CTTĐT - Xác định số hoá trong lĩnh vực nông nghiệp là xu thế tất yếu, tỉnh Yên Bái đã chú trọng chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương
Thực hiện công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập được tổ chuyển đổi số cộng đồng. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Trung tâm Chuyển đổi số trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% các đơn vị xã, phường, thị trấn có băng thông rộng cáp quang; sóng 4G được phủ sóng đến 94% dân số. Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,7%.
Riêng đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển đổi số, công nghệ thông tin giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; lựa chọn được giống và vật tư nông nghiệp một cách dễ dàng. Công nghệ thông tin cũng giúp tự động hóa, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giúp kiểm soát minh bạch hơn về quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp.
Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ cấp 50 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ đã nâng cao giá trị, thương hiệu góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tin dùng như: Gạo Mường Lò, Măng tre Bát độ, Mật ong Mù Cang Chải, Ba ba gai Văn Chấn, gạo nếp Tú Lệ, chè Shan tuyết Suối Giàng; Bưởi Khả Lĩnh, các sản phẩm từ quế…
Cùng với đó, xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó cũng ban hành nhiều cơ chế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đưa các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ người dân lập các kênh bán hàng online trên các trang mạng chính thống như Facebook; Tiktok...
Việc xây dựng, quản lý và cấp mã số vùng trồng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo. Đến nay, tỉnh đã cấp được 89 mã số vùng trồng trong đó có 41 mã số phục vụ xuất khẩu và 48 mã số phục vụ tiêu thụ nội địa.
Việc xây dựng, quản lý và cấp mã số vùng trồng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo
Trong các lĩnh vực chuyên ngành, đã có nhiều giải pháp chuyển đổi số được áp dụng như: Hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Thác Bà; hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai; sử dụng, vận hành trạm thu ảnh viễn thám MODIS để phát hiện cảnh báo và thông tin điểm cháy đến các chủ rừng; triển khai cập nhật cở sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phần mềm. 100% thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch điện tử khác…
Trong sản xuất của các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông hộ, đã có những giải pháp chuyển đổi số được áp dụng như: Hệ thống tưới nước tự động; hệ thống máng ăn, uống nước tự động; theo dõi, quản lý giám sát chăn nuôi bằng hệ thống camera…
Triển khai một số nền tảng phát triển kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bền vững. Hỗ trợ cập nhật, đăng tải đưa trên 4.850 lượt sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn với trên 8.700 đơn hàng. Tổng hợp, tuyên truyền về các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Thời gian tới tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp với chủ thể là người nông dân; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xuất xứ vùng trồng...; tiếp tục triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, thực hiện việc đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025. Nhằm mục tiêu, thông qua chuyển đổi số sẽ giúp toàn ngành nông nghiệp, các hộ nông dân, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 tăng 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
1614 lượt xem
CTV: Thành Trung
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định số hoá trong lĩnh vực nông nghiệp là xu thế tất yếu, tỉnh Yên Bái đã chú trọng chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý sản xuất nông nghiệp.Thực hiện công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập được tổ chuyển đổi số cộng đồng. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Trung tâm Chuyển đổi số trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% các đơn vị xã, phường, thị trấn có băng thông rộng cáp quang; sóng 4G được phủ sóng đến 94% dân số. Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,7%.
Riêng đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển đổi số, công nghệ thông tin giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; lựa chọn được giống và vật tư nông nghiệp một cách dễ dàng. Công nghệ thông tin cũng giúp tự động hóa, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giúp kiểm soát minh bạch hơn về quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp.
Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ cấp 50 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ đã nâng cao giá trị, thương hiệu góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tin dùng như: Gạo Mường Lò, Măng tre Bát độ, Mật ong Mù Cang Chải, Ba ba gai Văn Chấn, gạo nếp Tú Lệ, chè Shan tuyết Suối Giàng; Bưởi Khả Lĩnh, các sản phẩm từ quế…
Cùng với đó, xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó cũng ban hành nhiều cơ chế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đưa các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ người dân lập các kênh bán hàng online trên các trang mạng chính thống như Facebook; Tiktok...
Việc xây dựng, quản lý và cấp mã số vùng trồng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo. Đến nay, tỉnh đã cấp được 89 mã số vùng trồng trong đó có 41 mã số phục vụ xuất khẩu và 48 mã số phục vụ tiêu thụ nội địa.
Việc xây dựng, quản lý và cấp mã số vùng trồng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo
Trong các lĩnh vực chuyên ngành, đã có nhiều giải pháp chuyển đổi số được áp dụng như: Hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Thác Bà; hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai; sử dụng, vận hành trạm thu ảnh viễn thám MODIS để phát hiện cảnh báo và thông tin điểm cháy đến các chủ rừng; triển khai cập nhật cở sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phần mềm. 100% thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch điện tử khác…
Trong sản xuất của các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông hộ, đã có những giải pháp chuyển đổi số được áp dụng như: Hệ thống tưới nước tự động; hệ thống máng ăn, uống nước tự động; theo dõi, quản lý giám sát chăn nuôi bằng hệ thống camera…
Triển khai một số nền tảng phát triển kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bền vững. Hỗ trợ cập nhật, đăng tải đưa trên 4.850 lượt sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn với trên 8.700 đơn hàng. Tổng hợp, tuyên truyền về các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Thời gian tới tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp với chủ thể là người nông dân; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xuất xứ vùng trồng...; tiếp tục triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, thực hiện việc đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025. Nhằm mục tiêu, thông qua chuyển đổi số sẽ giúp toàn ngành nông nghiệp, các hộ nông dân, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 tăng 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.