CTTĐT - Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Dương Kim Vượng ở thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên không chỉ là người tích cực truyền dạy chữ viết Nôm - Dao văn hóa dân tộc cho con em đồng bào Dao, mà ông còn là “nhịp cầu” gắn kết ý Đảng, lòng dân.
Ông Dương Kim Vượng trao đổi kiến thức pháp luật với anh Triệu Tiến Hòa
Sinh ra và lớn lên tại xã Y Can, trước khi nghỉ hưu năm 2018 ông Dương Kim Vượng từng là Bí thư Đảng ủy xã, chính vì vậy ông là người rõ nhất sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao. Chính vì vậy, nhiều năm nay ông Dương Kim Vượng đều say mê với việc bảo tồn tiếng nói, chữ của dân tộc mình.
Ông Vượng cho biết: “Dân tộc Dao ở Y Can huyện Trấn Yên có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tiếng nói, chữ viết riêng. Tuy nhiên, theo thời gian, tiếng nói, chữ viết của người Dao nơi đây đang bị mai một. Với nguyện vọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản địa, năm 2015 tôi có tham gia Chương trình “Bảo tồn tri thức bản địa của Trumg tâm CSDM” của Tổng cục Địa chất Việt Nam, đồng thời tham gia lớp đào tạo tiếng nói – chữ viết dân tộc thiểu số tại Khoa Ngôn ngữ của Trường Đại học Hồng Đức. Tại đây, tôi được đào tạo kỹ năng, ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa dân tộc Dao”.
Từ kiến thức được học, được các cơ quan chức năng cho phép, ông đã mở nhiều lớp truyền dạy cho trên 300 người dân trong thôn, các địa phương trong huyện, trong tỉnh biết đọc, viết chữ Nôm Dao cổ, những phong tục tập quán… của dân tộc Dao. Bằng phương pháp “truyền khẩu” và “cầm tay chỉ từng động tác”. Lớp chữ Nôm Dao của “thầy giáo” Dương Kim Vượng rất đơn giản với một chiếc bảng đen, phấn trắng tại nhà văn hóa thôn. Đến lớp học viên chỉ cần chuẩn bị bút, vở, còn giáo trình sẽ được thầy photo cho mỗi người một quyển. Đến nay, hầu hết mọi người đều am hiểu rõ về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục của người Dao và có thể truyền dạy các tri thức của người Dao cho những người xung quanh.
Ông Dương Kim Vượng tích cực bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Dao
Đặc biệt, trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp 4.0, việc bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng khó hơn, bởi mạng xã hội rất đa dạng thông tin, bao gồm cả những thông tin xấu, độc. Học và làm theo Bác, quá trình sinh hoạt tại thôn và thông qua các lớp học, ông Vượng đều tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng. Vẫn theo lời của ông Dương Kim Vượng thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên: “Qua các lớp dạy chữ Nôm Dao, tôi thấy nhận thức về các mặt đời sống xã hội không đồng đều, nhất là các thông tin trên mạng xã hội, các thông tin dư luận ngoài xã hội. Tôi đã tuyên truyền giải thích cho đồng bào phân biệt những thông tin chính thống, không nghe những thông tin xấu độc, loại bỏ những mê tín dị đoan, nhất là những tà đạo. Vì cùng là người Dao nên đồng bào rất tin tưởng và nghe theo”.
Qua trao đổi với nhiều người đã từng tham gia lớp học của ông Vượng, mọi người đểu có chung cảm nhận: “Lớp học của thầy Vượng mở ra, nhân dân trong thôn ai cũng vui mừng, phấn khởi bởi giúp tôi cũng như các thế hệ con cháu trong cộng đồng người Dao được học chữ, học được những lễ nghi, phong tục tập quán của ông cha. Việc học chữ Nôm Dao là để hiểu về nhân nghĩa để bên trong không làm tổn thương nhân phẩm con người, ngoài không hại đến vật, trên không phạm trời, trần gian không phạm người. Anh em biết giữ chừng mực, hòa khí, thấu hiểu triết lý đời sống, khi đó người ta sẽ tự giác không phạm đến các tệ nạn xã hội. Người học chữ Dao tốt sẽ tự mình nhận biết lẽ sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhân đạo với mọi người”.
