Là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, nhiều suối, sông... mùa mưa lũ hàng năm, tỉnh Yên Bái đều hứng chịu nhiều thiệt hại, nhất là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Nhằm giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay, các ngành, địa phương, đơn vị ở Yên Bái hiện đang tăng cường nhiều giải pháp tích cực.
Ngành điện khắc phục sự cố do mưa bão ở huyện Mù Cang Chải.
Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, dân cư sống phân tán theo các khe suối, hoặc rải rác trên các triền đồi dốc… nên thường bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất.
Trong mùa mưa lũ năm nay, để phòng tránh và ứng cứu kịp thời, hiệu quả các tình huống lũ quét, sạt lở có thể xảy ra, ngoài việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các cấp ngay từ đầu mùa mưa bão, các xã, thị trấn trong huyện còn luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm của các tổ, đội ứng phó nhanh với thiên tai, mà lực lượng nòng cốt là Dân quân, Công an xã, Đoàn thanh niên, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn…
Ông Giàng A Gư, Trưởng thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cho biết: "Ở đây mỗi khi có dự báo sắp có mưa lũ thì chúng tôi cử đội phòng chống thiên tai của thôn bản đi báo hoặc tuyên truyền trên loa phóng, loa cầm tay để bà con nhận biết không đi nương rẫy, không ngủ lại ở đó mà phải về nhà ngủ, hoặc sắp có mưa lớn thì không được đi xa nhà".
Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, bao quanh là đồi núi; đồng thời là nơi có nhiều con suối lớn chảy qua, như suối Nậm Đông, Ngòi Nhì, suối Xuân, suối Nậm Tộc… nên thường chịu ảnh hưởng bởi cả 4 loại hình thiên tai là ngập lụt, dông lốc, lũ quét và sạt lở đất.
Nhằm chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn trong mùa mưa lũ năm nay, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó xác định rõ các khu vực trọng yếu cần đề phòng như nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt, lũ quét; xác định các khu vực có khả năng tập kết khi có thiên tai xảy ra. Song song với đó là luôn chủ động dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ đến người dân.
Ông Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: "Căn cứ trên thông tin dự báo của Trung ương cũng như của tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ sẽ chỉ đạo trực tiếp tới các xã, phường, các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai của thị xã để thông tin, cảnh báo đến người dân qua Đài Truyền thanh – Truyền hình của thị xã, cũng như qua các nhóm zalo để người dân chủ động phòng tránh. Cùng với thông tin, chúng tôi sẽ có các đoàn đi kiểm tra, nhắc nhở đối với công tác phòng chống thiên tai tại cơ sở".
Với hệ thống trên 9.000 km giao thông đường bộ, bao gồm cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã… Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền các địa phương chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị; xây dựng phương án phân luồng, khắc phục sự cố... nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Ông Bùi Quốc Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng đường bộ I - đơn vị được giao quản lý, bảo trì, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trọng yếu ở phía Tây tỉnh Yên Bái như quốc lộ 32, 37 và tỉnh lộ 174 cho biết: "Chúng tôi đã có sự chuẩn bị máy xúc, ô tô, đá hộc, rọ thép… khi xảy ra ách tắc, chúng tôi có thể triển khai được ngay. Sau đó căn cứ vào khối lượng, nếu thấy cần bổ sung máy móc, thiết bị thì sẽ điều từ nơi gần nhất đến để tăng cường, để làm sao đảm bảo an toàn giao thông nhanh nhất và tốt nhất".
Về phía ngành điện Yên Bái, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong mùa mưa bão, Điện Lực Yên Bái đã thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu nguy cơ mất an toàn như Trạm biến áp, lưới điện trung hạ thế; kiểm tra, bổ sung thiết bị thông tin liên lạc; lập danh sách, bản đồ các vị trí, khu vực nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cùng với đó là sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị... để nhanh chóng khắc phục các tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Đình Phú, Giám đốc Điện lực khu vực Nghĩa Lộ - đơn vị đảm bảo cấp điện an toàn cho thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu cho biết: "Để đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão và cũng là mùa nắng nóng, chúng tôi đã tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất đường dây, trạm biến áp để kịp thời phát hiện kịp thời các khiếm khuyết. Tăng cường phát dọn hành lang lưới tuyến, đảm bảo không để cây cối có khả năng đổ vào đường dây khi xảy ra bão, lốc, mưa to. Chúng tôi cũng chuẩn bị các phương án dự phòng, đảm bảo cấp điện sớm nhất cho khách hàng sau xảy ra sự cố".
Với sự chủ động và tăng cường triển khai các giải pháp tích cực, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay.
