch bệnh. Tích cực tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức. UBND huyện cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ Dịch vụ và phát triển nông nghiệp huyện chủ động nắm chắc diễn biến dịch bệnh của đàn lợn trên địa bàn huyện, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để sớm phát hiện, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, còn ở diện hẹp. Phối hợp UBND các xã, thị trấn nắm tình hình diễn biến tổng đàn lợn trên địa bàn để có kế hoạch tiêu thụ khi đến thời kỳ xuất bán, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng và người chăn nuôi. Thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên diện rộng, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, cũng như chủ động phương án xử lý, chú trọng chăn nuôi theo hướng an toàn, khép kín từ khâu chọn giống đến bảo quản thức ăn, để đàn lợn phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng./.