Ngoài việc dành thời gian để truyền dạy tiếng nói, chữ viết Nôm Dao, ông Vượng còn tranh thủ giảng giải những chủ trương của Đảng và Nhà nước tới bà con, với mong muốn mọi người, mọi nhà sống chan hòa, hạnh phúc, cùng nhau loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, không nghe và làm theo các thôn tin không chính thống… Anh Triệu Tiến Hòa, người từng tham gia lớp học chữ Nôm Dao của ông Vượng nói: “Ông Vượng là người rất có uy tín trong cộng đồng dân cư, không chỉ truyền dạy tiếng nói, chữ viết Nôm Dao, ông còn định hướng dư luận tốt, tích cực tham gia góp ý, xây dựng chi bộ, khu dân cư ngày một tốt hơn. Người dân chúng tôi rất tôn trọng và quý mến ông”.
Không chỉ là người tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, ông Vượng còn gương mẫu trong mọi hoạt động của thôn An Phú. Ông cùng chi bộ, ban công tác mặt trận thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh nông thôn… Góp phần để thôn An Phú đạt thôn NTM năm 2017, thôn NTM kiểu mẫu năm 2022. Hiện thôn còn 1 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,4% hộ nghèo, cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 54 triệu đồng/người/năm, và đây là thôn có mức thu nhập bình quân cao thứ 2 của xã Y Can. Ông Nguyễn Huy Trình - Bí thư Đảng ủy xã Y Can đã nhận xét về ông Dương Kim Vượng: “Ông Vượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao, ngoài việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ông còn là nhân tố tích cực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thông qua việc tuyên truyền tới bà con nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương để bà con thực hiện và làm theo. Cùng với đó, ông còn thông tin cho bà con những thông tin xấu độc, những hình thức chống phá Đảng, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch… để từ đó giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, xây dựng những gia đình, cộng đồng hạnh phúc và phát triển”.
Năm nay ông Dương Kim Vượng đã gần 70 tuổi, nhưng nhớ lời Bác dăn dạy “Còn sức còn cống hiến”, ông Vượng khẳng định: “Tiếp tục tâm huyết trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đó cũng là niềm vui được cống hiến sức mình để gìn giữ, lưu truyền nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Dao, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay”.
Trước sự thay đổi không ngừng của đời sống xã hội, văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, thì những người như ông Dương Kim Vượng – thôn An Phú xã Y Can chính là nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; được ví như những “kho sách sống” rất đáng trân trọng cho thế hệ mai sau, đồng thời bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản thân ông Dương Kim Vượng được tặng nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, giấy khen các cấp về bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc/.
1235 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Dương Kim Vượng ở thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên không chỉ là người tích cực truyền dạy chữ viết Nôm - Dao văn hóa dân tộc cho con em đồng bào Dao, mà ông còn là “nhịp cầu” gắn kết ý Đảng, lòng dân. Sinh ra và lớn lên tại xã Y Can, trước khi nghỉ hưu năm 2018 ông Dương Kim Vượng từng là Bí thư Đảng ủy xã, chính vì vậy ông là người rõ nhất sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao. Chính vì vậy, nhiều năm nay ông Dương Kim Vượng đều say mê với việc bảo tồn tiếng nói, chữ của dân tộc mình.
Ông Vượng cho biết: “Dân tộc Dao ở Y Can huyện Trấn Yên có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tiếng nói, chữ viết riêng. Tuy nhiên, theo thời gian, tiếng nói, chữ viết của người Dao nơi đây đang bị mai một. Với nguyện vọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản địa, năm 2015 tôi có tham gia Chương trình “Bảo tồn tri thức bản địa của Trumg tâm CSDM” của Tổng cục Địa chất Việt Nam, đồng thời tham gia lớp đào tạo tiếng nói – chữ viết dân tộc thiểu số tại Khoa Ngôn ngữ của Trường Đại học Hồng Đức. Tại đây, tôi được đào tạo kỹ năng, ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa dân tộc Dao”.
Từ kiến thức được học, được các cơ quan chức năng cho phép, ông đã mở nhiều lớp truyền dạy cho trên 300 người dân trong thôn, các địa phương trong huyện, trong tỉnh biết đọc, viết chữ Nôm Dao cổ, những phong tục tập quán… của dân tộc Dao. Bằng phương pháp “truyền khẩu” và “cầm tay chỉ từng động tác”. Lớp chữ Nôm Dao của “thầy giáo” Dương Kim Vượng rất đơn giản với một chiếc bảng đen, phấn trắng tại nhà văn hóa thôn. Đến lớp học viên chỉ cần chuẩn bị bút, vở, còn giáo trình sẽ được thầy photo cho mỗi người một quyển. Đến nay, hầu hết mọi người đều am hiểu rõ về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục của người Dao và có thể truyền dạy các tri thức của người Dao cho những người xung quanh.
Ông Dương Kim Vượng tích cực bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Dao
Đặc biệt, trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp 4.0, việc bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng khó hơn, bởi mạng xã hội rất đa dạng thông tin, bao gồm cả những thông tin xấu, độc. Học và làm theo Bác, quá trình sinh hoạt tại thôn và thông qua các lớp học, ông Vượng đều tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng. Vẫn theo lời của ông Dương Kim Vượng thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên: “Qua các lớp dạy chữ Nôm Dao, tôi thấy nhận thức về các mặt đời sống xã hội không đồng đều, nhất là các thông tin trên mạng xã hội, các thông tin dư luận ngoài xã hội. Tôi đã tuyên truyền giải thích cho đồng bào phân biệt những thông tin chính thống, không nghe những thông tin xấu độc, loại bỏ những mê tín dị đoan, nhất là những tà đạo. Vì cùng là người Dao nên đồng bào rất tin tưởng và nghe theo”.
Qua trao đổi với nhiều người đã từng tham gia lớp học của ông Vượng, mọi người đểu có chung cảm nhận: “Lớp học của thầy Vượng mở ra, nhân dân trong thôn ai cũng vui mừng, phấn khởi bởi giúp tôi cũng như các thế hệ con cháu trong cộng đồng người Dao được học chữ, học được những lễ nghi, phong tục tập quán của ông cha. Việc học chữ Nôm Dao là để hiểu về nhân nghĩa để bên trong không làm tổn thương nhân phẩm con người, ngoài không hại đến vật, trên không phạm trời, trần gian không phạm người. Anh em biết giữ chừng mực, hòa khí, thấu hiểu triết lý đời sống, khi đó người ta sẽ tự giác không phạm đến các tệ nạn xã hội. Người học chữ Dao tốt sẽ tự mình nhận biết lẽ sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhân đạo với mọi người”.
Ngoài việc dành thời gian để truyền dạy tiếng nói, chữ viết Nôm Dao, ông Vượng còn tranh thủ giảng giải những chủ trương của Đảng và Nhà nước tới bà con, với mong muốn mọi người, mọi nhà sống chan hòa, hạnh phúc, cùng nhau loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, không nghe và làm theo các thôn tin không chính thống… Anh Triệu Tiến Hòa, người từng tham gia lớp học chữ Nôm Dao của ông Vượng nói: “Ông Vượng là người rất có uy tín trong cộng đồng dân cư, không chỉ truyền dạy tiếng nói, chữ viết Nôm Dao, ông còn định hướng dư luận tốt, tích cực tham gia góp ý, xây dựng chi bộ, khu dân cư ngày một tốt hơn. Người dân chúng tôi rất tôn trọng và quý mến ông”.
Không chỉ là người tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, ông Vượng còn gương mẫu trong mọi hoạt động của thôn An Phú. Ông cùng chi bộ, ban công tác mặt trận thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh nông thôn… Góp phần để thôn An Phú đạt thôn NTM năm 2017, thôn NTM kiểu mẫu năm 2022. Hiện thôn còn 1 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,4% hộ nghèo, cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 54 triệu đồng/người/năm, và đây là thôn có mức thu nhập bình quân cao thứ 2 của xã Y Can. Ông Nguyễn Huy Trình - Bí thư Đảng ủy xã Y Can đã nhận xét về ông Dương Kim Vượng: “Ông Vượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao, ngoài việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ông còn là nhân tố tích cực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thông qua việc tuyên truyền tới bà con nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương để bà con thực hiện và làm theo. Cùng với đó, ông còn thông tin cho bà con những thông tin xấu độc, những hình thức chống phá Đảng, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch… để từ đó giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, xây dựng những gia đình, cộng đồng hạnh phúc và phát triển”.
Năm nay ông Dương Kim Vượng đã gần 70 tuổi, nhưng nhớ lời Bác dăn dạy “Còn sức còn cống hiến”, ông Vượng khẳng định: “Tiếp tục tâm huyết trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đó cũng là niềm vui được cống hiến sức mình để gìn giữ, lưu truyền nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Dao, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay”.
Trước sự thay đổi không ngừng của đời sống xã hội, văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, thì những người như ông Dương Kim Vượng – thôn An Phú xã Y Can chính là nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; được ví như những “kho sách sống” rất đáng trân trọng cho thế hệ mai sau, đồng thời bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản thân ông Dương Kim Vượng được tặng nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, giấy khen các cấp về bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc/.