920 lượt xem
Theo VOV
Là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, nhiều suối, sông... mùa mưa lũ hàng năm, tỉnh Yên Bái đều hứng chịu nhiều thiệt hại, nhất là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Nhằm giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay, các ngành, địa phương, đơn vị ở Yên Bái hiện đang tăng cường nhiều giải pháp tích cực.Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, dân cư sống phân tán theo các khe suối, hoặc rải rác trên các triền đồi dốc… nên thường bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất.
Trong mùa mưa lũ năm nay, để phòng tránh và ứng cứu kịp thời, hiệu quả các tình huống lũ quét, sạt lở có thể xảy ra, ngoài việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các cấp ngay từ đầu mùa mưa bão, các xã, thị trấn trong huyện còn luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm của các tổ, đội ứng phó nhanh với thiên tai, mà lực lượng nòng cốt là Dân quân, Công an xã, Đoàn thanh niên, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn…
Ông Giàng A Gư, Trưởng thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cho biết: "Ở đây mỗi khi có dự báo sắp có mưa lũ thì chúng tôi cử đội phòng chống thiên tai của thôn bản đi báo hoặc tuyên truyền trên loa phóng, loa cầm tay để bà con nhận biết không đi nương rẫy, không ngủ lại ở đó mà phải về nhà ngủ, hoặc sắp có mưa lớn thì không được đi xa nhà".
Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, bao quanh là đồi núi; đồng thời là nơi có nhiều con suối lớn chảy qua, như suối Nậm Đông, Ngòi Nhì, suối Xuân, suối Nậm Tộc… nên thường chịu ảnh hưởng bởi cả 4 loại hình thiên tai là ngập lụt, dông lốc, lũ quét và sạt lở đất.
Nhằm chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn trong mùa mưa lũ năm nay, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó xác định rõ các khu vực trọng yếu cần đề phòng như nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt, lũ quét; xác định các khu vực có khả năng tập kết khi có thiên tai xảy ra. Song song với đó là luôn chủ động dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ đến người dân.
Ông Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: "Căn cứ trên thông tin dự báo của Trung ương cũng như của tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ sẽ chỉ đạo trực tiếp tới các xã, phường, các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai của thị xã để thông tin, cảnh báo đến người dân qua Đài Truyền thanh – Truyền hình của thị xã, cũng như qua các nhóm zalo để người dân chủ động phòng tránh. Cùng với thông tin, chúng tôi sẽ có các đoàn đi kiểm tra, nhắc nhở đối với công tác phòng chống thiên tai tại cơ sở".
Với hệ thống trên 9.000 km giao thông đường bộ, bao gồm cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã… Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền các địa phương chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị; xây dựng phương án phân luồng, khắc phục sự cố... nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Ông Bùi Quốc Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng đường bộ I - đơn vị được giao quản lý, bảo trì, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trọng yếu ở phía Tây tỉnh Yên Bái như quốc lộ 32, 37 và tỉnh lộ 174 cho biết: "Chúng tôi đã có sự chuẩn bị máy xúc, ô tô, đá hộc, rọ thép… khi xảy ra ách tắc, chúng tôi có thể triển khai được ngay. Sau đó căn cứ vào khối lượng, nếu thấy cần bổ sung máy móc, thiết bị thì sẽ điều từ nơi gần nhất đến để tăng cường, để làm sao đảm bảo an toàn giao thông nhanh nhất và tốt nhất".
Về phía ngành điện Yên Bái, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong mùa mưa bão, Điện Lực Yên Bái đã thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu nguy cơ mất an toàn như Trạm biến áp, lưới điện trung hạ thế; kiểm tra, bổ sung thiết bị thông tin liên lạc; lập danh sách, bản đồ các vị trí, khu vực nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cùng với đó là sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị... để nhanh chóng khắc phục các tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Đình Phú, Giám đốc Điện lực khu vực Nghĩa Lộ - đơn vị đảm bảo cấp điện an toàn cho thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu cho biết: "Để đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão và cũng là mùa nắng nóng, chúng tôi đã tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất đường dây, trạm biến áp để kịp thời phát hiện kịp thời các khiếm khuyết. Tăng cường phát dọn hành lang lưới tuyến, đảm bảo không để cây cối có khả năng đổ vào đường dây khi xảy ra bão, lốc, mưa to. Chúng tôi cũng chuẩn bị các phương án dự phòng, đảm bảo cấp điện sớm nhất cho khách hàng sau xảy ra sự cố".
Với sự chủ động và tăng cường triển khai các giải pháp tích cực, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay.